Mảnh vỏ Trái Đất “thất lạc” bị nuốt chửng ở Thái Bình Dương
Các nhà khoa học đã phát hiện ra mảng kiến tạo mất tích của Trái Đất, thủ phạm tạo nên một phần vành đai lửa Thái Bình Dương.
Mảng kiến tạo có thể hiểu là một mảnh vỏ của Trái Đất. Vỏ Trái đất không liền lạc mà hiện đang chia làm 15 mảng kiến tạo lớn nhỏ, các lục địa và đại dương nằm trên các mảng này. Nhưng mảnh “ Phục Sinh” mới được tìm thấy không nằm trong số 15 mảnh đó: nó đang nằm đâu đó trong lòng đất vì bị chính Trái Đất “ nuốt chửng”.
Những mảng kiến tạo ngày nay của Trái Đất – ảnh: PHYS.ORG
Video đang HOT
Công trình mới từ Đại học Houston (Mỹ) đã giúp tái tạo lại mảng kiến tạo cổ xưa đó trên mô hình máy tính, tái tạo lại hoạt động của các mảng kiến tạo kể từ kỷ nguyên địa chất Kainozoi, khởi đầu khoảng 66 triệu năm trước.
Trước đó, các nhà địa vật lý đã ghi nhận được sự tồn tại của 2 mảng kiến tạo ở Thái Bình Dương là mảng Kula và mảng Farallon. Nhưng có quá nhiều magma (đá nóng chảy) hiện diện ở phần phía Đông vị trí cũ mà 2 mảng từng tồn tại (Alaska và Washington ngày nay) cho thấy có một mảnh ghép còn thiếu.
Điều này đã dẫn các nhà khoa học tới mảng Phục Sinh: phần vành đai lửa ở gần bờ biển Bắc Mỹ chính là do nó, hay đúng hơn là phần nó bỏ lại trước khi chui hoàn toàn vào lòng đất trong quá trình gọi là “hút chìm”. Đó là khi Trái Đất tự nuốt một mảng vỏ của mình, một phần hay toàn bộ.
Do cõng trên lưng các lục địa và đại dương, nên quá trình nuốt rồi trồi lên của các mảng kiến tạo chính là nguyên nhân khiến đất đai nhiều lần hợp thành siêu lục địa rồi lại bị chia tách thành nhiều châu lục như ngày nay.
Một lục địa của Trái Đất đang "biến hình" nhanh khó tin
Dãy núi Sierra Nevada ở Mỹ đã cung cấp bằng chứng gây sốc về cách các mảnh vỏ Trái Đất di chuyển và tạo ra các vùng đất mới nhanh ngoài sức tưởng tượng.
Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Benjamin Klein từ Khoa Khoa học Trái Đất, khí quyển và hành tinh thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) cho thấy dãy Sierra Nevada được hình thành chỉ trong một "khoảnh khắc địa chất", chứ không lâu đời so với suy nghĩ trước đây. Hiện tại, nó vẫn mọc lên với tốc độ gấp đôi những ước tính trước đó.
Quá trình này có nguồn gốc sâu xa là sự "biến hình" của lục địa Bắc Mỹ, khi mảng kiến tạo Bắc Mỹ di chuyển dần về phía Tây và khiến mảng kiến tạo khác là Farallon chui xuống bên dưới mình.
Dãy núi Sierra Nevada, nơi quá trình địa chất diễn ra sôi động ngoài sức tưởng tượng - Ảnh: MIT
Mảng kiến tạo có thể hiểu nôm na là các mảnh của vỏ Trái Đất. Toàn hành tinh được bao phủ bởi 15 mảnh lớn nhỏ như thế, bên trên chúng ngự trị các lục địa và đại dương. Các mảnh này liên tục di chuyển khiến các lục địa trên Trái Đất liên tục biến dạng, hợp thành siêu lục địa rồi bị xé nhỏ nhiều lần.
Mảng Farallon được cho là va chạm với mảng Bắc Mỹ khoảng 100 triệu năm trước, đẩy magma sâu bên dưới lòng đất lên trên, làm biến dạng bề mặt, ùn thành dãy núi cao chót vót và magma dần kết tinh thành đá mới. Nhưng trong 1,39 triệu năm nay, tốc độ di chuyển của 2 mảng kiến tạo dường như gia tăng khiến dãy núi Sierra Nevada tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết. Hầu hết cảnh quan ngoạn mục ngày nay được tạo nên chỉ trong thời gian đó - dài so với đời người nhưng chỉ là một chớp mắt đối với thời gian địa chất.
Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học MIT đã đem mẫu đá từ khu vực Bear Valley Intrusive Suite, một dải đá granite trải dài 40 dặm thuộc dãy Sierra Nevada. Kết quả phân lập hạt zircon - một khoáng chất phổ biến trong đá, có chứa uranium và một số chì - đã giúp chỉ ra tuổi đời và lịch sử hình thành của ngọn núi.R
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Geology.
Lục địa thứ 8 của Trái Đất bị thất lạc 7 lục địa được công nhận hiện nay là: Á, Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Âu, Úc và Nam Cực. Lục địa thứ 8 bí ẩn của Trái Đất không được in trên các tấm bản đồ thông thường. Bản đồ đo sâu của lục địa Zealandia. Đó là vì 95% diện tích của nó chìm sâu hàng nghìn mét dưới Thái Bình...