Masan Group có tổng giám đốc 8x
Ông Danny Le (sinh năm 1984), người vừa được bổ nhiệm từ hôm nay (19/6), trở thành tổng giám đốc trẻ nhất của Masan Group.
Quyết định bổ nhiệm vừa được Masan Group công bố hôm nay. Ông Danny Le có bằng cử nhân Đại học Bowdoin (Mỹ). Trước khi gia nhập Masan, ông Le từng là chuyên viên phân tích bộ phận ngân hàng đầu tư tại Morgan Stanley giai đoạn 2006-2010. Khoảng thời gian này, ông tham gia các thương vụ M&A và các giao dịch trên thị trường vốn cho nhiều khách hàng trên toàn cầu.
Ông Danny Le, Tân tổng giám đốc Masan Group. Ảnh: Masan.
Gia nhập Masan Group từ năm 2010 và sau đó là Giám đốc Chiến lược và Phát triển của Masan, ông Le là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược tăng trưởng của Masan Group. Đồng thời ông cũng là người trực tiếp tổ chức các giao dịch M&A tạo dựng nền tảng chiến lược cho tập đoàn.
Ông Danny Le kỳ vọng sẽ đưa Masan trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được thế giới công nhận là “kỳ lân ngành tiêu dùng”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan, cho rằng tuổi tác còn trẻ không phải rào cản cho ông Le ở cương vị mới. “Chúng ta thường dùng từ ‘bọn trẻ’ để nói về họ. Nhưng chúng ta đã từng còn trẻ hơn họ khi bắt đầu hành trình này rất nhiều năm trước”, ông Quang nói.
Tỷ phú ra tay, tài sản đảo chiều quay về túi chủ
Bất chấp việc giảm sàn hai phiên đầu tuần, sự đảo chiều ngoạn mục của VIC bằng 3 phiên tăng giá liên tiếp (trong đó có hai phiên tăng trần) đã giúp cho tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm 8.242 tỷ đồng trong tuần vừa qua.
VN-Index giảm tuần thứ ba liên tiếp với mức giảm 13,67 điểm (1,9%) trong tuần vừa qua (23-27/03), đóng cửa tuần chỉ còn 696,06 điểm.
Với việc VN-Index giảm tuần thứ ba liên tiếp,gần như toàn bộ các nhóm ngành chủ chốt đều giảm.
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu giảm mạnh nhất với 8,8% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu tiêu biểu như HPG của Hòa Phát giảm 12,9%, HSG của Hoa Sen giảm 14,1%...
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tiêu dùng giảm mạnh 8,2% giá trị vốn hóa, do sự sụt giảm của các trụ cột trong nhóm như MWG của Thế giới Di động giảm 18%, DGW của Digiworld giảm5,8%, FRT của FPT Retail giảm 21,5%, HVN của Vietnam Airlines giảm 3%, VJC của Vietjet Air giảm 5,9%,...
Nhóm công nghệ thông tin cũng giảm 8,2% giá trị vốn hóa, với mã tiêu biểu là FPT (-9,6%)... Ở chiều ngược lại, nhóm hàng tiêu dùng hồi phục nhẹ 1% giá trị, với các mã như VNM của Vinamilk tăng 4,6%, MSN của Masan Group tăng 0,2%, SAB của Sabeco và BHN của Bia Hà Nội bất ngờ tăng lần lượt 2,9% và 3,2%,...
Đáng chú ý, diễn biến giao dịch tuần vừa qua chứng kiến "cổ phiếu họ Vin" đã có những thời điểm cứu cả thị trường. Điển hình như phiên 26/03 VIC của Vingroup tăng 6,9%, VHM của Vinhomes tăng tăng 3,2%, và VRE của Vincom Retail tăng 5,8%.
Bất chấp việc giảm sàn hai phiên đầu tuần, sự đảo chiều ngoạn mục của VIC bằng 3 phiên tăng giá liên tiếp (trong đó có hai phiên tăng trần) đã giúp cho tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm 8.242 tỷ đồng trong tuần vừa qua.
Hiện giá trị cổ phiếu VIC của người giàu nhất Việt Nam là 166.377 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này cũng đã cho thấy sức càn quét quá lớn của đại dịch bởi so với đầu tháng 3, tài sản của Chủ tịch Vingroup đã "bốc hơi" tới 35.650 tỷ đồng.
Để có thể hình dung mức độ tổn thất này, có thể so sánh con số 35.650 tỷ đồng vuột khỏi tay ông Vượng lớn gấp 1,7 lần tổng tài sản hiện có của người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán - nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo; lớn gấp 1,4 lần tổng tài sản hiện có của hai tỷ phú Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang cộng lại. Thậm chí, nó còn lớn gấp.... 23,4 lần tổng giá trị tài sản hiện tại của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết.
Tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo trong tuần vừa qua đã giảm hơn 1.300 tỷ đồng chủ yếu do sự sụt giảm của cổ phiếu VJC. Tính chung trong tháng 3, giá trị tài sản của bà Thảo đã sụt giảm gần 5.400 tỷ đồng, hiện ở mức 20.250 tỷ đồng.
Với ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank và là cổ đông Masan Group, dù cổ phiếu MSN tăng nhẹ 100 đồng sau 1 tuần giao dịch nhưng việc TCB giảm giá khiến cho giá trị tài sản của ông giảm nhẹ 28 tỷ đồng trong tuần qua và giảm 171 tỷ đồng trong tháng 3. Hiện tổng tài sản của ông Hùng Anh là 12.800 tỷ đồng.
Điều hiếm thấy ở bộ đôi tỷ phú Hồ Hùng Anh - Nguyễn Đăng Quang là hai tỷ phú này lại "lỗi nhịp" trong thời gian gần đây khi tài sản của Chủ tịch MSN lại tăng 17 tỷ đồng trong tháng 3, riêng trong tuần vừa qua đã tăng 12,5 tỷ đồng. Nguyên nhân là do ông Quang sở hữu lượng cổ phiếu MSN lớn hơn và cũng sở hữu lượng cổ phiếu TCB ít hơn so với ông Hùng Anh. Hiện tổng tài sản của ông "vua hàng tiêu dùng" là 12.583 tỷ đồng.
Trong khi đó, không nằm trong top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán như các tỷ phú nói trên, "đại gia" gây nhiều tranh cãi Trịnh Văn Quyết ngày càng trở mờ nhạt trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán.
Nếu như trước đây Chủ tịch FLC và hãng hàng không Bamboo Airways thường xuyên có mặt trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán thì nay đã bị tụt xuống vị trí 34. Nguyên nhân một phần do ông Quyết đã kịp "xả" một khối lượng lớn cổ phiếu FLC, và cổ phiếu FLC và ROS ngày càng xuống thấp. Hiện cổ phiếu FLC giao dịch ở mức giá 2.850 đồng/cp, ROS còn 3.760 đồng/cp. Mức giá này khiến ông Trịnh Văn Quyết mất 528 tỷ đồng trong tuần qua và mất 1.100 tỷ đồng trong tháng 3. Hiện giá trị tài sản cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết còn khoảng 1.500 tỷ đồng.
Hiền Anh
Tham vọng số 1, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang huy động 10 nghìn tỷ đồng Tập đoàn Masan Group - nơi tỷ phú Nguyễn Đăng Quang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT - vừa thông qua kế hoạch huy động 10.000 tỷ trái phiếu. Tập đoàn Masan (MSN) vừa thông qua kế hoạch huy động tối đa 10.000 tỷ đồng thông qua trái phiếu dự kiến chia làm 4 đợt bao gồm: Đợt 1 phát hành tối đa...