Marie Kondo hướng dẫn 5 quy tắc vàng để tiết kiệm chi phí và mang lại sự thư thái, vui vẻ
Rồi bạn sẽ thấy tất cả không đơn thuần chỉ là việc dọn dẹp không gian sống, sự thư thái, nhẹ nhõm chúng ta nhận được sau đó còn có ý nghĩa hơn nhiều.
Từ nhà bếp tới tủ quần áo hay văn phòng làm việc, bất cứ sự lộn xộn ở không gian nào cũng khiến chúng ta cảm thấy nặng nề, bí bách. Sự bừa bộn, cho dù là nhẹ cũng có hại cho sức khỏe tinh thần của con người.
Với lối sống tối giản, bạn có thể dễ dàng phá bỏ “gông cùm” mà tất cả những thứ lộn xộn ấy đè nặng lên chúng ta. Chuyên gia tổ chức người Nhật Marie Kondo, tác giả của cuốn sách “Phép màu thay đổi cuộc sống của việc dọn dẹp” thực sự là cứu cánh giúp những người muốn đi theo chủ nghĩa tối giản có được định hướng đúng đắn.
Marie Kondo
Theo Marie, cho dù là một chiếc cốc uống cà phê hay món đồ trang sức, bạn đừng bao giờ giữ lại nếu nó không có khả năng “khơi dậy niềm vui” cho chúng ta.
Tuân theo nguyên tắc ấy, sau đây là những quy tắc giúp bạn sống như một người theo chủ nghĩa tối giản. Rồi bạn sẽ thấy không đơn thuần chỉ là việc dọn dẹp không gian sống, sự thư thái, nhẹ nhõm và vui vẻ chúng ta nhận được sau đó còn có ý nghĩa hơn nhiều.
1. Loại bỏ những món đồ trùng lặp
Hầu hết mọi người chỉ cần 1 bộ đế lót ly hay 1 bộ cốc đo lường. Nếu bạn đang sở hữu nhiều món đồ trùng lặp nhau, hãy đặt tất cả các bản sao vào một chiếc hộp, sau đó cất hộp ở vị trí khuất tầm nhìn trong vòng 1 tháng.
Sau 30 ngày, nếu không có nhu cầu mở hộp ra, nghĩa là bạn không cần dùng đến những món đồ đó. Hãy đem tặng hoặc bán lại để giải phóng không gian căn nhà.
2. Thực hiện thử thách 333 đối với quần áo
Quần áo là một trong những món đồ khó khăn để quyết định vứt bỏ, nhất là đối với phụ nữ. Tuy nhiên nếu muốn sống tối giản thì buộc lòng bạn phải loại bỏ bớt tủ đồ của mình.
Hãy thực hiện thử thách 333 để tìm ra thứ mà bạn cần bỏ đi. Đầu tiên, bạn hãy chọn lựa ra 33 món đồ hoặc ít hơn, bao gồm cả quần áo thể thao, đồ trang sức và các phụ kiện khác. Riêng nhẫn cưới và quần áo ngủ không được tính trong danh sách này.
Sau đó bạn hãy đóng hộp tất cả các món đồ còn lại, cất vào một góc riêng. Chúng ta cần cố gắng sử dụng 33 món đồ đó trong suốt 3 tháng.
Nếu bạn có thể vượt qua 90 ngày mà không mở hộp thì hãy loại bỏ số quần áo ấy ra khỏi tủ.
3. Thực hiện thử thách 100 món đồ
Thử thách 100 món đồ là phương pháp tiếp cận tích cực đối với những người muốn sở hữu lối sống tối giản. Danh sách 100 thứ này thuộc về các món đồ cá nhân, không bao gồm đồ dùng cần thiết cho hộ gia đình như tủ lạnh, bồn rửa…
Thử thách không giới hạn thời gian cũng không đưa ra danh sách món đồ cụ thể, mỗi người có thể tự điều chỉnh và thay đổi trong quá trình thực hiện. Đó thực sự là một cam kết không dễ dàng, bạn buộc lòng phải giới hạn đồ đạc của mình trong con số 100.
Tuy nhiên nhiều người theo đuổi nó đã thấy rằng ít đồ đạc hơn khiến chúng ta tận hưởng một cuộc sống chất lượng và có tính xây dựng hơn. Số lượng đồ đạc giảm đi, chúng ta sẽ có xu hướng tập trung vào chất lượng và giữ gìn bảo quản tốt hơn.
4. Quy tắc “1 vào 1 ra”
Không có gì sai khi bạn mua những món đồ mới bằng số tiền mình tự kiếm được. Tuy nhiên để đảm bảo sự tối giản thì bạn nên loại bỏ 1 món đồ cũ trước khi mua 1 sản phẩm mới.
Không nhất thiết món đồ cũ và mới phải giống nhau, bạn có thể mua 1 đôi giày mới nhưng loại bỏ đi 1 chiếc khăn cũ.
5. Đánh giá lại những món đồ mang giá trị tình cảm
Một trong những thử thách khó thực hiện nhất đối với mọi người chính là dọn dẹp các món đồ có giá trị tình cảm. Chúng tạo ra kết nối cảm xúc với bạn nhưng lại không phù hợp với nguyên tắc dọn dẹp và lưu trữ tối giản.
Trường hợp này bạn hãy nhờ cậy đến người xung quanh, đề nghị họ giúp đánh giá xem món đồ ấy có thực sự cần giữ lại hay không ngoài giá trị tình cảm.
Sau khi thu được kết luận, bạn có thể tặng những món đồ mình từng yêu quý cho người khác để chúng tiếp tục có ích với đời.
Một vài lưu ý khác
Bên cạnh những quy tắc chính như trên, sau đây là một vài lưu ý khác để chúng ta tối giản lối sống của bản thân:
- Chuyển tới một ngôi nhà có kích thước nhỏ hơn, tiết kiệm chi phí cho nhà ở.
- Giảm kích thước tủ lạnh, giá tiền mua tủ lạnh sẽ rẻ hơn lại tốn ít điện năng và dễ kiểm kê thực phẩm.
- Sử dụng hộp đựng thực phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần để giảm thiểu tối đa túi nilon.
- Sử dụng đồ nội thất tích hợp chức năng như ghế đẩu có khoang lưu trữ. Bạn chỉ phải mua 1 món đồ thay vì 2, tiết kiệm tiền mà nhà cửa lại gọn gàng.
- Đầu tư vào chất lượng sản phẩm, giúp tiết kiệm tiền về lâu về dài.
- Tối giản trên mạng xã hội, chỉ tham gia những nền tảng thực sự mang lại giá trị cho bạn hoặc giúp chúng ta kết nối với người nhà, bạn bè thân. Hãy xóa bỏ các ứng dụng, nền tảng còn lại, bạn sẽ không mất thời gian, tâm trí vào những thứ lộn xộn vô nghĩa nữa.
Mẹ Việt sống ở Nhật hướng dẫn phương pháp tối giản Marie Kondo áp dụng cho tủ lạnh vừa và nhỏ của gia đình
Chị Quỳnh Anh đã áp dụng phương pháp tối giản Marie Kondo để tối ưu không gian bên trong tủ lạnh và giúp công cuộc nấu ăn trong tuần dễ chịu hơn.
Chị Nguyễn Lê Quỳnh Anh hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị Quỳnh Anh đã sống tại Nhật được 11 năm và bắt đầu học theo lối sống tối giản từ 3 năm trước đây.
Phương pháp sống tối giản mà chị Quỳnh Anh làm theo là phương pháp tối giản của thánh nữ dọn dẹp Marie Kondo. Khi áp dụng phương pháp này, chị Quỳnh Anh nhận thấy việc làm bếp núc dễ chịu và nhãn nhã hơn rất nhiều.
Tiêu chí của chị Quỳnh Anh khi áp dụng phương pháp tối giản sẽ là:
- Gọn gàng dễ sử dụng.
- Không mất quá nhiều công sức, không cần quá đẹp. Quan trọng là phương pháp đơn giản để duy trì.
- Giảm rác thải nhựa, hạn chế túi dùng 1 lần.
Chị Quỳnh Anh sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân của mình sau khi áp dụng phương pháp tối giản này cho chiếc tủ lạnh vừa và nhỏ của gia đình. Bạn cũng có thể học theo để áp dụng cho chính chiếc tủ lạnh của nhà mình để không gian bên trong tủ và công cuộc nấu ăn trong tuần dễ chịu hơn.
Mẹ Việt ở Nhật hướng dẫn sắp xếp tủ lạnh ngăn nắp. Nguồn video: Youtube Anhchankitchen.
Chiếc tủ lạnh trong căn bếp của gia đình chị Quỳnh Anh.
1. Với ngăn đông chị Quỳnh Anh sử dụng các túi zip silicon chịu nhiệt
Loại túi này có thể tái sử dụng được để đựng đồ. Túi zip silicon là loại túi được làm từ 100% silica gel có trong cát, không độc hại và thân thiện với môi trường. Những chiếc túi này được chị Quỳnh Anh mua ở trang thương mại điện tử Amazon của Nhật.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm diện tích tủ đáng kể so với khi sử dụng hộp đựng.
- Thân thiện với môi trường, mà gia đình lại dùng được lâu dài, tiết kiệm chi phí.
- Cẩn thận hơn, bà nội trợ có thể tìm mua loại túi zip silicon đáp ứng được tiêu chuẩn BPA Free (hiểu đơn giản là không chứa chất BPA nguy hiểm cho sức khỏe). Với chị Quỳnh Anh, chị không khắt khe về khoản này nên đã chọn các sản phẩm túi zip silicon có mức giá hợp lý là mua được.
Gia đình chị Quỳnh Anh thường sử dụng túi zip silicon để đựng thực phẩm tươi sống.
2. Chia thịt cá và cắt sẵn luôn theo mục đích sử dụng rồi bảo quản
Bằng cách này khi đến lúc cần nấu chị Quỳnh Anh sẽ không phải cắt thêm lần nữa.
3. Viết hoặc dán tem bên ngoài túi, hộp đựng
Chị Quỳnh Anh chọn cách viết lên túi cho nhanh, lúc dùng xong rửa xà phòng là đi hết.
Ưu điểm:
- Viết tem bên ngoài sẽ không cần mở cũng biết bên trong là gì.
- Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu nấu nướng nhanh chóng hơn.
- Cẩn thận hơn các bà nội trợ có thể ghi thêm ngày mua để biết hạn sử dụng của thực phẩm.
Chị Quỳnh Anh chọn cách viết lên túi cho nhanh, lúc dùng xong rửa xà phòng là đi hết.
Với các hộp nhựa thì sẽ dán tem cẩn thận như thế này.
4. Đồ cũ để riêng ở bên trên hoặc để ở chỗ dễ lấy, ưu tiên dùng trước
5. Sắp xếp đồ thẳng đứng, theo chiều dọc
Tuyệt đối không xếp kiểu chồng lên nhau vì lúc tìm đồ không thấy sẽ xảy ra tình trạng bới làm loạn thứ tự đã sắp xếp.
Bằng cách này sẽ tránh được cảnh lúc tìm đồ không thấy phải bới làm loạn thứ tự đã sắp xếp.
6. Tận dụng các túi giấy để đựng rau củ, chia ngăn.
Hiện tại, vợ chồng chị Quỳnh Anh đang sống trong một căn hộ khoảng 50 mét vuông. Nhà ở Nhật tuy nhỏ nhưng thiết kế rất tận dụng không gian nên hai vợ chồng vẫn thấy thoải mái trong sinh hoạt.
Căn bếp của gia đình chỉ tầm 4-5 mét vuông nên tất nhiên đồ bếp và tủ lạnh cũng nhỏ tỉ lệ thuận với không gian. Chị Quỳnh Anh cũng muốn đổi một chủ tủ lạnh lớn hơn nhưng điều kiện chưa cho phép, hoặc khi nào không gian sống lớn hơn sẽ suy nghĩ đến việc này.
" Trước đây mình cũng hay nấu sẵn đồ ăn để làm bento mà trong bối cảnh ít ra khỏi nhà như bây giờ thì mình không nấu sẵn nữa, trừ một số đồ muối chua.
Đối với siêu thị ở Nhật thì họ vẫn bán hàng bình thường nên chúng mình may mắn không phải dự trữ rau củ, trái cây nhiều.
Khi mua hàng ở siêu thị Nhật họ hay nhét cho túi nilon nhỏ để đựng thịt cá vào. Mình không thích kiểu này lắm nhưng vẫn tận dụng các túi này để chia thức ăn, xong dùng tiếp để đựng rác nhà bếp. Một tuần chúng mình chỉ có 1 ngày vứt loại rác này.
Khi đi chợ hay siêu thị mình đều có mang túi chuyên dụng hay giỏ xách. Hôm nào quên thì sẽ lấy luôn thùng carton của siêu thị để đựng" , chị Quỳnh Anh chia sẻ.
Ảnh và video: NVCC
5 quy tắc vàng Marie Kondo khuyên áp dụng để có một căn bếp sạch gọn "bất chấp" diện tích to nhỏ Áp dụng những quy tắc này, không gian bếp của bạn dù nhỏ hẹp đến đâu thì vẫn luôn sạch sẽ, ngăn nắp và thuận tiện khi sử dụng. Bếp là một khu vực quan trọng nhưng cũng dễ bị bừa bộn, lại thường có diện tích khá nhỏ trong căn nhà. Việc lưu trữ và tổ chức để khu vực chức năng...