Manila kêu gọi ASEAN phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Ngày 26/4, Philippines cảnh báo Trung Quốc hiện đã sẵn sàng nắm “quyền kiểm soát thực tế” ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các nước Đông Nam Á “dứt khoát phải có phản ứng trực diện và quyết liệt” với nước láng giềng lớn này.
Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm Chữ Thập ngày 17/7/2012. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu với những người đồng cấp tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) đang diễn ra tại Kuala Lumpur (Malaysia), Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã đề cập đến một chiến dịch bối lấn đất đai tại những bãi đá ngầm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, vấn đề đã làm dấy lên nỗi ám ảnh về những căn cứ thường trực của Trung Quốc tại vùng biển này.
Video đang HOT
Ông Rosario nói: “Trung Quốc đang củng cố việc kiểm soát hiện trạng ở Biển Đông. Những mối đe dọa từ hoạt động bồi lấn quy mô lớn này là có thực và không thể phớt lờ hay phủ nhận. Đây không phải là lúc ASEAN nói với nước láng giềng phương Bắc rằng những gì họ đang làm là sai trái và cần phải chấm dứt ngay lập tức hoạt động bồi lấn hay sao?”.
Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tuyên bố chủ quyền tại một số khu vực ở Biển Đông, trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ khu vực có ý nghĩa chiến lược này và ngày càng tỏ ra quyết đoán trong những tham vọng về lãnh thổ của mình, vấn đề đã khiến các nước trong khu vực và thế giới quan ngại.
Theo Vietnam
Philippines sẽ trình thêm nhiều bằng chứng chống Trung Quốc
Ngày 11/3, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thông báo nước này đã hoàn tất phản hồi của mình, gồm bản đồ, biểu đồ và "rất nhiều" văn bản tài liệu, để trả lời các câu hỏi bổ sung mà tòa án quốc tế La Hay đặt ra liên quan đến vụ kiện của Manila trước Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm Chữ Thập ngày 17/7/2012. (Nguồn: TTXVN)
Theo mạng tin GMA, Ngoại trưởng Del Rosario cho biết phản hồi của Philippines, được hoàn tất với sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn pháp lý đặt tại Washington, sẽ được trình lên tòa án quốc tế vào ngày 13/3 hoặc 16/3 - thời hạn chót mà tòa án đặt ra.
Ngoại trưởng Philippines nói: "Có 26 câu hỏi và chúng tôi đã trả lời toàn bộ. Chúng bao gồm bản đồ và biểu đồ. Số lượng là rất lớn."
Theo ông Del Rosario, phản hồi của Manila là nhằm trả lời "những câu hỏi mà tòa án đặt ra thay mặt cho Trung Quốc do Trung Quốc từ chối tham gia" quá trình phân xử.
Theo giới ngoại giao Philippines, việc tòa án quốc tế đưa ra những câu hỏi bổ sung đồng nghĩa với vụ kiện này đang tích cực được thúc đẩy. Tháng 1/2013, Philippines đã đệ đơn lên Tòa án phân xử thường trực, tìm cách làm mất hiệu lực tuyên bố chủ quyền 9 đoạn của Trung Quốc. Đến tháng 3/2014, Chính phủ Philippines đã đệ trình tập tài liệu pháp lý dày 4.000 trang để củng cố cho đơn kiện của mình.
Ngoại trưởng Del Rosario cho hay phán quyết có thể được đưa ra sớm nhất là trong năm 2016. Ông nói: "Sau ngày 16/3, chúng tôi hy vọng sẽ có một phiên xử miệng từ ngày 8-20/7 và hy vọng sau đó từ 6 đến 8 tháng, phán quyết sẽ được đưa ra"./.
Theo Vietnam
Học giả Trung Quốc xuyên tạc: Đối tác chiến lược Việt-Phil chẳng đi đến đâu Cần nhắc lại lần nữa với học giả Trung Quốc này rằng, Việt Nam không đánh đổi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ lấy một thứ hữu nghị viển vông nào đó. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Thời báo Hoàn Cầu ngày 9/3 đăng bài phân tích của Li...