Mark Zuckerberg từng từ chối bán Facebook cho Yahoo vì ‘chẳng biết làm gì với 1 tỷ USD’
Khi Yahoo đề nghị mua Facebook với giá 1 tỷ USD năm 2006, nhà sáng lập Mark Zuckerberg nói ông không biết sẽ làm gì với số tiền này, có thể sẽ lại xây dựng một Facebook khác.
Yahoo từng đề nghị mua Facebook năm 2006 với giá 1 tỷ USD. Theo cuốn sách mới xuất bản về Facebook mang tên “An Ugly Truth” (Một sự thật xấu xí), hai tác giả Sheera Frenkel và Cecillia Kang viết Ban quản trị và các cố vấn Facebook nói ông Zuckerberg có thể ra đi với nửa tỷ USD và làm bất kỳ điều gì mình muốn.
Tuy nhiên, một tháng sau, ông trả lời thành viên Ban quản trị Peter Thiel và nhà đầu tư mạo hiểm Jim Breyer rằng mình không biết sẽ làm gì với số tiền ấy. Nếu chấp nhận, ông có thể lại xây dựng một nền tảng mạng xã hội khác tương tự Facebook.
Trên hết, lý do khiến ông từ chối Yahoo là tự tin Facebook có thể lớn mạnh hơn nữa.
Theo CNN, hai tác giả “An Ugly Truth” đã thực hiện hơn 1.000 giờ phỏng vấn với các lãnh đạo, nhân viên cũ và mới, các cố vấn… của Facebook.
Video đang HOT
Từ năm 2004 tới 2007, nhiều công ty ngỏ ý muốn mua lại Facebook, chẳng hạn Friendster, Google, Viacom, MySpace, News Corp. Tuy nhiên, lời đề nghị của Yahoo năm 2006 là béo bở nhất. Theo cuốn sách, nhân viên Facebook nói với ông chủ nên đồng ý bán mình cho Yahoo.
Sau khi ông Zuckerberg từ chối, toàn bộ nhóm quản lý đã nghỉ việc để phản đối. “Điều đau lòng không phải là bác bỏ đề nghị mà là phần lớn công ty bỏ đi vì họ không tin vào những gì chúng tôi đang làm”, người sáng lập Facebook đã nói như vậy, vẫn theo cuốn “An Ugly Truth”.
Thực tế cho thấy ông chủ Facebook đã đúng. Từ một startup nhỏ bé, Facebook đã trở thành nền tảng mạng xã hội lớn nhất hành tinh với giá trị thị trường gần 1.000 tỷ USD, trong khi Yahoo từ một gã khổng lồ Internet đã bị Verizon “bán tháo” cho một công ty tư nhân với giá vỏn vẹn 5 tỷ USD.
Forbes khuyên người dùng ngừng sử dụng Facebook Messenger
Facebook đang bỏ qua nhiều khuyến cáo về quyền riêng tư và chậm trễ cập nhật bảo mật cho Messenger.
Zak Doffman, cây viết chuyên về bảo mật trên Forbes cho rằng Facebook đang trì hoãn tung ra bản cập nhật quan trọng, thêm tính năng mã hóa dữ liệu cho Messenger mà không có lý do.
Vào tháng 5, ông Ken McCallum, người đứng đầu cơ quan an ninh MI5 của Anh cho biết việc trì trệ nâng cấp bảo mật của Facebook có thể khiến các vấn nạn trên mạng trở nên trầm trọng hơn.
Phiên bản cập nhập bảo mật của Messenger đang bị Facebook trì hoãn.
Forbes nhận định việc Facebook không mã hóa tin nhắn trên Messenger là không tôn trọng dữ liệu người dùng. Vào năm 2018, trong bài phỏng vấn với Vox CEO Mark Zuckerberg thừa nhận công ty này có thể nhận biết những tin nhắn có nội dung nhạy cảm, và chặn người dùng gửi các tin nhắn như vậy.
Trong khi đó, ứng dụng nhắn tin WhatsApp - cũng thuộc sở hữu của Facebook - lại có tính năng mã hóa đầu cuối. Do vậy, ngoài những người trong cuộc trò chuyện, không ai, kể cả Facebook, có thể biết được nội dung tin nhắn.
Theo Forbes , việc Facebook cố tình kéo dài thời gian nâng cấp bảo mật chỉ như một cách nhằm bảo vệ WhatsApp. Hiện nay, ba nền tảng thuộc sở hữu của Facebook là Messenger, Instagram và WhapsApp đang phục vụ tới hơn một nửa dân số toàn cầu.
"Chúng ta cần phải mã hóa mọi cuộc trò chuyện trên tất cả các nền tảng. Nếu không, các công ty sẽ bán dữ liệu của người dùng và thu lợi từ đó", chuyên gia Jake Moore của công ty bảo mật ESET nói với Straight Talking Cyber .
Ba ứng dụng này đang tạo ra một siêu tổ hợp dữ liệu và chúng ngày càng khiến người dùng trở nên gắn kết hơn. Theo Zak Doffman, việc kết hợp cả ba nền tảng này vào chung một ứng dụng trò chuyện trực tuyến có thể giải quyết được vấn đề bảo vệ quyền riêng tư. Tuy nhiên, Facebook sẽ không bao giờ làm vậy vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Ngoài ra, một trong những vấn đề lớn nhất là tình trạng người xấu tiếp cận trẻ em thông qua Messenger. Hiện nay, Messenger cho phép mọi người nhắn tin cho nhau mà không cần lưu số điện thoại hoặc kết bạn từ trước.
Theo NSPCC, tổ chức bảo vệ quyền trẻ em, tính năng này khiến nhiều người lớn có thể tiếp cận trẻ em qua Messenger, dẫn tới những vụ lạm dụng. David Wilson, kẻ bị kết tội dâm ô trẻ em tại Anh đầu năm nay từng khai với cảnh sát hắn sử dụng Messenger để tiếp cận nhiều trẻ hơn.
NSPCC đang gây sức ép để Facebook thay đổi giống WhatsApp, ứng dụng cũng thuộc sở hữu Facebook. Ở WhatsApp, chỉ những người đã lưu số điện thoại của nhau mới có thể nhắn tin.
"Bước đầu tiên để giữ an toàn cho người dùng là bạn phải có một hệ thống bảo mật mạnh mẽ. Chúng tôi nghĩ rằng các chính phủ không nên cố gắng khuyến khích những công ty công nghệ đang sử dụng hệ thống bảo mật yếu kém", người đứng đầu của WhatsApp, Will Cathcart cho biết vào tháng trước.
Việc mã hóa Messenger gần như là một động thái không hề tồn tại và điều duy nhất Facebook đang làm là cố gắng kiểm soát các nội dung độc hại.
Ông chủ Facebook tươi cười với phó tướng giữa tin đồn bất hòa Mark Zuckerberg cùng đi bộ và cười nói với giám đốc vận hành Sheryl Sandberg, trong bối cảnh có tin đồn quan hệ giữa hai bên tổn hại trầm trọng. Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg được nhìn thấy cười nói với nhau hôm 8/7 trong lúc đi bộ quanh khu Sun Valley Lodge ở bang Idaho, nơi họ đang tham gia hội thảo...