Maserati Boomerang – Siêu xe concept cực ngầu nhưng tiếc là không được thương mại hóa
Cho tới tận ngày hôm nay, không ít người vẫn cảm thấy nuối tiếc khi Maserati Boomerang đã không được đưa vào sản xuất thương mại hóa rộng rãi.
Có tồn tại một cảm xúc gì đó đặc biệt buồn khi biết rằng một mẫu xe concept đẹp đẽ không bao giờ có cơ hội được đưa vào sản xuất hàng loạt. Đặc biệt là khi chiếc xe đó còn giống như mẫu xe bay trong bộ phim viễn tưởng “Blade Runner 2049.” Và đó là trường hợp đáng thương tiếc của mẫu Maserati Boomerang 1972.
Maserati Boomerang 1972
Mẫu concept đẹp mắt này đã được thiết kế bởi Giorgetto Giugiario, người nổi tiếng với những thiết kế xe concept phi thường nhưng hiếm khi trở thành xe thương mại. Nó đã được chế tạo trong vai trò một mẫu xe trưng bày cho Triển lãm Ô tô Turin 1971. Và bởi chỉ để trưng bày, chiếc xe đã không hề động cơ hoặc bất cứ phụ tùng cần thiết nào để khiến nó có thể chạy được, ngoại trừ bộ lốp xe.
Nhưng với đường nét thiết kế lạ mắt và hướng tới một tương lai xa, mọi người tham gia triển lãm năm đó đã nhanh chóng bị Maserati Boomerang thu hút và mong muốn nhiều hơn những gì được nhìn thấy. Người ta đã muốn thấy tác phẩm nghệ thuật này chạy trên đường phố, chứ không chỉ bày trong một showroom. Suy cho cùng, những chiếc xe trông đẹp mới chỉ là một nửa trò vui mà thôi.
Nhà sản xuất Maserati đã lắng nghe theo lời thỉnh cầu. Họ đã lấy động cơ V8, dung tích 4.7 lít, 310 mã lực từ một chiếc Maserati Bora và nhét nó vào chiếc Boomerang bóng mượt để kịp thời gian tham dự Triển lãm Ô tô Geneva 1972. Mọi người đã vui đến nghẹn ngào.
Maserati Boomerang 1972 có cửa kính nhìn xuyên vào bên trong
Video đang HOT
Chiếc xe này là sự kết hợp của những cạnh sắc và hình nêm mà đã trở thành một nét đặc trưng trên các mẫu xe thể thao nổi tiếng trong suốt thập kỷ đó – đặc biệt là trong các tác phẩm của Guigiario. Sự thực rằng các cánh cửa của Boomerang có thể nhìn xuyên qua đồng nghĩa bạn cũng phải trông thật bảnh bao khi đưa xe đi lượn vài vòng – nhưng nó cũng có thể là một ưu điểm để phô trương nội thất bên trong.
Trong năm 2015, Maserati Boomerang đã được bán đấu giá lên tới 3,7 triệu USD, và nội thất của nó quả thật là làm người mê mẩn. Những chiếc ghế bọc da màu tối của xe thật lộng lẫy và là một điểm đáng giá của riêng chúng, nhưng tất cả bảng đồng hồ trên mặt táp lô đều được chứa đựng ở trung tâm của vô lăng mới là một chi tiết cực ngầu mà khó ai có thể nghĩ ra nổi.
Vô lăng tích hợp bảng đồng hồ ở giữa của Maserati Boomerang 1972
Cũng như đa phần chiếc xe đặc biệt sang chảnh khác, cỗ máy tuyệt tác này đã qua tay một vài lần. Nó đã được bán ở triển lãm Barcelona năm 1972 cho tới năm 1980, khi một người Đức mê Maserati mua lại nó. Nó đã rơi vào tình trạng không sửa chữa ở đó, và sau 10 năm phục chế, nó đã xuất hiện ở Paris. Huyền thoại Giugiario đã góp một tay trong chuyện này, và ông ấy đã bổ sung chữ ký vào tấm ốp phía sau của xe.
Trong năm 2002, nó đã được bán lại và tân trang thêm một lần nữa, bởi chủ nhân đã quyết định muốn nó sẵn sàng đi trên đường. Sau đó, nó đã trải qua nhiều người bán tư nhân khác nhau và chẳng thể biết chính là đã được mua đi bán lại đến bao lần nữa.
Duy Thành
Theo tin xe
Super Cruise của Cadillac là hệ thống lái bán tự động tốt hơn Autopilot dựa theo Consumer Reports
Nổi tiếng nhất không có nghĩa là tốt nhất, đó là trường hợp đối với hệ thống lái bán tự động Autopilot khi mang ra so sánh cùng Super Cruise.
Ở thời điểm hiện tại, Autopilot của Tesla có thể là hệ thống lái bán tự động nổi tiếng nhất, nhưng nghiên cứu của cơ sở nghiên cứu nổi tiếng Consumer Reports (CR) nói rằng nó không phải là hệ thống tốt nhất trên thị trường.
Trong bảng xếp hạng công nghệ bán tự lái đầu tiên mới được phát hành bởi CR, Super Cruise của Cadillac đã vinh dự đứng vị trí thứ nhất khi nó đã nhận được đánh giá tốt, có đủ tính năng và là một trong những hệ thống chủ động nhất trong việc đảm bảo tài xế đang chú ý tới chuyện lái xe.
Super Cruise của Cadillac được Consumer Reports đánh giá là hệ thống lái bán tự động tốt nhất trên thị trường
Trong nghiên cứu của mình, Consumer Reports đã tập trung lên một số yếu tố khác nhau bao gồm các hệ thống có khả năng đến đâu. Cụ thể, tổ chức nghiên cứu đã nhìn xem "các chiếc xe đã chạy ở giữa làn đường tốt tới đâu, chúng thường phạm vạch phân làn đến đâu và chúng vượt qua vạch phân làn bao nhiêu lần." Đồng thời, những người thử nghiệm còn chú ý xem chiếc xe có khả năng kiểm soát tốc độ tốt không và xử lý tình trạng giao thông đông đúc luôn phải dừng và đi như thế nào.
Autopilot và Super Cruise đã được nhận định là tốt nhất khi chúng có thể "đáng tin cậy giữ phương tiện ở trung tâm làn đường trong vài km một lúc." ProPilot Assist của Nissan và Pilot Assist của Volvo đã không thể làm tốt như thế bởi hai hệ thống này đã gặp vấn đề trên các đoạn đường cong và đường đồi. Consumer Reports cũng nói rằng các mẫu xe được trang bị với những hệ thống này đã thường xuyên rời khỏi làn đường.
Super Cruise được đánh giá cao nhờ khả năng xử lý tốt và an toàn
Bên cạnh đó, Autopilot còn được đánh giá là dễ sử dụng nhất, trong khi Super Cruise có khả năng nhận diện tốt nhất nên nó cũng có thể được sử dụng an toàn. Chuyện này có thể là bởi sự thực rằng Super Cruise chỉ có thể sử dụng trên đường cao tốc đã được đưa vào hệ thống bản đồ bởi General Motors.
Các chuyên gia đã quan tâm nhiều tới chuyện các hệ thống có thể giữ tài xế chú ý tới thế nào khi nguyên cứu mới phát hành cho thấy rằng con người có thể trở nên quá ỷ lại vào công nghệ và không chú ý đủ tới môi trường xung quanh họ. Trên thực tế, chúng ta đã từng thấy nhiều vụ tai nạn xảy ra gần đây có nguyên nhân liên quan tới vấn đề này, vậy nên các hệ thống lái bán tự động có thể đảm bảo tài xế vẫn tập trung là một điều quan trọng.
Đây là chỗ Super Cruise của Cadillac có lợi thế bởi hệ thống này sử dụng mọt camera để theo dõi cử động mắt của tài xế. Nếu hệ thống phát hiện tài xế đang không tập trung, nó có thể cảnh báo họ bằng cách nháy đèn đỏ, kêu âm thanh cảnh báo và rung ghế tài xế.
Đánh giá 4 hệ thống lái bán tự động của Consumer Reports
Chốt lại kết quả, Consumer Reports xếp hạng Super Cruise đứng đầu, trong khi Autopilot đứng thứ hai. Nissan và ProPilot Assist ở thứ ba và Pilot Assist của Volvo đã về chót bảng. Trong đó, Pilot Assist đã bị "đập tơi tả" vì có khả năng xử lý kém, khó sử dụng và thiếu tính an toàn trong việc theo dõi tài xế.
Dựa theo phó chủ tịch luật sư của Consumer Reports, ông David Friedman nói rằng, " Người tiêu dùng có thể được hưởng lợi nhiều từ sự tiện ích của các hệ thống này, nhưng chỉ nếu các nhà sản xuất ô tô đặt tính an toàn lên nhất."
Duy Thành
Theo Tin xe
7 mẫu xe Jeep mà hiếm ai biết đến trong lịch sử Wrangler, Cherokee hay Grand Cherokee là những cái tên nẩy lên trong đầu chúng ta mỗi khi nghĩ tới nhãn hiệu xe Jeep. Nhưng thực tế là có nhiều mẫu xe tuyệt vời khác cũng mang logo Jeep từng tồn tại trong lịch sử, và phục vụ ở nhiều lĩnh vực quân sự, dân sư khác nhau. Có một lí do tại sao...