Mạo danh Cảnh sát PCCC lừa doanh nghiệp nộp phí kiểm tra
Gần đây, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh xuất hiện tình trạng đối tượng gọi điện mạo danh lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) đến các cơ quan, doanh nghiệp, hộ kinh doanh “bắt” các cơ quan, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải chuẩn bị các tài liệu, con người phục vụ, chuyển tiền nộp phí kiểm tra để kiểm tra an toàn PCCC.
Đại úy Nguyễn Văn Thi, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Tây Ninh, khuyến cáo: Theo quy định, cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn PCCC định kỳ, đột xuất đối với các cơ sở. Thủ tục kiểm tra, đối với chế độ kiểm tra định kỳ, trước khi kiểm tra, cơ quan, cán bộ chiến sĩ phải thông báo cho cơ sở về thời gian, nội dung và thành phần đoàn tham gia kiểm tra cho cơ sở biết trước 3 ngày.
Cán bộ Công an kiểm tra an toàn PCCC doanh nghiệp.
Đối với chế độ kiểm tra đột xuất, cán bộ, chiến sĩ khi tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan quản lý trực tiếp. Ngoài các hình thức thông báo kiểm tra như trên thì Công an không sử dụng điện thoại thông báo cho các doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra.
Qua đây, Công an tỉnh Tây Ninh đề nghị, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh bị đối tượng xấu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc 114 để kịp thời phối hợp, bắt giữ đối tượng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Truy tố Tề Trí Dũng và 6 bị can vụ bán rẻ đất công gây thiệt hại 127,6 tỷ đồng
Ngày 17/8, Viện KSND TP Hồ Chí Minh cho biết đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Tề Trí Dũng (nguyên Tổng giám đốc IPC) và 6 bị can khác trong vụ bán rẻ 24.984m2 đất khu tái định cư An Phú Tây, gây thiệt hại cho Nhà nước 127,6 tỷ đồng.
Bị can Tề Trí Dũng và 6 bị can: Trần Đăng Linh (nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC), Vũ Xuân Đức (nguyên Phó Tổng giám đốc IPC), Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên Tổng giám đốc Sadeco), Mai Văn Đường (nguyên Chủ tịch HĐTV IPC), Mai Bửu Tâm (nguyên nhân viên Phòng Phát triển kinh doanh), Phạm Xuân Trung (nguyên Phó Tổng giám đốc IPC) cùng bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Theo nội dung vụ án, Công ty IPC là doanh nghiệp nhà nước do UBND TP Hồ Chí Minh sở hữu 100% vốn. Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) là công ty con của IPC.
Bị can Tề Trí Dũng (ngồi giữa) trong một phiên tòa gần đây.
Năm 1997, UBND TP Hồ Chí Minh giao Công ty Đầu tư và xây dựng Bình Chánh làm chủ đầu tư dự án khu tái định cư An Phú Tây, với tổng diện tích 47ha để phục vụ tái định cư cho người dân bị giải tỏa xây dựng tuyến đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh và cụm đô thị D, E - khu đô thị Nam Sài Gòn.
Đến cuối tháng 4/2001, UBND TP Hồ Chí Minh chuyển giao dự án An Phú Tây cho Công ty Sadeco làm chủ đầu tư thay cho Công ty Đầu tư và xây dựng Bình Chánh. Dự án An Phú Tây có cơ cấu sử dụng đất gồm: diện tích đất ở là 244.240m 2, diện tích đất công cộng là 221.723m 2.
Tháng 9/2006, IPC đề nghị Ban quản lý khu Nam bố trí nền đất tái định cư để IPC phục vụ tái định cư cho người dân. Do không còn đủ nền đất theo đề nghị của IPC nên Ban quản lý khu Nam đề nghị IPC liên hệ Sadeco để mua lại nền nhà mà Sadeco đang dùng để kinh doanh.
Tháng 4/2008, đại hội đồng cổ đông Sadeco chấp thuận chuyển nhượng cho IPC 24.984m 2 đất nền nhà thuộc phần diện tích kinh doanh với giá 6,6 triệu đồng/m 2 và chuyển nhượng 112.019m 2 đất nền tái định cư với giá 2,75 triệu đồng/m 2.
Quy hoạch dự án khu tái định cư An Phú Tây.
Sau đó IPC và Sadeco ký hợp đồng để IPC góp vốn với Sadeco đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nhận lại nền đất tại dự án An Phú Tây, tổng trị giá hợp đồng là 214,8 tỷ đồng, gồm: 25.083m 2 đất nền nhà (tổng 151 nền) với đơn giá 6,6 triệu đồng/m 2, thành tiền 165,5 tỷ đồng; 17.932m 2 đất xây dựng khu chung cư R1 với đơn giá 2,75 triệu đồng/m 2, thành tiền 49,3 tỷ đồng.
Từ tháng 7/2008 đến tháng 11/2016, IPC đã chuyển tổng cộng 208,9 tỷ đồng cho Sadeco và các nền đất đã được cập nhật tên cho IPC. Sau đó, IPC đã bán 149/151 nền đất nêu trên cho 4 cá nhân, thu được 186,1 tỷ đồng.
Kết quả định giá của Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự cấp thành phố xác định tổng trị giá thị trường của 149 nền đất là 313,8 tỷ đồng. Như vậy, IPC đã bán 149 nền đất nêu trên với giá thấp hơn thị trường là 127,6 tỷ đồng.
Đáng nói, việc chuyển nhượng 149 nền đất kể trên sau khi được thực hiện thì các chủ sở hữu đã bán lại cho nhiều người khác với giá rẻ nên đa số không thể thu hồi. Cụ thể, Công ty IPC đã hoàn tất hồ sơ chuyển tên trên các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 143 nền đất cho các ông Phan Lương Chuẩn (47 nền), Lương Văn Tú (41 nền), Võ Văn Thanh (21 nền) và ông Nguyễn Văn Trường (32 nền). Các ông này đã tiếp tục chuyển nhượng cho các cá nhân khác nên không thể thu hồi.
Còn đối với 6 nền bán cho ông Nguyễn Văn Trường vẫn chưa thực hiện việc chuyển tên trên các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ Công ty Tân Thuận sang cho ông này. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định việc chuyển nhượng các nền đất là trái pháp luật, do vậy cần thu hồi 6 nền đất này. Công ty Tân Thuận trả lại cho ông Trường số tiền đã nhận là 9,1 tỷ đồng.
Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương nhận thiếu trách nhiệm trong vụ hai khu đất "vàng" Trả lời câu hỏi của đại diện Viện kiểm sát về "trách nhiệm đối với hai khu đất "vàng" 43ha và 145ha ở TP Thủ Dầu Một", bị cáo Trần Văn Nam thừa nhận rằng, đã thiếu trách nhiệm dẫn đến sai phạm liên quan hai khu đất này. Chiều 17/8, phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử cựu Bí thư Tỉnh...