Masan bán 10% vốn công ty khoáng sản cho Mitsubishi: Tổng giá trị thu về 2.094 tỷ đồng, phí giao dịch 50 tỷ đồng
Khoảng 2.044 tỷ còn lại MSR sẽ chi để tăng vốn góp vào công ty con là Công ty TNHH MTV Tài nguyên Masan Thái Nguyên. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020 hoặc sang 2021.
CTCP Masan High-tech Materials (MSR) vừa thông qua nghị quyết liên quan đến phương án chào bán cổ phần mới và sử dụng vốn, trong đó MSR sẽ bán gần 110 triệu cổ phần cho Mitsubishi Materials Corporation (MMC). Số vốn thu về hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ là chi phí liên quan đến giao dịch.
Khoảng 2.044 tỷ còn lại MSR sẽ chi để tăng vốn góp vào công ty con là Công ty TNHH MTV Tài nguyên Masan Thái Nguyên. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020 hoặc sang 2021. Theo đó, Tài nguyên Masan Thái Nguyên sẽ tăng vốn từ mức 9.455 tỷ lên gần 11.499 tỷ đồng.
Video đang HOT
Được biết, MMC nhà sản xuất vật liệu tích hợp, cung cấp các vật liệu cơ bản như đồng và xi măng. Bên cạnh đó, MMC còn sản xuất và cung cấp các bộ phận cơ khí, vật liệu và linh kiện điện tử được sử dụng trong ô tô, thiết bị gia dụng…, và các công cụ chế tạo khác. MMC đồng thời tham gia vào lĩnh vực tái chế và năng lượng. Sau khi hoàn tất, MMC sẽ nắm giữ 10% vốn cổ phần và trở thành cổ đông lớn thứ hai của MHT.
Trước đó, MSR đã mua lại mảng kinh doanh vonfram từ H.C. Starck (HCS) – doanh nghiệp vonfram cận sâu thế giới vào tháng 6/2020. Cùng với thương vụ mới từ MHC, đại diện MSR kỳ vọng liên minh mới sẽ xây dựng một thương hiệu vonfram cận sâu nhượng quyền của châu Á.
Đức Long Gia Lai (DLG): Quý 3 tiếp tục lỗ lớn 254 tỷ đồng
Trong kỳ Đức Long Gia Lai (DLG) tiếp tục phải trích lập gần 215 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã CK: DLG) đã công bố BCTC quý 3/2020 và lũy kế 9 tháng đầu năm 2020.
Theo đó riêng quý 3 doanh thu thuần đạt gần 478 tỷ đồng giảm 27% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 114,7 tỷ đồng giảm 15% so với quý 3/2019.
Trong kỳ chỉ có chi phí bán hàng được cắt giảm trong khi đó chi phí tài chính ở mức cao với 111,4 tỷ đồng và đáng chú ý là gần 261 tỷ đồng chi phí QLDN cao gấp 5,7 lần cùng kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ sau thuế gần 254 tỷ đồng trong quý 3/2020 trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi sau thuế 46,7 tỷ đồng.
Trong danh mục chi phí QLDN của DLG công ty đang phải trích gần 215 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi. Tại ngày 30/9/2020, DLG đã cho một số tổ chức, cá nhân vay 2.340 tỷ đồng (tương đương 27% tổng giá trị tài sản). Các khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo.
Trước đó DLG cũng báo lỗ lớn trong nửa đầu năm nên kết quả lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 Đức Long Gia Lai lỗ sau thuế 549 tỷ đồng trong đó công ty mẹ chịu lỗ hơn 526 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái LNST đạt hơn 94 tỷ đồng.
Được biết năm 2020, DLG lên kế hoạch 2.500 tỷ đồng doanh thu, giảm 13% so với năm 2019; lợi nhuận kỳ vọng đạt 80 tỷ đồng. Nguồn thu trong năm 2020 của Công ty chủ yếu đến từ các lĩnh vực sản xuất điện tử và linh kiện điện tử, thu phí các dự án BOT đường quốc lộ 14, xây dựng (tổng thầu các dự án) và kinh doanh khách sạn, dự án thủy điện. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm với khoản lỗ hơn 526 tỷ đồng thì con số mục tiêu kinh doanh trên là khó khả thi.
Đáng chú ý trước đó tại BCTC bán niên 2020, kiểm toán còn đưa ý kiến nhấn mạnh nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn phụ thuộc vào hoạt động có lãi trong tương lai hoặc kết quả thỏa thuận với các chủ nợ về việc gia hạn/cơ cấu lại nợ gốc, nợ lãi, giảm lãi... để đảm bảo cho Tập đoàn có đủ nguồn lực tiếp tục hoạt động bình thường trong các năm tiếp theo.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng bứt phá, VnIndex tăng 3 điểm VPB, CTG, TCB tăng khá mạnh mẽ và nhờ đó, VnIndex tăng 3 điểm. Dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào thị trường, đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng. Thị trường chứng khoán đã thử thách tâm lý nhà đầu tư rất nhiều lần trong phiên giao dịch buổi sáng. VnIndex liên tục đảo màu xanh-đỏ và nhiều cổ phiếu vốn...