Marcus Rashford: Sự khác biệt của hai thế giới quan
Ole Gunnar Solskjaer và Jose Mourinho có cái nhìn hoàn toàn khác nhau về một tiền đạo hoàn hảo, vì thế họ đã tạo ra hai “sản phẩm” hoàn toàn khác nhau.
Kể từ khi thay Jose Mourinho trở thành thuyền trưởng tạm quyền của Manchester United, chính xác là vào ngày 19/12/2018, hiếm có khi nào người ta thấy nụ cười tắt trên khuôn mặt Ole Gunnar Solskjaer. Khác với Mourinho, chiến lược gia người Na Uy hoàn toàn tận hưởng công việc của mình. Và một trong những điều khiến ông hài lòng nhất, và cũng là thành công lớn nhất của ông cho đến thời điểm hiện tại hẳn chính là việc biến Marcus Rashford trở thành một thanh bảo kiếm thực sự.
Hình ảnh Solskjaer chỉ bảo tận tình cho các học trò trong chuyến tập huấn tại Dubai.
Phía trên đây là bức hình cánh phóng viên chụp được trong chuyến tập huấn của Quỷ đỏ tại Dubai vài tuần trước. Nhìn cái cách Solsa tận tình chỉ dạy các học trò như thế, chẳng cần nói cũng hiểu kỳ vọng của ông là lớn đến thế nào. Còn Rashford đương nhiên không phụ lòng ông thầy. Sau tám trận, số 10 có 5 pha lập công, kém 2 bàn so với những gì chính anh làm được mùa 2016/17 và bằng một nửa so với mùa 2017/18.
Thế nhưng đó chưa phải tất cả. Một trong những điểm khác biệt mà Ole Gunnar Solskjaer đã tạo ra trong lối chơi của MU đó là việc các cầu thủ trên hàng công thường xuyên hoán đổi vị trí cho nhau. Và Rashford, dù là khi dạt cánh hay lùi về thi đấu như một tiền vệ tấn công, anh đều mang lại cho người ta cái cảm giác kể cả Solsa có xếp anh đá ở một vị trí khác không phải trung phong thì số 10 cũng sẽ hoàn thành hơn cả trọn vẹn nhiệm vụ được giao.
Video đang HOT
Rashford dưới thời Mourinho thua xa Rashford của hiện tại.
Nói vậy chẳng có nghĩa là bảo Rashford thời Mourinho không hay. Ở trận đấu với Southampton hồi đầu tháng 12, tiền đạo người Anh với hai đường kiến tạo đã trở thành cái tên duy nhất thoát khỏi chỉ trích thiếu tinh thần “chó điên” của ông thầy. Rồi ở cuộc tiếp đón Fulham đúng một tuần sau đó, Rashford khiến người hâm mộ phát cuồng khi đã ghi dấu giày vào tới 3 bàn thắng.
Nhưng cái hay của Rashford thời Mourinho chỉ mang tính thời điểm. Còn phần nhiều thời gian, anh bị chôn vùi bởi thứ triết lý bảo thủ nơi ông thầy cũ. Cựu thuyền trưởng Inter không mặn mà tấn công, không thích những tình huống đột phá vốn vẫn luôn ẩn chứa nguy hiểm mà thay vào đó, yếu tố an toàn, sự chắc chắn mới là thứ được đưa lên hàng đầu.
Từ khi Solskjaer đến, Rashford đã “lột xác” hoàn toàn.
Để trở thành một tiền đạo giỏi, Mourinho từng nói: “Điều đó phụ thuộc vào những yếu tố thiên bẩm”. Thế nhưng với Solskjaer: “Chẳng ai sinh ra mà đã là một tiền đạo giỏi. Tôi đã phải học cách dứt điểm, học cách chạy chỗ, học cách ghi bàn”. Có thể thấy, quan điểm của cả hai là hoàn toàn trái ngược, và đó chính là lý do tại sao chúng ta được thấy hai “sản phẩm” hoàn toàn khác nhau.
Trong đầu Mourinho, Rashford có lẽ không phải mẫu tiền đạo sinh ra với những phẩm chất để trở thành mảnh ghép phù hợp cho đội hình trong mơ của ông. Còn Solskjaer, ông sẽ mài dũa Rashford, hướng anh đến sự hoàn hảo nhất có thể với triết lý của mình, triết lý của Manchester United.
Theo báo bóng đá
M.U cứ hay thế này, Ed Woodward biết làm gì!
Chuyện vui, nhưng có thật, trong làng thể thao chuyên nghiệp xứ ta: ông em là "bầu" trong khi ông anh là HLV, dẫn quân thi đấu.
Cứ mỗi khi thắng, ông anh báo tin... chẳng biết là vui hay buồn, cho ông em. Thắng thì vui rồi, dĩ nhiên. Nhưng ông anh càng thắng thì hầu bao của ông em càng vơi đi, vì phải chi thưởng. Mà cái đội thể thao của anh em nhà ấy... cứ thắng mãi. Sau này, ông anh mỗi khi kể lại chuyện cũ, thường kết thúc bằng câu: "Cũng khổ, tôi biết làm gì!".
"Tôi biết làm gì" cũng là câu nói chính xác của HLV Vicente Feola ngày xưa, khi ông dẫn dắt đội tuyển Brazil lần đầu vô địch World Cup (1958).
Feola là một trong những nhân vật tiên phong khuyến khích hậu vệ "chơi bóng" (chứ không chỉ phòng thủ). Và ĐT Brazil của Feola có cặp hậu vệ biên cùng họ, được biết đến như những nhân vật then chốt trong lịch sử phát triển chiến thuật bóng đá thế giới - Nilton Santos và Djalma Santos. Khổ nỗi: 60 năm trước, không ai - kể cả HLV nổi tiếng Feola - nghĩ rằng hậu vệ lại có thể xuất hiện trên phần sân đối phương.
Chuyện... tức cười: hậu vệ cánh Nilton Santos cầm bóng tấn công, cứ thế mà dẫn bóng mãi, qua cả vạch vôi giữa sân. Bên ngoài đường biên, HLV Feola vừa chạy theo, vừa la khản cổ: "Chuyền bóng ngay, quay về". Trong sân, Nilton Santos chẳng đoái hoài. Ông vẫn mải miết đi bóng, và chỉ quay về sau khi... ghi bàn. Bên ngoài, HLV Feola ôm đầu: "Tôi biết làm gì"! Đấy là trận ra quân của đội tuyển Brazil, trong hành trình chinh phục World Cup 1958.
Có những thành công "biết là sẽ khổ, nhưng vẫn thích". Có những thành công ngoài kịch bản, thậm chí đi ngược với kế hoạch định sẵn. Bóng đá, cũng như cuộc sống, là như vậy. Đôi khi người ta không biết sẽ phải làm gì, vì những thành công ngoài mong đợi. Phó chủ tịch điều hành M.U, Ed Woodward có thể đang gặp cảnh này.
Ed Woodward, cũng như giới lãnh đạo M.U nói chung, có chờ đợi HLV tạm quyền Ole Gunnar Solskjaer thắng tuyệt đối 8 trận đầu tiên? Chắc là không. Tạm quyền đã đành, Solskjaer thậm chí còn đang là HLV của CLB khác (Molde, Na Uy).
Mà Solskjaer không chỉ chiến thắng một cách đơn thuần. Ông dẫn dắt M.U chiến thắng ngay trên sân của Tottenham, thắng HLV Mauricio Pochettino mà báo chí đồn rằng sẽ được M.U mời về huấn luyện trong mùa bóng tới. Solskjaer cũng dẫn dắt M.U thắng Arsenal trên sân đối phương tại FA Cup, qua đó cho thấy ông muốn "chơi lớn" ở mọi giải đấu chứ không chỉ tập trung vào mỗi mục tiêu Top 4 Premier League.
M.U của Solskjaer không chỉ thắng bằng tinh thần, hình ảnh. Họ còn thắng rất thuyết phục, bằng những yếu tố đầy tính chuyên môn. Trận đấu nào của Solskjaer cũng đồng nghĩa với niềm vui, cho cả cầu thủ lẫn giới hâm mộ M.U. Nhưng nói vậy không có nghĩa là không cần bàn về cách sử dụng Marcus Rashford, Anthony Martial, Paul Pogba, Romelu Lukaku... rất tài tình, của Solskjaer. Trận thắng quan trọng nhất của M.U dưới thời Solskjaer (1-0 trước Tottenham) chính là trận đấu duy nhất ở Premier League mùa này, M.U bất ngờ ra sân với một cặp tiền đạo, trong sơ đồ 4-3-1-2.
Rạng sáng qua, Solskjaer lại tài tình bố trí Lukaku ở cánh phải, và anh kiến tạo 2 bàn. Solskjaer còn làm được cả việc của... Alex Ferguson ngày trước nữa. Ông tổ chức một bộ sậu trợ lý gồm Mike Phelan làm việc cùng Michael Carrick và Kieran McKenna, rất hiệu quả.
Khổ nỗi, Solskjaer chẳng bao giờ là Pochettino hay Pep Guardiola. Tóm lại, Solskjaer vẫn chưa bao giờ là một tên tuổi đáng kể trong làng huấn luyện. Ed Woodward chỉ cần Solskjaer "chữa cháy", giữ cho M.U không đến nỗi tan tác, trong phần còn lại của mùa bóng. Bây giờ, có lẽ chính Ed Woodward đang tự hỏi: "Tôi phải làm gì?". Woodward có dám trao quyền huấn luyện chính thức, lâu dài cho Solskjaer? Nếu không dám, ông phải làm gì nếu Solskjaer thắng mãi? Ông có mong Solskjaer thắng mãi?
Theo báo bongdaplus.vn
'Rashford đã gửi anh ta trở lại giải VĐQG Ukraine' Đội bóng của Solskjaer đã giành chiến thắng tưng bừng ngay tại Emirates dù chân sút chủ lực Marcus Rashford không ra sân ngay từ đầu. Tuy nhiên ngôi sao sinh năm 1997 vẫn biết cách để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ trước khi cuộc đụng độ ở vòng 4 FA Cup bắt đầu. Man Utd có bài tập chơi...