Mark Zuckerberg là vấn đề lớn nhất của Facebook
Facebook đang đối mặt với nhiều bê bối và áp lực, nhưng có ý kiến cho rằng vấn đề lớn nhất của mạng xã hội này chính là CEO Zuckerberg.
“Tôi rất đồng cảm với Mark Zuckerberg. Ông ấy chưa bao giờ có ý định tạo ra một nền tảng gây thù hận, nhưng lại cho phép các lựa chọn với nội dung gây chia rẽ và thù hận tồn tại nhiều hơn, được tiếp cận nhiều hơn trên nền tảng của mình”, Frances Haugen, từng là quản lý tại Facebook, nói với WSJ hôm 3/10.
Haugen chính là người đã điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 5/10, tố cáo công ty cũ về các chiến lược cực đoan và gây tổn hại đến cộng đồng.
Mark Zuckerberg trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ năm 2019.
Theo đánh giá của Inc , Haugen vẫn “hào phóng” khi nhận xét về phong cách lãnh đạo của Zuckerberg. Bởi trên thực tế, ông gần như kiểm soát hoàn toàn công ty và “không cho phép lựa chọn được đưa ra”.
Trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ, Haugen nói Facebook đã tạo ra một hệ thống khuếch đại sự chia rẽ và cực đoan, cũng như chọn cách tối đa hóa lợi nhuận thay vì thực hiện các biện pháp kiểm duyệt và bảo vệ trên nền tảng của mình, nhất là đối với trẻ em. Bà không nhắm thẳng vào lãnh đạo của mình, nhưng cho rằng giới thượng tầng của mạng xã hội, mà ở đây là Zuckerberg, đã gây ra mọi vấn đề của hiện tại.
Một số nguồn nội bộ cho biết, Zuckerberg có phong cách lãnh đạo rất độc đoán, không thể bị lay chuyển khi đã đưa ra quyết định. Nếu cảm thấy điều gì không ổn, ông có thể thay đổi nó và không ai có thể can thiệp gì được.
Video đang HOT
Như nhiều nhà sáng lập khác, ông coi Facebook là “của mình”. Thực tế, mạng xã hội của hiện tại đang hoạt động chính xác như Zuckerberg mong muốn. Điều đó dẫn đến một vấn đề quan trọng: mọi thăng trầm đều phụ thuộc vào một lãnh đạo.
“Chiến lược phụ thuộc lãnh đạo không hiếm trong môi trường doanh nghiệp. Họ có thể rất thành công trong việc đưa công ty tiến xa. Nhưng họ cũng không thể nhìn ra điểm mù khổng lồ từ những ý tưởng tốt nhất của họ”, Inc bình luận.
Mark Zuckerberg luôn khẳng định Facebook là một nền tảng tốt đẹp, nơi để mọi người có thể chia sẻ mọi thứ. Ông mơ mộng về vùng đất mà mình tạo ra, nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Ngoài Haugen, không ít nhân viên cũ đã lên tiếng tố cáo Facebook thời gian qua. Họ nói mạng xã hội này biết rõ mức độ ảnh hưởng xấu đến thế giới, gây ra những thiệt hại tới người dùng ra sao, nhưng vẫn cố tình duy trì để vận hành cỗ máy sinh ra lợi nhuận cao.
Tương tự, theo The Guardian , mọi hành động của Facebook chủ yếu xuất phát từ Zuckerberg. Ông tự tin rằng mọi người có thể thấy các suy nghĩ của ông khó nuốt trôi, nhưng lại cần thiết để duy trì tính toàn vẹn của chính sách phát ngôn trên Facebook. Một số nhân viên từng thuyết phục ông nghĩ lại về chiến lược này, nhưng ông phớt lờ lời khuyên của họ.
Với những hành đông độc đoán, không ít lần các nhà đầu tư kêu gọi Zuckerberg rời vị trí điều hành. Theo hồ sơ của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) năm 2019, gần 68% các nhà đầu tư Facebook yêu cầu người đứng đầu mạng xã hội lớn nhất thế giới từ nhiệm. Dù tỷ lệ áp đảo, điều này mang lại rất ít tác dụng vì Zuckerberg kiểm soát đa số cổ phiếu có quyền biểu quyết trong công ty.
Tâm thư bị phản đối
Facebook đang gặp hai sự cố lớn liên tiếp: các dịch vụ của mạng xã hội ngừng kết nối hôm 4/10 và việc quản lý cũ Haugen điều trần trước Thượng viện Mỹ nhằm chống lại Facebook hôm 5/10.
Mark Zuckerberg sau đó đã viết một “tâm thư” dài trên trang cá nhân. Ông phủ nhận toàn bộ các cáo buộc mà Haugen đề cập về ưu tiên lợi nhuận để gây tác hại cho cộng đồng.
“Lập luận rằng chúng tôi cố tình ưu tiên nội dung khiến mọi người tức giận, từ đó thu lợi nhuận là phi logic. Chúng tôi kiếm tiền từ quảng cáo và nhà quảng cáo cũng luôn nói với chúng tôi rằng họ không muốn nội dung của mình gắn với các bài viết gây phẫn nộ”, ông viết.
Ông cũng phủ nhận các cáo buộc liên quan đến việc Instagram dung túng cho các nội dung gây hại đến trẻ vị thành niên, cũng như đưa ra ví dụ về Messenger Kids là nền tảng an toàn với trẻ em. Cuối bài, ông tỏ ý đồng cảm với nhân viên của mình, cả với những người đã đánh giá sai về công ty, đồng thời mong muốn họ tiếp tục làm những điều đúng đắn hơn để cải thiện các nền tảng.
Dù vậy, ở phần bình luận, nhiều người nghi ngờ lời nói của Zuckerberg. “Có ai kiểm chứng sự thật những gì ông nói hay không?”, một tài khoản bình luận và nhận gần 10.000 lượt thích. “Tin giả vẫn lan tràn, ông không kiểm soát nổi. Hành vi quấy rối và bắt nạt vẫn tồn tại, tôi chứng kiến hàng ngày. Tôi phát ngán với các ý kiến ông nói nhưng không làm”, một tài khoản khác nêu.
Một số người thậm chí cho rằng những lời CEO này đưa ra là dối trá và khẳng định sẽ sớm rời nền tảng vì những tiêu cực mà mạng xã hội gây ra. Chỉ số ít cho biết ủng hộ Zuckerberg.
“Mỗi khi Zuckerberg nói về việc trao cho mọi người sức mạnh xây dựng cộng đồng, hãy nhớ ông ấy mới thực sự nắm giữ quyền lực khi nói đến Facebook. Và khi mọi người cố gắng hành động, ông ta sẽ dùng sức mạnh của mình để kiểm soát”, Inc đánh giá. “Đó chính xác là lý do tại sao Mark Zuckerberg lại là vấn đề lớn nhất của Facebook”.
Nhân viên Facebook lén theo dõi phụ nữ
Một cuốn sách vừa xuất bản tiết lộ những vấn đề trong cách quản lý dữ liệu người dùng của Facebook, bao gồm việc cho phép mọi lập trình viên truy cập thông tin người dùng.
Theo thông tin được tiết lộ trong cuốn sách về Facebook vừa xuất bản, một nhân viên công ty này đã truy cập dữ liệu người dùng để theo dõi vị trí của bạn gái, quan điểm chính trị, sở thích và nhiều ảnh đã xóa của cô. Những thông tin này đều được thu thập qua Messenger và Facebook. Vụ việc được phát hiện năm 2015, và hàng loạt nhân viên đã bị sa thải vì vi phạm dữ liệu tương tự.
Nhân viên nói trên có buổi hẹn với một cô gái vào năm 2014, mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, vì không nhận được tin nhắn từ cô sau hơn 24 giờ, anh ta lo lắng và quyết định tìm thông tin của cô trong kho dữ liệu của Facebook. Nhân viên này đã biết được chính xác địa chỉ khách sạn cô đang ở theo thời gian thực.
Alex Stamos, Giám đốc Bảo mật Facebook đã siết chặt chính sách tiếp cận dữ liệu sau khi sự việc xảy ra.
Không những vậy, người này còn biết được nhiều thông tin khác như quan điểm chính trị, sở thích hay lối sống. Tất cả được hệ thống thu thập qua tin nhắn trên Messenger, các sự kiện đã tham dự, hình ảnh được đăng tải (kể cả đã xóa) và những bài viết từng tương tác trong hàng năm trời. Vài buổi hẹn khó có thể cho ta biết nhiều như vậy về một người.
Đây là 1 trong 52 nhân viên Facebook bị sa thải với lý do lợi dụng thông tin người dùng vì mục đích cá nhân trong khoảng thời gian từ tháng 1/2014- 8/2015. Tất cả được kể lại trong cuốn An Ugly Truth: Inside Facebooks Battle for Domination (tạm dịch: Sự thật xấu xí: Bên trong cuộc chiến giành ưu thế của Facebook).
Từ những ngày đầu thành lập, hệ thống thông tin của Facebook luôn được đảm bảo sao cho mọi nhân viên có thể tiếp cận dễ dàng. Đây là phương châm đặt ra bởi chính nhà sáng lập Mark Zuckerberg nhằm xóa bỏ rào cản thủ tục làm giảm năng suất.
"Không có rào cản gì ngoài lương tâm để ngăn nhân viên lạm dụng thông tin cá nhân người dùng", tác giả cuốn sách viết. Đa số các trường hợp vi phạm đều mang tính chất giống câu chuyện trên: nhân viên nam tìm thông tin của người phụ nữ họ theo đuổi.
Theo phát ngôn viên Facebook, công ty không bao giờ chấp nhận những trường hợp này và sẽ đuổi việc ngay khi phát hiện. Kể từ 2015, Facebook đã tăng cường quán triệt nhân viên cũng như nâng cấp hệ thống phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, tác giả của cuốn sách cho biết những nỗ lực trên không giúp ích nhiều vì đây là vấn đề ở trong chính hệ thống Facebook.
Sau khi Mark Zuckerberg biết đến những vụ lạm dụng vào tháng 9/2015, giám đốc bảo mật khi đó Alex Stamos đã đề xuất cắt giảm số lượng nhân viên có quyền truy cập kho dữ liệu. Con số bị cắt từ hơn 16.000 xuống còn dưới 5.000, và chỉ có không đến 100 nhân viên có thể tiếp cận thông tin tuyệt mật như mật khẩu. Stamos còn đề nghị yêu cầu nhân viên phải nộp đơn chờ thông qua trước khi lấy dữ liệu nhưng bị các lãnh đạo khác của Facebook bác bỏ.
Theo lời một cựu nhân viên được phỏng vấn trong sách, những giải pháp như trên khó có thể được thực hiện vì chúng đi ngược lại với suy nghĩ của Mark Zuckerberg.
Chiếc email viết nhầm 'Facebook' thành 'Fecebook' của Steve Jobs và cuộc chiến kéo dài cả thập kỷ giữa Apple và Facebook Hai gã nhà giàu Facebook, Apple "ghét" nhau từ thời Steve Jobs. Apple giới thiệu iPad năm 2010 nhưng đến tháng 10/2011 mới có ứng dụng Facebook cho iPad. Trong thời gian này, một kỹ sư Facebook thậm chí còn bỏ cuộc và viết trên blog lý do trì hoãn là vì quan hệ căng thẳng với Apple. Tháng 7/2011, Giám đốc phần...