Mạo danh cán bộ An ninh mạng để lừa đảo
Gần đây, xuất hiện tình trạng đối tượng giả danh cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Tây Ninh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, các đối tượng sử dụng “kịch bản”, như: sử dụng sim số điện thoại hoặc dịch vụ VoIP đăng ký số điện thoại giả mạo lực lượng Công an thông báo nạn nhân có liên quan đến đường dây tội phạm ma túy, lừa đảo, rửa tiền… Sau đó, đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, kê khai tiền mặt, tài sản hiện có để phục vụ điều tra.
Nếu nạn nhân nhẹ dạ làm theo thì chúng dẫn dụ chuyển tiền vào tài khoản để kiểm tra sau đó sẽ trả lại. Nếu nạn nhân cương quyết không tin tưởng thì đối tượng đe dọa gửi lệnh bắt giam, phong tỏa, kê biên tài sản.
Nhóm đối tượng lừa đảo trên không gian mạng bị bắt giữ.
Do lo sợ, nạn nhân đã làm theo yêu cầu của đối tượng bằng các hình thức như, chuyển tiền vào tài khoản mình và cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho đối tượng, hoặc thực hiện chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng chỉ định, đăng nhập tài khoản Internet banking vào đường dẫn theo hướng dẫn sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên.
Video đang HOT
Công an tỉnh Tây Ninh khuyến cáo, khi mời làm việc người dân phải có giấy mời, giấy triệu tập được giao trực tiếp hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú, hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy mời, giấy triệu tập phải được ký nhận. Công an bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự: Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt…
Để phòng ngừa tội phạm, Công an tỉnh Tây Ninh đề nghị, người dần cần cảnh giác với các số điện thoại lạ, đặc biệt các số điện thoại có trên 10 số, số điện thoại nghi vấn ở nước ngoài, có dấu ở đầu số điện thoại. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ và không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai.
Khi có người liên hệ, tự xưng cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án và có lời lẽ đe dọa, hãy bình tĩnh, tỉnh táo và tìm sự trợ giúp của người thân hoặc liên hệ cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, tư vấn để phát hiện, bắt giữ đối tượng lừa đảo…
Anh em ruột sa lưới vì phát tán tin nhắn 'rác'
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Nam và tỉnh Gia Lai vừa khởi tố vụ án, bắt giam 3 đối tượng: Phạm Đức An (1992, trú H. Hiệp Đức, Quảng Nam), Đỗ Quốc Chinh (1990) và Đỗ Quốc Bảo (1995, cùng trú H. Hòa Vang, Đà Nẵng) về hành vi: 'Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, viễn thông'.
Điều đáng nói, các đối tượng được một người Trung Quốc thuê phát tán tin nhắn rác với nội dung phản cảm, trong đó Chinh và Bảo là hai anh em ruột.
Đỗ Quốc Chinh và Phạm Đức An cùng máy tính và thiết bị giả trạm BTS hoạt động trên xe ô-tô.
Sau thời gian theo dõi, mật phục, tối 21-3, tại khu vực đường Nguyễn Hoàng (P. An Sơn, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), tổ công tác Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp các đơn vị chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra ô-tô BKS 92A- 061.97 do Phạm Đức An điều khiển, chở Đỗ Quốc Chinh. Tại thời điểm kiểm tra, trên xe có 1 laptop đang hoạt động và các thiết bị khác, nghi vấn là thiết bị giả mạo trạm phát BTS (trạm phát sóng viễn thông). Kiểm tra máy tính, lực lượng chức năng phát hiện 1 phần mềm đang chạy thể hiện các thông số các mạng di động tại vị trí xe ô-tô đang đỗ.
Cùng thời gian trên, Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, bắt quả tang đối tượng Đỗ Quốc Bảo khi đối tượng này đang đỗ xe trên đường Nguyễn Tất Thành (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) để vận hành thiết bị giả mạo trạm BTS phát tán tin nhắn rác. Làm việc với cơ quan Công an, đối tượng Bảo khai nhận từ ngày 14-3, Bảo sử dụng thiết bị giả mạo trạm BTS để phát tán tin nhắn rác có nội dung khiêu dâm kèm đường link các trang website. Thông qua đó, Bảo dẫn dụ người dùng trên địa bàn TP Pleiku truy cập, tải các ứng dụng có nội dung đồi trụy, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Điều tra mở rộng, Đỗ Quốc Chinh cho biết, thông qua quen biết một người đàn ông quốc tịch Trung Quốc đã nhận 1 máy tính và 2 thiết bị giả trạm BTS các nhà mạng từ người này để phát tán tin nhắn quảng cáo qua SMS bằng phần mềm Teminal. Người này cũng đã hướng dẫn cách cài đặt, cách thức phát tán tin nhắn cho Chinh. Quy ước 10.000 tin nhắn được gửi đi, người này sẽ trả cho Chinh 500.000 đồng qua ví tiền ảo USDT. Sau khi cài đặt và thực hiện phát tán tin nhắn thành công, Chinh đã hướng dẫn cho em ruột là Đỗ Quốc Bảo thực hiện. Các đối tượng đã thực hiện việc phát tán tin nhắn đến các thuê bao di động tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Chinh cũng thuê và hướng dẫn Phạm Đức An thực hiện việc này và trả công cho An 400.000đồng/10.000 tin nhắn được phát tán. Từ khi thực hiện hành vi sử dụng thiết bị lập trạm BTS giả để phát tán tin nhắn SMS đến nay, Chinh được người đàn ông Trung Quốc trả khoảng 5.000 USDT, tương đương 110 triệu đồng, trong đó Chinh đã chuyển cho Bảo và An mỗi người 30 triệu đồng.
Đối tượng Đỗ Quốc Bảo và thiết bị giả mạo trạm BTS phát tán tin nhắn rác để lừa đảo.
Thượng tá Phạm Văn Sơn- Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao- Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện nhiều tin nhắn rác, quảng cáo được gửi đến thuê bao di động của người dân, việc này đã gây phiền toái nhiều cho người dân, ảnh hưởng đến ANTT trên địa bàn.
"Chúng tôi nhận thấy việc này có dấu hiệu của hành vi xâm nhập trái phép mạng máy tính, viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác nên đã vào cuộc điều tra. Qua đấu tranh nhận thấy, các đối tượng có phương thức thủ đoạn rất tinh vi, chuyên nghiệp, thiết bị kỹ thuật hiện đại, cách thức phạm tội lần đầu tiên xảy ra tại địa phương. Các đối tượng cảnh giác cao, sử dụng xe ô-tô để di chuyển khi thực hiện hành vi, liên tục thay đổi địa điểm để né tránh sự theo dõi của lực lượng chức năng. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ và sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan nên Công an Quảng Nam đã kịp thời triệt phá hoạt động của các đối tượng trên", Thượng tá Sơn chia sẻ.
Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra, mở rộng. Qua đây, cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không truy cập vào các ứng dụng, đường link lạ không rõ nguồn gốc; không cung cấp thông tin cá nhân, tên và tài khoản đăng nhập các trang mạng xã hội cho các đối tượng trên không gian mạng; cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Kịp thời trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất trong trường hợp bị đối tượng lợi dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mê đất giá "sập hầm", nhiều người ở Đà Nẵng bị lừa tiền tỷ Chiều 14/2, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (gọi tắt là Phòng An ninh mạng) Công an TP Đà Nẵng cho biết đã đấu tranh, làm rõ một đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 50 tỷ đồng của nhiều người qua mạng xã hội. Qua công tác nắm tình hình, cuối tháng 1/2022, Phòng...