Marvel giới thiệu dòng thời gian chính thức cho các bộ phim đã công chiếu của mình
Trong tương lai sẽ còn có nhiều bộ phim được Marvel trình làng và tất nhiên sự liên kết giữa chúng là không thể thiếu. Câu hỏi đặt ra là sự rối rắm về dòng thời gian của nó liệu có ảnh hưởng đến “hứng thú” của người hâm mộ dành cho phim hay không?
Không phải người xem phim Marvel nào cũng để ý tới dòng thời gian vô cùng phức tạp của vũ trụ này. Nhưng sau khi Spider-Man: Homecoming công chiếu và “quăng” lên màn hình dòng chữ “8 năm sau” trong phim thì người hâm mộ bắt đầu mường tượng và hệ thống lại dòng thời gian hợp lý để xâu chuỗi tất cả các bộ phim nhà Marvel. Nhưng giờ thì chính chủ đã lên tiếng. Marvel vừa mới tung ra dòng thời gian chính chức của các phim như sau:
1943-1945: Captain America: The First
2010: Iron Man
2011: Iron Man 2, The Incredible Hulk, Thor
2012: The Avengers, Iron Man 3
2013: Thor: The Dark World Avenger
2014: Captain America: The Winter Soldier, Guardians of the Galaxy, Guardians of the Galaxy Vol. 2
2015: Avengers: Age of Ultron, Ant-Man
2016: Captain America: Civil War, Spider-Man: Homecoming
từ 2016 đến 2017: Doctor Strange
2017: Black Panther, Thor: Ragnarok, Avengers: Infinity War
Trước Spider-Man: Homecoming, ai nấy đều công nhận là những bộ phim MCU đều diễn ra trong “thời gian thực”. Ví dụ như The Avengers công chiếu năm 2012 thì sự kiện trong phim đúng là diễn ra năm 2012, khá dễ hiểu đúng không?. Nhưng đến khi Homecoming – bộ phim công chiếu năm 2017 – lại nói rằng The Avengerslà sự kiện diễn ra trước đó 8 năm, tức là sự kiện The Avengers xảy ra năm 2009 hoặc Homecoming là năm 2020.
Trước đây đạo diễn Joe Russo đã “tự trách mình” rằng việc làm cho dòng thời gian bị nhảy “lộn xộn” là điều “vô cùng tội lỗi” và chủ tịch Marvel ông Kevin Feigehứa rằng họ sẽ công bố dòng thời gian chính thức sớm để làm cho người hâm mộ hiểu rõ. Và đúng như lời hứa của mình, trong quyển sách Marvel Studios: The First 10 Years, hãng đã cho các fan thấy dòng thời gian chính thức của tất cả các bộ phim từ trước cho tới nay (gần nhất là Infinity War).
Đội ngũ hùng hậu của Marvel Studios.
Thật là vô cùng “biết ơn” Marvel vì điều này, nhưng nếu để ý kỹ thì nó không thật sự làm rõ mọi thứ. Mọi thứ yên ổn từ trước 2017 nhưng sau năm 2017 thì khán giả bị quay mòng mòng về liên kết dòng thời gian của những bộ phim. Dòng thời gian cho thấy rằng Black Panther diễn ra một năm sau Captain America: Civil War, thế nhưng trong Black Panther thì sự kiện trong phim là sau một tuần sau sự kiện Civil War. Đó là khi T’Challa tiếp quản ngai vàng của cha mình là T’Chaka sau cái chết của ông, mà việc kế thừa ngai vàng thì thiết nghĩ không cần tới 1 năm đâu nhỉ!
Những cái tên nào sẽ sống sót sau “Avengers 4″?
Và điều vô cùng khó hiểu nữa là, Tony Stark từng nói một cách rõ ràng là The Battle of New York đã xuất hiện trong tâm trí anh ấy cách đây 6 năm. Nếu Infinity War thiết lập 2017, The Avengers phải là 2011, và điều này hoàn toàn mâu thuẫn với dòng thời gian mà Marvel đã công bố. Thêm nữa, Infinity War là sự kiện xảy ra tức thì sau Thor: Ragnarok (điều này thì không có gì bàn cãi), thế nhưng ai cũng biết Infinity War công chiếu hồi hè tháng 2018 trong khi Thor: Ragnarok lại hồi tháng 10.2017, đáng lẽ ra Thor: Ragnarok phải 2018 mới hợp lý đúng không!. Mà giả sử là năm 2018 đi nữa cũng không hợp lý, vì trong Thor: Ragnarok, Bruce Banner trong vai Hulk đã bị giam cầm ở đó tận 2 năm sau sự kiện Avengers: Age Of Ultron (2015). Thật sự là quá rối rắm!
Dòng thời gian trong vũ trụ điện ảnh Marvel
Trong tương lai sẽ còn có nhiều bộ phim được Marvel trình làng và tất nhiên sự liên kết giữa chúng là không thể thiếu. Câu hỏi đặt ra là sự rối rắm về dòng thời gian của nó liệu có ảnh hưởng đến “hứng thú” của người hâm mộ dành cho phim hay không? Tất nhiên là không, nếu không muốn nói là độ mong chờ mỗi bộ phim của Marvel ngày một tăng theo cấp số nhân.
Giờ thì ngồi chờ xem Avengers 4 công chiếu vào 3.5.2019 sắp tới sẽ càng làm các fan choáng ngợp và rối rắm đến mức độ nào nhé.
Theo saostar
Nhìn lại gia tài vai diễn "cameo" trên màn ảnh rộng đầy thú vị của thiên tài Stan Lee
Sự qua đời của thiên tài sáng tác truyện tranh Stan Lee khiến hàng triệu fan trên thế giới tiếc thương. Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc sẽ được lưu giữ mãi mãi về ông trên màn ảnh.
Stan Lee luôn đóng một vai khách mời nhỏ (cameo) nhưng không nhỏ trong những phim về siêu anh hùng mà ông sáng tác, như một vai trò bí ẩn mà ông muốn người xem hiểu được. Đó là Stan Lee, người dường như phi thường xuất hiện ở mọi thời gian và mọi vũ trụ của Marvel, lại luôn là người bình thường nhất, lẩn khuất giữa chúng ta.
Tuy đã nhiều lần góp mặt trên truyền hình, nhưng mãi đến năm 2000 Stan Lee mới đóng một vai khách mời cho phim điện ảnh. Đó là một vai người bán xúc xích trong phim X-Men, năm 2000.
Nhân vật của ông đã rất ngạc nhiên khi nghị sĩ Kelly trồi lên từ dưới nước, không mặc gì.
Vào năm 2002, ông lại xuất hiện trên màn ảnh với vai diễn một người đi ngang qua đường và vô tình cứu được một em bé trong phiên bản truyền hình được ra mắt năm 2002 của phim Spider-Man.
Ông cứu một em bé giữa đám đông náo loạn.
Stan Lee đóng cặp với Lou Ferrigno, diễn viên từng vào vai Hulk trong bộ phim cùng tên ra mắt năm 2003. Khi đó, cả hai cùng là những nhân viên bảo vệ.
Đây là vai diễn cameo đầu tiên mà thiên tài truyện tranh này có... lời thoại.
Ông cứu một người phụ nữ khi người nhện gây ra một cuộc náo loạn trong phim Spider-Man 2 (2004).
Trong phim Fantastic Four phiên bản năm 2005, Stan đã vào vai một nhân viên đưa thư tên là Willie Lumpkin, một nhân vật do chính ông tạo ra trong truyện tranh.
Nhân vật của ông lần này được "diễn xuất" hẳn hòi khi ông "chào" bộ Tứ siêu anh hùng khi gặp họ trong tòa nhà.
Stan "tỏ ra" cực kì ngạc nhiên khi Jean Grey sử dụng siêu năng điều khiển đồ vật của cô lần đầu tiên trong "X-Men: The Last Stand" ra mắt năm 2006.
Không phải ngày nào đi tưới cây ông cũng được chứng kiến cảnh dòng nước bay ngược lên trời.
Stan Lee đi "ké" đám cưới của cặp đôi siêu anh hùng trong Fantastic Four: Rise of the Silver Surfer năm 2007.
Ông ấy không hề được mời!
Trong Iron Man (2008), Stan Lee cũng đã đóng vai khách mời và Tony Stark "tưởng" rằng ông là Hugh Hefner, người sáng lập ra tạp chí... PlayBoy.
Giữa những quý cô xinh đẹp, Stan Lee trông khá giống người đã sáng lập ra tạp chí PlayBoy.
Ông còn đi ngang qua Peter Parker ở Quảng Trường Thời Đại trong Spider-Man 3 (2007).
Sau khi xem một bản tin về Spider - Man thì ông trao đổi qua loa với Peter Parker vài câu.
Trong đoạn after credit của The Incredible Hulk, năm 2008, Stan Lee xuất hiện với vai khách mời. Trong vai diễn, ông uống một hớp "nước giải khát" có ADN của Hulk như hớp một ngụm soda.
Loại "nước giải khát" có chứa ADN của Hulk.
Vai diễn khách mời của Stan Lee trong Iron Man 2 (2010) lại lần nữa bị nhầm lẫn với Larry King.
Tony Starks cứ hay lầm lẫn "cha đẻ" của Iron Man với những người khác.
Stan Lee không nhấc nổi cái búa của Thor trong Thor (2011) mặc dù ông đã ăn gian lôi nó bằng cả chiếc xe tải.
Stan Lee cố nhấc chiếc búa lên nhưng vẫn không được
Trong Captain America: The First Avenger, Stan Lee đóng vai một vị tướng lĩnh trong Thế Chiến thứ II, tham gia vào một cuộc hội đàm.
Ông hơi "lẫn" và nhìn nhầm người khác là Captain America.
Stan Lee xuất hiện trong một video được phát trên phim, với vai diễn một tuyển thủ cờ vua được "phỏng vấn" khi nói về các Avengers (2012).
Ông đã trả lời bằng thái độ nghi hoặc: "Siêu anh hùng ở New York á? Thôi đi!"
Lần làm khách mời thứ hai của ông trong phim đầu tiên về Avengers đã bị cắt khỏi phim. Nhưng nếu tìm thấy các đoạn phim bị cắt, bạn sẽ thấy ông ngồi ăn bên cạnh Captain America và... xúi anh xin số điện thoại của cô hầu bàn.
Ông đã gọi Captain là "Đồ Ngốc!".
Stan Lee "tinh nghịch" chấm cho một thí sinh thi hoa hậu điểm 10 trong Iron Man 3 (2013).
Tất nhiên là ông phải vào vai một giám khảo trong cuộc thi sắc đẹp rồi.
Một lần nữa, Stan Lee lại xuất hiện trong tác phẩm dựa trên truyện tranh của mình. Lần này là Thor: The Dark World (2013). Stan vào vai bệnh nhân ở một viện tâm thần.
Stan cho Erik Selvig mượn một chiếc giày
Stan Lee lại vào vai một nhân viên bảo an, lần này, ông là người đánh mất bộ đấu phục của Captain America trong Captain America: The Winter Soldier (2014).
Stan lo sợ rằng mình sẽ bị đuổi việc vì sơ sót này.
Rocket, chú chồn trong Guardians of the Galaxy (2014) đang theo dõi Stan Lee mê hoặc một cô gái.
Ông quả là một người đào hoa.
Stan Lee xuất hiện trong vai một bác sĩ quân y trong Avengers: Age of Ultron (2015), người đã "nhậu" thứ men của Asgard và bị say bí tỉ.
Ông uống quá say thứ men thần kỳ và xỉn.
Trong Ant-Man (2015), Stan Lee lại trở thành một nhân viên pha chế thân thiện nhưng khó chịu.
Ông xuất hiện trong câu chuyện "rap" dài dằng dặc mà Luis đã kể cho Scott Lang (Người Kiến).
Stan Lee xuất hiện trong câu chuyện kể bằng "rap" của Luis.
Trong Deadpool phần đầu ra mắt năm 2016, Stan Lee xuất hiện trong vai trò một người dẫn chương trình tại một câu lạc bộ... múa không mặc đồ
Stan không bao giờ là quá già để tham gia vào những cuộc vui như thế này
Trong Captain America: Civil War (2016), Stan Lee lại hóa thân thành một nhân viên bưu điện, người vận chuyển một gói hàng cho Tony Stark.
Câu thoại của ông: "Cái này là chuyển cho Tony Stark!".
Trong X-Men Apocalypse (2016), ông ấy và người vợ ngoài đời của mình, xuất hiện trong một phân cảnh khi Apocalypse dùng sức mạnh của mình khai hỏa toàn bộ vũ khí hạt nhân trên thế giới lên trời.
Quả là một cặp đẹp đôi.
Trong "Doctor Strange", Stan Lee xuất hiện trên một chuyến xe bus ở thành phố New York, đọc một quyển sách.
Trong trận chiến giữa Doctor Strang, Mordo và Kaecilius.
Vai diễn của ông trong Guardians of the Galaxy Vol. 2 là một nhân vật bí ẩn, mặc đồ phi hành gia và ngồi... buôn chuyện với 3 Celestial Beings.
Ông ngồi buôn chuyện với các đấng siêu nhiên như những người bạn.
Trong Spider-Man: Homecoming (2017), Stan Lee vào vai Gary, một ông già khó chịu gào thét, la mắng người Nhện qua cửa sổ.
Ông nói: "Đừng để ta phải đích thân xuống dưới đó, thằng quỷ hư hỏng!". Vì Người Nhện đã gây ra một vụ khá ồn ào và làm phiền tới Gary
Năm 2018, Stan Lee lại tham gia vào một vai khách mời nữa trong bom tấn Black Panther. Ông vào vai một tay chơi bài ở casino.
Stan Lee xuất hiện trong một đoạn của phim "Black Panther"
Trong Avengers: Infinity War, Stan Lee lại vào vai người lái xe bus chở Người Nhện tới trường.
Ông tài xế này khá khó chịu với việc đám nhóc cứ lao nhao lên chỉ vì thấy một cái... phi thuyền. Ông quát: "Mấy đứa bị sao vậy? Chưa thấy phi thuyền bao giờ hay sao?"
Ngoài ra, Stan Lee còn xuất hiện một cách gián tiếp trong Deadpool 2 (2018) dưới hình ảnh một bức tranh đường phố được vẽ trên tường của một tòa nhà.
Stan Lee cũng xuất hiện trong Deadpool 2 một cách gián tiếp
Trong Ant-Man and The Wasp (2018), chiếc xe hơi của Stan Lee bị dính đạn thu nhỏ ngay trước mắt ông.
Stan Lee xuất hiện trong Ant Man and the Wasp
Ông chuẩn bị bước vào xe, thì một chiếc đĩa thu nhỏ bay tới và thu nhỏ chiếc xe của ông, Stan Lee kêu trời: "Hồi những năm 60 thì vui thật, nhưng bây giờ tôi mới phải trả già cho những trò vui đó đây này!". Ý nói, ông đã ăn chơi hơi quá đà hồi còn trẻ và bây giờ ông bị ảo giác cho rằng chiếc xe của mình bị thu nhỏ lại.
Và gần đây nhất, Stan Lee bước qua Venom khi đang dắt chó đi dạo.
Stan Lee xuất hiện trong đoạn cuối của Venom
Trong đoạn giới thiệu cuối phim, nhân vật của Stan Lee được để tên là: "Dapper, người dắt chó". Ông đã đưa ra một lời khuyên cho Venom, đó là: "Đừng từ bỏ cô ấy, cũng như chính bản thân anh", một cách thông thái.Trong đoạn giới thiệu cuối phim, nhân vật của Stan Lee được để tên là: "Dapper, người dắt chó". Ông đã đưa ra một lời khuyên cho Venom: "Đừng từ bỏ cô ấy, cũng như chính bản thân anh".
Stan Lee còn xuất hiện với tư cách diễn viên khách mời cho khá nhiều chương trình truyền hình về các siêu anh hùng Marvel cũng như những phim điện ảnh về siêu anh hùng như: Daredivel, Fisted, The Gifted, The Amazing Spider man...
Cho đến lúc này, chúng ta mới chợt nhận ra đó chính là cách mà Stan Lee nhắc nhở rằng các siêu anh hùng chính là di sản và nhiệm vụ của ông đối với thời đại của "Pop Culture" (Văn hóa đại chúng). Và khi ông cho rằng nhiệm vụ của ông đã xong, thì ông thực hiện hệt như câu nói cuối cùng mà Enstein để lại: "Tôi đã làm xong nhiệm vụ của mình, giờ thì tôi phải đi". Câu nói từ vĩ nhân gửi đến một vĩ nhân khác.
'Người Kiến & Chiến binh Ong' đại thắng tại Trung Quốc Khán giả quốc gia tỷ dân đóng góp tới hơn 122 triệu USD cho tổng doanh thu của "Ant-Man and The Wasp". Đó là con số mà bất cứ bộ phim siêu anh hùng nào đều mong muốn ở Trung Quốc. Hãng Disney mới tung ra Ant-Man and The Wasp dưới định dạng DVD, Blur-ray, 4K và VOD hôm 17/10, qua đó chính...