Masan muốn “xả” hết gần 110 triệu cổ phiếu quỹ
Masan bán gần 110 triệu cổ phiếu quỹ hiện đang nắm giữ. Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2018 theo phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Vùng giá dự kiến khoảng 100.000 đồng/cổ phiếu.
Ảnh minh họa.
Tập đoàn Masan muốn “xả” hết gần 110 triệu cổ phiếu quỹ, giá khoảng 100.000 đồng/cổ phiếu
Nhằm đảm bảo huy động vốn một cách linh hoạt, tối ưu hóa bảng cân đối tài chính của công ty và tăng trưởng lợi nhuận, Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN) vừa thông qua phương án bán cổ phiếu quỹ của công ty.
Theo đó, công ty bán gần 110 triệu cổ phiếu quỹ hiện đang nắm giữ. Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2018 sau khi được UBCK thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo bán cổ phiếu quỹ của công ty. Phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Vùng giá dự kiến khoảng 100.000 đồng/cổ phiếu.
Đối tượng nhà đầu tư được xác định ủy quyền cho chủ tịch hđqt quyết định và không nhất thiết phải là cổ đông hiện hữu. Cổ phiếu quỹ bán ra không bị hạn chế chuyển nhượng, trừ khi nhà đầu tư có thỏa thuận riêng với công ty. Chứng khoán Bản Việt được chỉ định làm đại lý thực hiện việc bán cổ phiếu quỹ MSN.
Với giá dự kiến như trên, MSN dự thu về khoảng gần 11.000 tỷ đồng từ việc bán hết lượng cổ phiếu quỹ đang nắm giữ.
KIM Vietnam Growth Equity Fund bán 904.500 cổ phiếu BSR
KIM Vietnam Growth Equity Fund mới đây đã thông báo bán 904.500 cổ phiếu CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã BSR), giảm số lượng sở hữu xuống còn 16.422.200 cổ phiếu. Qua đó, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan tới Korea Investment Management cũng giảm từ 9,1% (tương đương 17.326.700 cổ phiếu) xuống còn 8,72% (tương đương 21.063.200 cổ phiếu).
Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu là ngày 29/08. Với thị giá bình quân ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu ở mức 16.600 đồng/cổ phiếu, ước tính KIM Vietnam Growth Equity Fund đã thu về khoảng 15 tỷ đồng cho giao dịch này.
Lãnh đạo PVD đăng ký bán gần một nửa cổ phiếu đang nắm giữ
Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí – PV Drilling (mã PVD) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ.
Cụ thể, ông Đỗ Danh Rạng, Phó Tổng giám đốc công ty đăng ký bán 35.000 cổ phiếu nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 14/9 đến 13/10 theo phương thức khớp lệnh.
Hiện ông Rạng đang sở hữu 75.462 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,02% tại PVD. Nếu việc bán ra cổ phiếu thành công, sở hữu sẽ giảm xuống còn 40.462 cổ phiếu.
Video đang HOT
Hiện thị giá cổ phiếu PVD ở mức 15.650 đồng/cổ phiếu, lãnh đạo công ty dự thu về khoảng nửa tỷ đồng từ việc bán gần một nửa lượng cổ phiếu đang nắm giữ.
Môt lãnh đạo Chứng khoán Thiên Việt đăng ký bán hết cổ phiếu đang nắm giữ
CTCP Chứng khoán Thiên Việt (mã TVS) vừa thông báo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ trên HoSE.
Theo đó, ông Đỗ Việt Hùng, Trưởng Ban kiểm soát công ty đăng ký bán hết lượng cổ phiếu đang nắm giữ là 26.970 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,04%.
Thông báo nêu mục đích bán cổ phiếu trên nhằm trang trải tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 18/9 đến 17/10 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Hiện thị giá cổ phiếu TVS ở mức 13.600 đồng/cổ phiếu, lãnh đạo công ty dự thu về khoảng 360 triệu đồng từ việc bán hết cổ phiếu đang sở hữu.
Vợ cũ ông Lê Phước Vũ đã mua 5 triệu cổ phiếu HSG
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) vừa thông báo về giao dịch cổ phiếu của người có liên quan của người nội bộ.
Thông báo nêu, bà Hoàng Thị Xuân Hương, em gái ông Hoàng Đức Huy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen đã mua vào 5 triệu cổ phiếu HSG như đã đăng ký trước đó. Giao dịch thực hiện từ ngày 16/8 đến 13/9 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Trước khi giao dịch, bà Hương không sở hữu cổ phiếu HSG nào. Hiện tỷ lệ sở hữu là 1,3% tại doanh nghiệp.
Với vùng giá hơn 10.000 đồng/cổ phiếu, bà Hương dự phải chi khoảng hơn 50 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phiếu trên.
F&N Dairy Investment Pte.Ltd “miệt mài” gom 14,5 triệu cổ phiếu VNM
F&N Dairy Investment Pte.Ltd vừa thông báo không mua được cổ phiếu CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) trong thời gian 14/8-12/9 trong tổng số 14,5 triệu cổ phiếu đã đăng ký. Nguyên nhân được đưa ra vẫn là điều kiện thị trường không phù hợp.
Không bất ngờ khi ngay sau việc không mua được cổ phiếu nào, quỹ ngoại này tiếp tục đăng ký mua lại 14,5 triệu cổ phiếu nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 266 triệu đơn vị, tương đương 18,31% vốn. Thời gian thực hiện từ ngày 17/9 đến 16/10.
F&N Dairy được sở hữu 100% bởi Tập đoàn Fraser & Neave Limited, do ông Lee Meng Tat làm Giám đốc (phụ trách lĩnh vực đồ uống không cồn) và ông Michael Chye Hin Fah – hiện là Giám đốc của Tập đoàn Fraser & Neave Limited.
Đảo danh mục VNM ETF quý III/2018: Thêm Vinhomes, loại duy nhất Kido
MV Index Solutions vừa công bố kết quả cơ cấu định kỳ lần thứ 3 trong năm 2018 của chỉ số MVIS Vietnam Index – chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF).
Theo đó, VNM ETF sẽ thêm Vinhomes (mã VHM) vào danh mục trong kỳ cơ cấu lần này và VHM cũng là cổ phiếu duy nhất được thêm mới.
Với tỷ trọng 8% trong danh mục VNM ETF, ước tính VHM sẽ được mua vào khoảng 29 triệu USD, tương đương 6,4 triệu cổ phiếu trong đợt cơ cấu này.
Ngoài VHM được thêm mới, các cổ phiếu như VNM, VRE, HPG, ROS cũng sẽ được gia tăng tỷ trọng.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Kido (mã KDC) là cổ phiếu duy nhất bị loại khỏi danh mục. Hiện tại, KDC đang chiếm tỷ trọng 1,5% trong danh mục VNM ETF và quỹ này sẽ bán ra toàn bộ lượng cổ phiếu đang nắm giữ (khoảng 870 nghìn cổ phiếu) trong tuần sau. Các cổ phiếu bị bán mạnh có thể kể tới như NVL, VIC, VCB, MSN…
THANH HÀ
Theo Trí thức trẻ
Các công ty tiến hành cast thực tập sinh nước ngoài, giúp âm nhạc kpop thú vị như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều idol ngoại quốc đang hoạt động trong các nhóm nhạc Kpop nổi tiếng như Nichkhun (2PM), Lisa (BLACKPINK), Tzuyu (TWICE), BamBam (GOT7), Yuta (NCT 127),...
Nếu đang ôm ước mơ trở thành một idol Kpop, chắc hẳn họ chính là những hình mẫu mà bạn hướng tới phải không nào? Vậy hãy xem các công ty Kpop đã cast các thực tập sinh người nước ngoài như thế nào nhé!
Tại sao họ lại tuyển các thực tập sinh ngoại quốc?
Về cơ bản, các công ty luôn tìm kiếm những thực tập sinh ngoại quốc là bởi họ cần phải mở rộng việc kinh doanh ở thị trường nước ngoài. Hàn Quốc có dân số chỉ khoảng 50 triệu người và thị trường âm nhạc quốc gia này khá nhỏ. Vậy nên để có thể kiếm nhiều tiền hơn, các công ty Kpop đã thâm nhập vào thị trường âm nhạc Trung Quốc và Nhật Bản. Như bạn biết đấy, Trung Quốc là đất nước tỷ dân và Nhật Bản thì là thị trường âm nhạc đứng thứ 2 trên thế giới.Sở hữu các thành viên người Trung và Nhật trong các nhóm nhạc của mình, chắc hẳn các công ty Kpop sẽ thêm phần đảm bảo về thành công ở 2 thị trường âm nhạc này.
EXO từng là nhóm có tới 4/12 thành viên là người Trung và cực kỳ thành công ở thị trường tỷ dân này.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, do xung đột ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản với Hàn Quốc mà ở hai nước này xuất hiện "làn sóng anti Hàn Quốc". Chính vì vậy, các công ty Kpop đã bắt đầu tìm kiếm thị trường ở các quốc gia tiềm năng khác.Ví dụ như Indonesia với khoảng 250 triệu người hay Việt Nam với hơn 90 triệu người - những đất nước dân số đông hơn hẳn Hàn Quốc, thị trường cũng rộng mở hơn. Trên thực tế thì tháng 3 năm 2017, Lee Soo Man, CEO của SM Entertainment cũng đã tuyên bố rằng sẽ tổ chức buổi thử giọng toàn cầu tại Indonesia. Xu hướng hiện tại của các công ty đào tạo idol chính là tìm kiếm những thực tập sinh ngoại quốc đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
"Ông trùm" SM Lee Soo Man
Họ lựa chọn các thực tập sinh ngoại quốc như thế nào?
Cách thông dụng nhất để tuyển chọn thực tập sinh ngoại quốc của các công ty Kpop chính là tổ chức những buổi thử giọng toàn cầu. Những công ty lớn và nổi tiếng như SM, YG và JYP thường xuyên tổ chức những buổi thử giọng như vậy ở nhiều quốc gia khác nhau để có thể thu về cho mình những thực tập sinh ngoại quốc đầy tài năng.
Năm 2018, SM tổ chức buổi thử giọng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Các công ty khác thì trước khi quyết định tuyển chọn thực tập sinh ở quốc gia nào sẽ phải làm những cuộc nghiên cứu cực kỳ kỹ lưỡng tại nơi đó. Ví dụ, họ sẽ làm những cuộc điều tra về sự gia tăng dân số, tình hình hiện tại của các trường học, học viện hoặc các loại lễ hội văn hóa ở nước đó. Họ sẽ tổng hợp và sử dụng những dữ liệu này khi tuyển chọn những thực tập sinh ngoại quốc.
Họ đào tạo các thực tập sinh ngoại quốc như thế nào?
Các công ty Kpop cho rằng điều quan trọng nhất là phải "Hàn Quốc hóa" những thực tập sinh người nước ngoài của mình. Đây là vấn đề tất yếu bởi sau này những thực tập sinh này sẽ phải hoạt động trong ngành giải trí Hàn Quốc với tư cách là một idol Kpop. Vậy nên các công ty sẽ dạy họ không chỉ là ca hát, nhảy múa mà còn cả cách hành xử hay thậm chí là cả thói quen ăn uống sao cho đúng chuẩn mực của người Hàn.
Lisa (BLACKPINK)
Và tất nhiên, những thực tập sinh ngoại quốc còn phải học tiếng Hàn nữa. Ví dụ, em út Lisa của BLACKPINK đã làm thực tập sinh ở Hàn từ năm 14 tuổi, và trong 3 năm đầu tiên, mỗi ngày cô nàng đều phải học lớp tiếng Hàn. Hơn nữa, do sống cùng các thành viên người Hàn khác của BLACKPINK nên tiếng Hàn của Lisa tiến bộ cực kỳ nhanh chỉ trong một thời gian ngắn. Các công ty Kpop thường xuyên khuyên các thực tập sinh ngoại quốc nên xem nhiều chương trình giải trí của Hàn bởi điều đó sẽ giúp họ biết về những xu hướng mới nhất trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc cũng như những từ ngữ mà người Hàn chính gốc thường hay sử dụng.
Theo tin nhac
Đều theo gu sang trọng "nín thở" nhưng có một thứ mà Jennie phải chịu thua Irene Hai nữ Idol đều có vẻ đẹp ngang ngửa và phong cách na ná nhau khiến ai cũng đau đầu khi phải so sánh nhưng cuối cùng cũng xuất hiện một item có thể phân định Tuy đến từ hai công ty khác nhau nhưng Jennie (BlackPink) và Irene (Red Velvet) lại có khá nhiểu điểm chung, đó là: sở hữu vẻ đẹp...