Masan MeatLife (MML) dự kiến lên sàn UPCom vào ngày 9/12
Về KQKD, lãnh đạo Masan MeatLife cho biết lợi nhuận năm 2019 sẽ ít nhất bằng năm ngoái do giá heo đang hồi phục tích cực.
Tại buổi hội thảo tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu Masan MeatLife (MML), ông Phạm Trung Lâm – Tổng giám đốc MML cho biết cổ phiếu công ty dự kiến sẽ lên sàn UPCom vào thứ 2 tuần sau (9/12). Mức giá chưa được công bố nhưng trên thị trường OTC, cổ phiếu MML hiện đang dao động từ 75.000 – 80.000 đồng/cp.
Hiện tại, trong “nhóm Masan” có một số cổ phiếu như Masan Consumer (MCH), Masan Resources (MSR) cũng đang giao dịch trên UPCom. MML trước mắt giao dịch ở UPCom nhưng trong tương lai sẽ có kế hoạch lên sàn HoSE.
Về KQKD, lãnh đạo Masan MeatLife cho biết lợi nhuận năm 2019 sẽ ít nhất bằng năm ngoái do giá heo đang hồi phục tích cực.
Mục tiêu của Masan MeatLife đến năm 2022 sẽ trở thành thương hiệu thịt mát đóng gói số 1 tại Việt Nam, phân phối 10% thị phần thịt heo toàn quốc với doanh đạt 1,5-3 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế từ 200-450 triệu USD.
Video đang HOT
Để thực hiện được mục tiêu tham vọng này, Masan MeatLife đã lấy Vinamilk làm tấm gương và mong muốn MeatLife sẽ là “một Vinamilk trong ngành thịt”. Trong khi đó, đánh giá về đối thủ CP Group, lãnh đạo Masan MeatLife cho rằng doanh nghiệp này chỉ đơn thuần là tập trung nuôi heo và bán heo hơi với hạn sử dụng ngắn, chất lượng không cao. Còn với lĩnh vực thịt mát (hạn sử dụng dài, chất lượng vượt trội), Masan MeatLife đang đi trước các đối thủ ít nhất 2 năm.
Mảng thức ăn gia súc trong 3-5 năm tới sẽ đóng góp 50-100 triệu USD để có nguồn tiền đầu tư trong ngành thịt. Masan MeatLife cũng mạnh tay đầu tư vào trang trại heo tại Nghệ An và cơ sở chế biến thịt ở Hà Nam. Mục tiêu trang trại tại Nghệ An đạt 230.000-250.000 con nửa đầu năm 2020, đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho MeatDeli.
Nửa cuối 2019 là thời điểm để MeatDeli tăng tốc mở rộng cửa hàng, dự kiến cuối năm nay sẽ sở hữu hơn 60 cửa hàng MeatDeli, hơn 100 điểm bán tại siêu thị, hơn 400 đại lý, doanh thu 640-670 triệu USD trong đó 10% đóng góp từ thịt.
Lãnh đạo Masan MeatLife cũng cho biết bên cạnh thịt heo, trong tương lai công ty sẽ phát triển thêm mảng thịt bò, gà vì nằm trong chuỗi giá trị đạm. Tuy nhiên trước mắt công ty sẽ tập trung vào thịt heo bởi 65% lượng tiêu thụ đạm tại Việt Nam nằm ở nhóm này. Công ty phải chắc thắng ở phân khúc heo rồi mới tiến sang các mảng thịt khác như gà, bò.
Ông Phạm Trung Lâm cũng cho biết hạn sử dụng của sản phẩm thịt mát từ 5- 12 ngày, tùy từng phần thịt của heo. Ông Lâm cho biết một số cửa hàng mới mở sẽ có tình trạng sản phẩm hết date, nhưng tỷ lệ này khá nhỏ và Masan MeatLife hiện kiểm soát ở mức dưới 2%. Các sản phẩm hết date sẽ được Masan MeatLife hủy bỏ.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Công ty mẹ và thành viên HĐQT muốn bán gần 20 triệu cổ phiếu Masan MEATLife trước thời điểm lên sàn
Công ty mẹ Masan cùng thành viên HĐQT sẽ bán ra tổng số gần 20 triệu cổ phiếu Masan MEATLife theo phương thức thỏa thuận vào thời điểm cuối tháng 10 này.
Ông Yew Kean Lai, thành viên HĐQT Masan MEATLife (MML) vừa công bố muốn bán toàn bộ gần 17,8 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp này theo phương thức thỏa thuận, tương đương 5,49% vốn. Giao dịch thực hiện từ ngày 15/10 đến 31/10.
Trước đó, Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), công ty mẹ của Masan MEATLife, cũng công bố bán 1,7 triệu cổ phiếu của theo phương thức thỏa thuận trong thời gian từ 11-31/10. Nếu giao dịch thành công, Masan giảm sở hữu từ 79,85% xuống 79,32%, tương đương gần 257,2 triệu cổ phiếu Masa MEATLife.
Như vậy, hai cổ đông này sẽ bán ra tổng số gần 20 triệu cổ phiếu Masan MEATLife.
Hồi tháng 7/2019, CTCP Masan Nutri Science (MNS) chính thức đổi tên thành Masan MEATLife và chuyển đổi mô hình kinh doanh sản phẩm nông nghiệp sang mô hình kinh doanh thịt đóng gói có thương hiệu.
Cho đến thời điểm đó, Masan MEATLife đã có hơn 125 điểm bán tại Hà Nội và có kế hoạch chính thức giới thiệu sản phẩm tại TPHCM vào tháng 9/2019.
MEATDeli dự kiến đạt doanh thu từ 500 - 1,000 tỷ đồng trong năm 2019 với hơn 500 điểm bán tại miền Bắc và miền Nam. Masan MEATLife kỳ vọng đến năm 2022, các sản phẩm thịt có thương hiệu sẽ đóng góp 50% - 70% doanh thu của Công ty.
Ngoài ra, Masan cũng có kế hoạch đưa Masan MEATLife lên sàn UPCoM trong năm nay để đạt mục tiêu IPO theo tiêu chuẩn quốc tế trên sàn HoSE vào năm 2022 - 2023.
Theo báo cáo thường niên 2018, Masan MEATLife có 3 công ty con với tỷ lệ sở hữu 99,99% là Công ty TNHH MNS Feed, Công ty TNHH MNS Meat và CTCP Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (ANCO). Trong đó, ANCO sở hữu sở hữu gần 25% vốn của CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan), MNS Feed sở hữu 75,15% vốn của CTCP Việt - Pháp Sản xuất Thức ăn Gia súc Proconco, MNS Meat sở hữu 2 công ty con khác là MNS Meat Processing và MNS Farm.
Năm 2018, Masan MEATLife đạt doanh thu thuần 13.976 tỷ đồng, giảm 25% so với 2017. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ gần 95,6 tỷ đồng, giảm 75%.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
Cổ phiếu chăn nuôi nào hưởng lợi từ giá thịt lợn tăng mạnh? Ngoài thị trường tự do, giá lợn hơi tăng vọt, có thời điểm lên tới hơn 200 ngàn đồng/1kg. Điều này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tích cực cho cổ phiếu của một số doanh nghiệp chăn nuôi. Cổ phiếu DBC không biến động dù giá thịt lợn leo thang từng ngày Dù giá lợn hơi tăng mạnh nhưng cổ phiếu của...