Manulife Việt Nam chi trả quyền lợi cho khách hàng gần 3.000 tỷ đồng trong 2019
Manulife Việt Nam cho biết đã chi trả cho khách hàng gần 3.000 tỷ đồng và đạt lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2019. Những thế mạnh này giúp công ty tiếp tục phục vụ 1 triệu khách hàng với hơn 1,2 triệu hợp đồng hiệu lực ngày một tốt hơn. Đây là những con số giúp củng cố vị thế của một trong những doanh nghiệp đầu ngành.
Theo đuổi mục tiêu dẫn đầu về số hóa, đặt khách hàng làm trọng tâm, từ năm 2019 trong một cuộc gặp gỡ báo chí, Manulife Việt Nam đã chia sẻ những kế hoạch dài hạn của Hành trình Chuyển đổi tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Manulife Việt Nam chi trả quyền lợi cho khách hàng gần 3.000 tỷ đồng trong 2019
Sau một năm, thành quả của sự chuyển đổi này đã được thể hiện rõ nét trên Báo cáo kết quả kinh doanh 2019 khi lợi nhuận trước thuế của Manulife Việt Nam đạt 1.260 tỷ đồng. Song song đó, Báo cáo tài chính 2019 cũng ghi nhận tổng doanh thu đạt 17.526 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm thuần đạt 14.771 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 34% và 36% so với năm 2018, đưa Manulife Việt Nam vươn lên dẫn đầu thị phần bảo hiểm về doanh thu khai thác phí mới tại thị trường Việt Nam. Đồng thời, riêng trong năm 2019, hãng bảo hiểm này đã chi trả quyền lợi cho khách hàng với tổng số tiền lên đến 2.807 tỷ đồng. Đây là con số có giá trị cam kết về niềm tin giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Trong hành trình thực hiện mục tiêu lớn, công ty luôn tập trung vào việc thực hiện sự chuyển đổi số, đặt khách hàng làm trọng tâm thông qua việc tăng cường ứng dụng các dịch vụ giải pháp trực tuyến vào việc phục vụ khách hàng. Cụ thể Manulife Việt Nam liên tục đưa ra những cải tiến số hoá hướng đến những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng như ePos (giải pháp số hoá tư vấn theo nhu cầu của khách hàng), eClaims (giải pháp số hoá giải quyết quyền lợi bảo hiểm), khách hàng có thể chủ động trong việc trong việc nộp yêu cầu bồi thường trực tuyến mọi lúc mọi nơi, trong vòng 1 phút.
Video đang HOT
Đa dạng nhiều phương thức kết nối với khách hàng, Manulife Việt Nam còn mở rộng mạng lưới phục vụ lên đến 86 văn phòng trên toàn quốc giúp tếp nhận trực tiếp, hỗ trợ, tư vấn và phản hồi mọi yêu cầu hay giải đáp thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng còn được cung cấp những kiến thức mới về lối sống – sức khỏe, thông tin tài chính – bảo hiểm và kế hoạch đầu tư thông minh thông qua chương trình Livestream phát sóng vào thứ 7 hằng tuần tại Fanpage Manulife Việt Nam.
Giãn nợ, cơ cấu nợ cho khách hàng cá nhân
Trong cơn "khủng hoảng" của đại dịch Covid-19, ngành ngân hàng đang phải đối mặt với nỗi lo nợ xấu gia tăng, không chỉ đến từ khối khách hàng doanh nghiệp, mà các khách hàng cá nhân trong tín dụng tiêu dùng cũng đang là nguy cơ rất lớn.
Tín dụng tiêu dùng đã phát triển mạnh tại Việt Nam thời gian qua. Ảnh minh họa
Nhiều đơn xin giãn, hoãn nợ
Cách đây mấy ngày, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cho biết đang xem xét việc hạ bậc tín nhiệm của 3 công ty tài chính và 2 ngân hàng Việt Nam. 3 công ty tài chính này bao gồm FE Credit, Home Credit Việt Nam, SHB Financel 2 ngân hàng là VPBank (sở hữu FE Credit) và SHB (sở hữu SHB Finance).
Theo Moody's, sự lan rộng nhanh chóng của dịch Covid-19 đã làm suy giảm triển vọng kinh tế toàn cầu đã tạo nên cú sốc tín dụng nghiêm trọng và rộng khắp trên nhiều lĩnh vực, khu vực. Vì thế, ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam dễ bị tổn thương trước cú sốc này.
Đây có thể được xem là một cảnh báo khá quan trọng cho lĩnh vực tiêu dùng trong nước, nhất là khi những năm qua, lĩnh vực này có sự phát triển khá nhanh chóng. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, dân số trẻ nên nhu cầu tiêu dùng sẽ ngày càng cao, là dư địa lớn để lĩnh vực này phát triển. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát lại mang đến thách thức rất lớn cho lĩnh vực này, trong đó đáng lo nhất là nguy cơ gia tăng nợ xấu.
Phân tích cụ thể hơn, việc cho vay tiêu dùng thường dành cho những người có thu nhập thấp và trung bình, dòng tiền trả nợ đến từ tiền lương, tiền công. Trong khi đó, những tháng qua, đại dịch xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, kinh doanh, giảm lương công nhân viên, thậm chí là cho người lao động nghỉ không lương. Vì thế, tình hình này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tiền trả nợ ngân hàng.
Do vậy, nhiều ngân hàng thương mại cho biết đã nhận được hàng nghìn đơn xin giãn, hoãn nợ vì thu nhập của người dân sút giảm hoặc mất việc do đại dịch Covid-19. Đại diện Ngân hàng HDBank cho hay, theo thống kê mới của ngân hàng, có khoảng 11.000 tỷ đồng tín dụng của HDBank bị ảnh hưởng bởi Covid-19, trong đó có tới hơn 4.000 tỷ đồng của khách hàng cá nhân. Còn tại Sacombank, trong 22.0000 tỷ đồng dư nợ do khách hàng đề xuất cơ cấu, giãn nợ, có tới 7.000 tỷ đồng là của khách hàng cá nhân.
Cơ cấu nợ cho khách hàng cá nhân
Nếu như với các doanh nghiệp, nhiều chủ trương giảm lãi suất, giãn nợ, cơ cấu lại nợ đã được đề xuất và thực hiện, thì với khách hàng cá nhân, những gói hỗ trợ vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện đã có một số ngân hàng như BIDV, MSB, HDBank, SHB, Techcombank... đưa ra các gói tín dụng cho khách hàng cá nhân, giảm nhẹ lãi suất các khoản nợ hiện hữu và vay mới trong cho vay tiêu dùng.
Tiêu biểu như: BIDV giảm đến 1- 2% (giảm 1% cho khách vay tiêu dùng tín chấp trả nợ bằng lương bị giảm thu nhập và giảm 2% lãi suất cho lao động mất việc; MSB tung ra gói tín dụng lãi suất ưu đãi 7.000 tỷ được thiết kế cho khách hàng cá nhân vay tín chấp và vay thế chấp, thủ tục vay đơn giản đổi với với các khách hàng có nguồn thu nhập từ lương, cho thuê tài sản hay hoạt động kinh doanh...
Tuy vậy, nguy cơ nợ xấu vẫn còn đó, ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý (Đại học Fulbright Việt Nam) nhận định, thu nhập giảm sút có thể đẩy nhiều gia đình vào cảnh mất khả năng trả nợ. Thậm chí, nếu dịch bệnh kéo dài, kinh tế đóng băng, thì khả năng nợ xấu hàng loạt có thể xảy ra.
Đồng tình với quan điểm này, nói về giải pháp cho các tổ chức tín dụng, theo chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, một trong những biện pháp mà tổ chức tín dụng, ngân hàng cần làm để hạn chế nguy nợ xấu cao tín dụng tiêu dùng là gia hạn thời gian trả nợ cho người vay. Các ngân hàng, các quỹ tín dụng cần gia hạn nợ ít nhất trong vòng từ 3-6 tháng cả lãi và gốc cho những người đi vay đang gặp khó khăn vì dịch bệnh.
Hơn nữa, theo các chuyên gia, trong trường hợp người đi vay mất khả năng thanh toán, các tổ chức tín dụng và các công ty tài chính cần phải thương lượng để thống nhất giải quyết với khách hàng, như giảm lãi, giãn nợ, đưa ra một lộ trình trả nợ mới sau thời gian ân hạn...
Ngoài ra, hiểu được khó khăn của người dân, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết về hỗ trợ người lao động mất việc làm, nghỉ việc không lương. Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.
Hương Dịu
Đạt Phương (DPG) đặt kế hoạch doanh thu năm 2020 tăng gần 21% Công ty cổ phần Đạt Phương (DPG) vừa đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 2.382 tỷ đồng, lợi nhuận 229 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 20,7% và 2,8% so với năm 2019. Doanh nghiệp lên kế hoạch cổ tức năm 2019 là 10% tiền mặt và năm 2020 dự kiến 10%. Trong đó, trọng tâm lĩnh vực bất...