Masan MeatLife (MML) giảm sâu 10% kết phiên sáng chào sàn, ‘họ Masan’ cũng không khá hơn
Với kỳ vọng đưa ra giá niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên đến 80.000 đồng/cổ phiếu, thế nhưng cổ phiếu MML giảm hơn 10%, chỉ còn 71.900 đồng/cp kết phiên sáng 9/12.
Sáng 9/12, hơn 324 triệu cổ phiếu CTCP Masan MeatLife (UPCoM: MML) giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 80.000 đồng/cp, tương đương định giá gần 26.000 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD). Biên độ dao động trong ngày đầu tiên tại UPCoM là 40%.
Sau 30 phút giao dịch, cổ phiếu giảm 8,7% xuống 73.000 đồng/cp với dư bán 857.800 đơn vị, trong khi bên mua chỉ hơn 46.900 đơn vị.
Tính đến 10h, giá cổ phiếu MML giảm xuống còn 70.000 đồng/cp, tức giảm 10.000 đồng/cp, tương đương 12,5%.
Thế nhưng, cổ phiếu MML bật tăng trở lại sau đó. Kết phiên sáng 9/12, cổ phiếu MML tạm dừng tại mức giá 71.900 đồng/cp, ghi nhận giảm hơn 10% so với giá mở cửa.
Trước thời điểm cổ phiếu MML lên UPCoM, giá cổ phiếu được giao dịch trên thị trường OTC trong khoảng giá 75.000 – 85.000 đồng/cp. Như vậy, với những nhà đầu tư mua vào cổ phiếu MML trên thị trường OTC đều lỗ ngay trong phiên giao dịch đầu tiên.
Masan MeatLife tiền thân là Công ty TNHH MTV Hoa Kim Ngân được thành lập năm 2011 với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Sau nhiều lần thay đổi và tăng vốn, công ty hiện có vốn 3.243 tỷ đồng.
Doanh nghiệp ngành chăn nuôi này sở hữu hệ thống 2 công ty con trực tiếp (gồm MNS Feed và Anco), 16 công ty con sở hữu gián tiếp và 4 công ty liên kết sở hữu gián tiếp.
Video đang HOT
Cơ cấu cổ đông Công ty tính đến ngày 8/11 gồm 3 cổ đông lớn là Tập đoàn Masan (79,32%), Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (7,95%) và Consumer Meat II Pte.Ltd (thuộc quỹ KKR) (7,14%).
Về hoạt động kinh doanh, Masan MeatLife đã khép kín chuỗi cung ứng 3F (từ trang trại đến bàn ăn). Dù vậy, bản chất kinh doanh của công ty vẫn hoàn toàn đến từ mảng thức ăn chăn nuôi với tỷ trọng doanh thu năm 2018 là 99% thông qua Anco và Proconco.
9 tháng năm 2019, Công ty ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 10.104 tỷ đồng, lãi sau thuế hợp nhất đạt 324 tỷ đồng, thực hiện được 75% kế hoạch doanh thu và vượt đến 20% kế hoạch lợi nhuận.
Mục tiêu của Masan MeatLife đến năm 2022 sẽ trở thành thương hiệu thịt mát đóng gói số 1 tại Việt Nam, phân phối 10% thị phần thịt heo toàn quốc với doanh đạt 1,5 – 3 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế từ 200 – 450 triệu USD.
Cổ phiếu MML giảm sâu kết phiên sáng chào sàn.
Liên quan đến biến động cổ phiếu MSN, sau 1 tuần công bố thương vụ nghìn tỷ, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan MSN vẫn chịu áp lực bán mạnh và giảm hơn 1.500 đồng/cp, ghi nhận tại mức giá 60.900 đồng/cp kết phiên sáng 9/12.
Một cổ phiếu khác thuộc “họ Masan” là MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, UPCoM: MCH) tiếp tục có những dấu hiệu kém khả quan như trong 2 phiên tuần giao dịch trước.
Cụ thể, kết phiên sáng 9/12, MCH chỉ còn 75.200 đồng/cp, giảm 2% so với phiên 6/12, trước đó phiên 6/12 cổ phiếu MCH cũng giảm đến 4%.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Thêm một doanh nghiệp họ Masan sắp lên sàn, vốn hóa thị trường hơn 25.900 tỷ đồng
Sau hơn một tuần sau khi đăng ký lưu ký chứng khoán, Masan Meatlife sẽ chào sàn UPCoM vào ngày 9/12 tới với giá chào sàn 80.000 đồng/cp. Cơ cấu cổ đông cô đặc, số cổ phiếu tự do chuyển nhượng của doanh nghiệp vốn hóa "khủng" này lại khá khiêm tốn.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu MML của CTCP Masan Meatlife trên sàn UPCoM vào ngày 9/12. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 80.000 đồng/cổ phần. Quyết định trên của HNX được thông qua không lâu sau khi MML đăng ký lưu ký chứng khoán với Trung tâm lưu ký chứng khoán hôm 28/11.
Với biên độ giao động trong khoảng /- 40%, giá cổ phiếu MML ngày 9/12 có thể nằm trong khoảng 48.000 - 112.000 đồng/cổ phiếu.
Hiện vốn góp tại Masan Meatlife đạt 3.243 tỷ đồng. Tính theo giá tham chiếu đạt hơn 25.900 tỷ đồng, vốn hóa thị trường của Masan Meatlife , dự kiến sẽ trở thành doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn thứ 8 trên UPCoM, đồng thời, vượt qua doanh nghiệp khác thuộc họ Masan đang giao dịch trên sàn này là Tài nguyên Masan (MSR). Tổng vốn hóa thị trường của ba thành viên do Masan chiếm cổ phần chi phối ước xấp xỉ 100.000 tỷ đồng.
Vốn hóa thị trường một số doanh nghiệp so với vốn hóa thị trường Masan Meatlife (dự kiến)
Tập đoàn Masan là cổ đông lớn nhất sở hữu 79,32% vốn Masan Meatlife. Cùng Tầm nhìn Masan cũng đang sở hữu 7,95% vốn, tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông Masan là 87,27%. Cổ đông lớn thứ ba của doanh nghiệp này là nhà đầu tư từ Singapore VN Consumer Meat II PTE trực thuộc công ty quản lý quỹ đầu tư hàng đầu thế giới KKR. Tháng 4/2017, KKR đã chi 150 triệu USD để nắm giữ 7,5% vốn công ty. Sau các lần tăng vốn, số cổ phiếu MML do KKR nắm giữ tăng lên nhưng tỷ lệ sở hữu lại giảm nhẹ, còn 7,14% vốn.
Tổng cộng, ba cổ đông lớn đã sở hữu tới 94,41% vốn điều lệ Masan Meatlife. Chỉ còn 5,59% vốn (khoảng 18,2 triệu cổ phiếu) nằm trong tay các cổ đông nhỏ lẻ. Thông tin từ doanh nghiệp này cho biết có hơn 800 nhà đầu tư đang là cổ đông của doanh nghiệp này đến ngày 8/11.
Thành lập từ năm 2011, doanh nghiệp này trong 8 năm hoạt động với loạt thương vụ M&A khủng đã có không ít lần thay tên từ Sam Kim giai đoạn thâu tóm hai doanh nghiệp nắm thị phần lớn ngành thức ăn chăn nuôi là Anco và Prooconco, Masan Nutri Science khi trở thành công ty con của Masan. Masan Meatlife là tên mới của doanh nghiệp này sau 7 tháng chính thức tung ra sản phẩm thịt mát.
"Mục tiêu của Masan Meatlife là chuyển đỗi từ một công ty chuyên vê thức ăn chăn nuôi thành công ty theo mô hình hàng tiêu dùng cung cấp sản phẩm thịt có thương hiệu", công ty này từng cho hay. Chuỗi giá trị thịt của Masan MEATLiíe được hoàn chỉnh theo mô hình 3F Feed - Farm - Food (từ nông trại đến bàn ăn). Doanh nghiệp này hiện có 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất 3 triệu tấn/năm, trang trại chăn nuôi heo tại Nghệ An với sản lượng 230.000 con heo thịt/năm và một tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam có công suất 1,4 triệu con heo mỗi năm, tương đương 140.000 tấn theo tiêu chuẩn Châu Âu.
Thanh Thủy
Theo Baodautu.vn
Masan MeatLife (MML) giảm sâu trong ngày chào sàn, VN-Index tăng điểm với lực kéo từ nhóm Bluechips "Nhóm Masan" tiếp tục bị bán mạnh với MSN, MCH và MML đồng loạt giảm sâu. Riêng MML có thời điểm mất 10.000 đồng/cp ngay trong phiên chào sàn UPCom. Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 3,72 điểm (0,39%) lên 967,28 điểm; UPCom-Index tăng 0,03% lên 55,94 điểm và chỉ có HNX-Index giảm nhẹ 0,17% xuống 102,32 điểm. Dù vậy, thanh...