Maria Fortus, người phụ nữ sinh ra để làm tình báo
Đóng vai cô giáo để xin tiền của nhà cách mạng vô chính phủ, thủ lĩnh nghĩa quân Ukraina Nestor Makhno.
Giấu kim cương trong người để tránh bị phát hiện.
Chui vào boong ke của bọn phát xít để đánh cắp tài liệu mật. Cuối đời, bà trở thành nhà khoa học và nhà văn, tác giả của một số cuốn tiểu thuyết. Đó là chân dung chưa đầy đủ của nữ nhân viên tình báo Liên Xô huyền thoại Maria Fortus.
Vì nhiệm vụ của mình, nhà tình báo thường phải sống cuộc đời của người khác dưới những cái tên khác. Và đôi khi rất khó phân biệt đâu là giả, đâu là thật. Điều này cũng diễn ra với Maria Fortus – nữ điệp viên, phiên dịch viên, nhà xã hội học và nhà văn. Những câu chuyện thú vị về cuộc đời của bà đủ để viết hàng chục cuốn tiểu thuyết phiêu lưu. Nhưng chỉ vì con dấu “Tuyệt mật”, nhiều câu chuyện trong đó không thể xác nhận hay bác bỏ.
Lấy ví dụ câu chuyện nổi tiếng liên quan đến nhà cách mạng vô chính phủ Nestor Makhno, thường được gọi là “Cha Makhno”, thủ lĩnh nghĩa quân cách mạng Ukraina thời Nội chiến. Năm 1919, Maria Fortus, dưới vỏ bọc một nữ giáo viên, đến chào Cha Makhno để xin tiền cho nhà trường. Tuy nhiên, số tiền nhận được bà đã dành cho hoạt động bí mật của đảng Bolshevik. Sau đó, Maria Fortus vào làm y tá tại một biệt đội của Makhno để thu thập thông tin cho những người Bolshevik. Bị phát hiện là cô giáo đã đến xin tiền, Maria bị bắn, nhưng viên đạn trúng vào cúc áo, và nữ nhân viên tình báo đã sống sót một cách kỳ diệu.
Câu chuyện trên xuất hiện trong nhiều nguồn đáng tin cậy. Nhưng bên cạnh đó, các tình tiết không giống nhau và đôi khi mâu thuẫn với nhau. Ví dụ, theo một giả thuyết, Kuzmenko, vợ của Cha Makhno, đã thuyết phục chồng đưa tiền cho “cô giáo” trẻ. Theo một giả thuyết khác, Makhno tự đưa tiền vì bị cô gái mê hoặc, còn Kuzmenko thì ghen với cô. Sau đó, bà ta phát hiện ra “nữ y tá”, và ngay lập tức Maria bị tố giác.
Bản thân Maria Fortus viết về sự việc này như sau: “Chúng tôi gồm ba người- đồng chí Sereda, một nữ giáo viên địa phương mà tôi không nhớ tên, và tôi đến gặp Cha Makhno”. Nghĩa là bà thực sự đến xin tiền, nhưng không ai biết mọi chuyện diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, tình tiết chiếc cúc áo rất có thể là hư cấu: Maria Fortus không nói một lời nào về nó. Bà chỉ kể rằng bà bị thương trong một cuộc giao tranh với các nghĩa quân Makhno vào năm 1921, tức là hai năm sau đó.
Video đang HOT
Áp phích bộ phim “Chào Maria”.
Không kém phần ly kỳ là câu chuyện về nữ điệp viên Maria Fortus chuyển vàng và kim cương tịch thu được từ tỉnh Kherson đến Kyiv. Maria nhét các vật báu trong một cái bao tượng và quấn quanh bụng. Dưới vỏ bọc của một “phụ nữ chuyển dạ” đi cùng “chồng” – một nhân viên an ninh – họ cuốc bộ một nửa lãnh thổ Ukraina, nơi thời bấy giờ có nhiều băng đảng khác nhau hoạt động. Khi “cặp vợ chồng” bị chặn lại để kiểm tra và khám xét, Maria bắt đầu ôm bụng rên dữ dội khiến ai cũng tưởng bà sắp “chuyển dạ”. Cuối cùng, khi đến Kyiv và cởi chiếc bao đáng ghét ra, bà đã ngất đi vì quá mệt.
Liệu điều đó có thể xảy ra trong những năm Nội chiến không? Rất có thể. Có đúng là dưới vỏ bọc của một phụ nữ mang thai, Maria Fortus đã mang những đồ vật quý giá tới Kyiv cho Ủy ban Đặc biệt (Cheka) của tỉnh? Rất có thể, hơn nữa, bà chỉ kể lại một cách ngắn gọn về trường hợp này trong một bài tự truyện của mình. Nhưng ngay cả khi điều đó là sự thật thì câu chuyện vẫn có nhiều mâu thuẫn và thiếu bằng chứng thực tế. Có lẽ, Maria Fortus và “chồng” bà thực sự đã đi bộ vài tuần, mà cũng có thể họ đã vận chuyển những đồ vật có giá trị bằng tàu hỏa và không gặp sự cố đặc biệt nào.
Năm 1900, trong gia đình của chủ ngân hàng ở tỉnh Kherson, Ukraina, Aleksandr Fortus, ra đời một cô con gái được đặt tên là Miriam. Về sau, ông Fortus lấy tên con gái đặt cho một con tàu thủy của mình. Trong tiểu sử của Maria Fortus dưới thời Xôviết, người ta viết rằng bà xuất thân trong gia đình một nhân viên ngân hàng bình thường. Tuy nhiên, sự thay đổi này mang tính ý thức hệ – thực chất, bố bà là người khá giàu có. Trước năm 13 tuổi, Miriam sống cùng các anh chị em tại điền trang của gia đình ở ngoại ô và không biết gian khổ là gì. Nhưng cuộc sống sung túc này đã kết thúc khi bố bà bỏ nhà theo nhân tình mà không để lại cho vợ con một xu nào. Ngược lại, ông ta đã để lại một khoản nợ khổng lồ, khiến gia đình rơi vào hoàn cảnh khốn cùng.
Nhà cách mạng vô chính phủ Nestor Makhno.
Miriam sớm vào làm việc tại một xưởng may. Tuy nhiên, bà vẫn tiếp tục học tập và tốt nghiệp trung học. Chính ở đây, bà bắt đầu quan tâm đến những tư tưởng cách mạng và gia nhập Đảng Xã hội. Chẳng bao lâu, bà được giao nhiệm vụ chuẩn bị vượt ngục cho một tù nhân chính trị bị kết án tử hình. Rủi ro rất lớn – may mắn thay, khi Miriam Fortus đang chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ thì xảy ra cuộc Cách mạng Tháng Hai năm 1917, và tất cả các tù nhân “chính trị” được trả tự do.
Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Miriam Fortus gia nhập đảng Bolshevik và vĩnh viễn trở thành Maria. Giai đoạn này của cuộc đời bà gắn liền với một mối tình rất oanh liệt. Năm 1970, đạo diễn Liên Xô Joseph Kheifits đã kể lại mối tình của bà trong bộ phim “Chào Maria”. Xin tóm tắt như sau: Năm 1919, ở Kherson, Fortus gặp Ramon Casanellas Lluch, thủy thủ người Tây Ban Nha trên một con tàu Pháp. Đôi bạn trẻ đem lòng yêu nhau nhưng chẳng bao lâu con tàu rời bến. Khi chia tay, chàng thủy thủ không hề biết rằng người yêu của mình đang mang thai. Maria sinh được một cậu con trai và đặt tên là Ramon để tưởng nhớ người yêu của mình. Mấy năm sau, Casanellas Lluch đến Moscow để học tập. Maria cũng được đoàn thể cử đến Moscow học, nhưng sớm hơn một chút và ở một trường đại học khác. Hai người trẻ tuổi tình cờ gặp lại nhau và cuối cùng họ kết hôn.
Bản thân Maria Fortus tỏ ra không hài lòng về bộ phim và trách các nhà làm phim đã không thèm hỏi ý kiến của bà. Bộ phim được thực hiện dựa trên các sự kiện có thật. Nhưng, theo Maria Fortus, phần lớn cốt truyện là do các nhà biên kịch bịa ra. Tuy nhiên, khi phê bình các nhà làm phim, bà cũng không kể lại mọi chuyện thực sự diễn ra như thế nào.
Căn cứ vào các tài liệu gián tiếp, Maria Fortus và Casanellas Lluch chỉ gặp nhau ở Moscow và kết hôn vào năm 1929. Maria không kể về việc bà mang thai ở bất cứ đâu – ngược lại, hồ sơ cá nhân của bà từ năm 1921 ghi rằng bà sống độc thân. Tuy nhiên, hồ sơ năm 1934 lại ghi rằng “con trai của chồng” qua đời năm 1937 tại Tây Ban Nha khi mới 19 tuổi. Nói cách khác, rất có thể họ có một đứa con trai, nhưng không phải của chồng, mà là con nuôi. Hai vợ chồng sống ở Moscow vài năm rồi chuyển đến Tây Ban Nha. Ramon trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Tây Ban Nha và Maria tháp tùng chồng. Chính thức là một phiên dịch, nhưng thực tế là nhân viên tình báo. Năm 1934, Maria Fortus trở thành góa phụ: ông Ramon qua đời trong một vụ ám sát được ngụy trang dưới hình thức tai nạn xe hơi.
Về hưu, Maria Fortus trở thành nhà khoa học và nhà văn.
Sau khi chồng qua đời, Maria Fortus trở về Moscow, nhưng khi cuộc Nội chiến ở Tây Ban Nha nổ ra, bà lại đến Tây Ban Nha. Lòng dũng cảm của Maria Fortus được nữ đảng viên cộng sản Tây Ban Nha nổi tiếng Dolores Ibárruri hết sức khâm phục. Người ta cho rằng năm 1937, chính sự bảo hộ của Dolores Ibárruri đã giải cứu Maria, khi anh trai bà là Mikhail, bí danh “Pavel Mif”, bị xử bắn như kẻ thù của nhân dân. Sau đó, Maria Fortus đã nỗ lực rất nhiều để phục hồi danh dự cho anh trai bà, một nhà Hán học nổi tiếng. Mọi cáo buộc đều được hủy bỏ vào năm 1956, 4 ngày sau khi diễn ra Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Trong Thế chiến thứ hai, Maria Fortus được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng trung đoàn không quân dưới sự chỉ huy của nữ phi công nổi tiếng Marina Raskova. Maria Fortus không hài lòng: bà đã dành cả cuộc đời mình phục vụ hoạt động tình báo và biết đến từng chân tơ kẽ tóc của nghề này, nhưng về hàng không bà không hiểu biết gì cả. Suốt một năm trời, bà kiên trì xin chuyển công tác, đến năm 1942, bà được chuyển đến một nhóm tình báo – đặc nhiệm. Ở đó, bà đã tổ chức các hoạt động phá hoại cho nhà tình báo Liên Xô nổi tiếng Nikolay Kuznetsov.
Cuối chiến tranh, nữ tình báo Maria Fortus được cử sang Romania và Hungary. Thời gian này, bà tham gia tổ chức chiến dịch “Alba Regia” của tình báo Liên Xô ở thành phố Székesfehérvár, Hungary. Maria Fortus tìm được một bác sĩ chống phát xít trung kiên và thuyết phục ông nhận một nữ nhân viên điện đài Liên Xô làm quản gia dưới sự giám sát và che chở của bà.
Sau đó, vào tháng 1/1945, chính Maria Fortus đã đánh cắp những tài liệu có giá trị từ một boong – ke của phát xít ở Budapest. Chiến dịch “Balaton” mà chính Maria Fortus đã mô tả trong bộ phim tài liệu cùng tên, đã suýt khiến bà phải trả giá bằng mạng sống. Trong trang phục bác sĩ quân y Đức với giấy tờ tùy thân mang tên nữ thiếu tá Kathrin Schmidt, Maria đi lấy tài liệu mật. Người dẫn đường của bà là đại úy Laszlo, sĩ quan tham mưu Hungary đã chạy sang phía quân đội Liên Xô. Khi Maria và đại úy Laszlo đang ở trong boong – ke thì xảy ra vụ đánh bom, khiến lối ra bị bịt kín.Trong một tác phẩm của mình, Maria Fortus viết: “Đại úy và tôi bị chôn chặt trong hang đá – Không có không khí, không một giọt nước – phía trước là cái chết từ từ không thể tránh khỏi, vô nghĩa và vô danh”. Vài giờ sau, họ nghe tiếng gõ cửa, nhưng niềm vui chỉ kéo dài được một giây. Chỉ có bọn Đức Quốc xã mới có thể đào bới họ lên. Maria và đại úy Laszlo ngồi nín thở trong bóng tối với khẩu súng lục lăm lăm trong tay. Thì ra, đó thực sự là lính Đức Quốc xã, nhưng lại do người của ta chỉ huy – một phiên dịch tiếng Hungary. Anh ta biết về chiến dịch này và đưa lính Đức đến giải cứu các “bác sĩ Đức”.
Chiến tranh kết thúc, Maria Fortus làm việc ở Vienna một thời gian và sau đó được chuyển về Moscow. Năm 1955, bà nghỉ hưu với quân hàm đại tá. Trong thời gian nghỉ hưu, Maria Fortus bảo vệ luận án tiến sĩ, rồi vào làm việc tại một viện nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Trong thời gian rảnh rỗi, bà viết sách – chủ yếu về các hoạt động tình báo của mình.
Tổng thống Mỹ bị chất vấn về việc xử lý tài liệu mật
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã được chất vấn trong cuộc điều tra độc lập về việc ông xử lý các tài liệu mật.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh AP.
Công tố viên đặc biệt Robert Hur đang điều tra việc lưu giữ không đúng cách các tài liệu mật từ thời ông Biden còn là Thượng nghị sĩ và Phó Tổng thống được tìm thấy tại nhà của ông ở Delaware, cũng như tại một văn phòng riêng mà ông đã sử dụng trong thời gian phục vụ trong chính quyền cựu Tổng thống Barrack Obama.
Ông Biden khẳng định ông không biết việc các tài liệu hiện hữu ở đó.
Ian Sams, người phát ngôn của văn phòng luật sư Nhà Trắng, cho biết trong một tuyên bố rằng cuộc phỏng vấn là tự nguyện và được thực hiện tại Nhà Trắng vào các ngày 8 và 9/10.
Cuộc chất vấn có thể báo hiệu rằng cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt sắp đi đến hồi kết.
Vào năm 2016, Giám đốc FBI lúc bấy giờ là James Comey đã đưa ra khuyến nghị đối với bà Hillary Clinton về việc bà xử lý thông tin mật. Sau đó, các nhà điều tra của văn phòng Công tố viên đặc biệt Robert Hur đã mở rộng mạng lưới điều tra, phỏng vấn nhiều nhân chứng về cách xử lý các tài liệu mật.
Trong tuyên bố của mình, ông Ian Sams tái khẳng định ông Biden và Nhà Trắng đang hợp tác với cuộc điều tra. "Như chúng tôi đã nói ngay từ đầu, Tổng thống và Nhà Trắng đang hợp tác với cuộc điều tra này, chúng tôi đã cung cấp công khai các cập nhật liên quan, minh bạch nhất có thể để phù hợp với việc bảo vệ và duy trì tính toàn vẹn của thông tin. Chúng tôi sẽ chuyển những câu hỏi khác tới Bộ Tư pháp".
Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland đã chỉ định ông Hur vào tháng 1/2023 để xử lý cuộc điều tra nhạy cảm về mặt chính trị nhằm tránh xung đột lợi ích.
Cuộc điều tra này tách biệt với cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc xử lý tài liệu mật của cựu Tổng thống Donald Trump sau khi ông rời Nhà Trắng.
Việc các tổng thống Mỹ đương nhiệm bị chất vấn trong các cuộc điều tra tội phạm từng xảy ra. Cựu Tổng thống George W. Bush từng phải tham gia một cuộc chất vấn kéo dài 70 phút trong cuộc điều tra về vụ rò rỉ danh tính của một đặc vụ CIA khi ông còn tại nhiệm. Cựu Tổng thống Bill Clinton từng trải qua hơn 4 giờ chất vấn trước đại bồi thẩm đoàn liên bang năm 1998
Nobel 2023: Jon Fosse - Tên tuổi lớn của nền văn học Bắc Âu Tối 5/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố giải Nobel Văn học 2023 thuộc về nhà văn, nhà viết kịch người Na Uy Jon Fosse, vì "những vở kịch và tác phẩm văn xuôi mang tính sáng tạo, lên tiếng cho những điều không thể nói thành lời". Nhà văn, nhà biên kịch Na Uy Jon Fosse. Ảnh:...