Mạnh tay trước tránh căng thẳng sau
Kể từ khi Trung Quốc bộc lộ rõ ràng ý đồ đẩy mạnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Mỹ đã thể hiện cũng rất rõ ràng thái độ phản đối và có những hành động chứng tỏ không nói suông.
Khu trục hạm USS Curtis Wilbur của Hải quân Mỹ – Ảnh: Hải quân Mỹ
Những hành động này có việc đưa tàu chiến áp sát một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp trong quần đảo Trường Sa. Washington muốn cho Bắc Kinh thấy điều mình cần là tự do hàng hải.
Mới đây nhất, dù mục đích và cách thức không khác ở Trường Sa, nhưng Mỹ đã gây bất ngờ với lần đầu tiên triển khai tàu chiến đi vào vùng 12 hải lý xung quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Video đang HOT
Việc này cho thấy Mỹ đến nay nhất quán trong thể hiện thái độ và hành động đối phó những hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này còn liên quan đến kết quả chuyến đi mới rồi của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Lào, Campuchia và Trung Quốc.
Ở Lào còn chút khả dĩ chứ ở cả Campuchia lẫn Trung Quốc, ông Kerry xem ra đã không thành công cho lắm. Ông đã không thể thuyết phục Campuchia thay đổi quan điểm tương đồng với Trung Quốc về Biển Đông và không thể đạt mục tiêu yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm luật pháp quốc tế tại đây. Cả mong muốn Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng nổi trội của mình đối với CHDCND Triều Tiên để nước này không tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa cũng như trở lại bàn đàm phán cũng không được đáp ứng.
Vì thế, Washington lại hành động thách thức Bắc Kinh để gây áp lực và tăng cường răn đe, cảnh báo. Làm găng thêm chút để tránh vòng xoáy leo thang căng thẳng và ăn miếng trả miếng mới.
La Phù
Theo Thanhnien
Khu trục hạm Trung Quốc diễn tập đối kháng trên Biển Đông
Tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải đến một khu vực không tiết lộ trên Biển Đông diễn tập đối kháng, không lâu sau khi một tàu hải quân Mỹ tuần tra trong khu vực để khẳng định tự do hàng hải.
Các tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Trung Quốc tham gia diễn tập đối kháng trên biển ở Biển Đông. Ảnh: 81.cn.
Hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc Xinhua hôm qua đưa tin "một đội tàu khu trục tên lửa dẫn đường" thuộc Hạm đội Nam Hải đã tiến hành "diễn tập huấn luyện đối kháng thực tế" tại một khu vực không được tiết lộ trên Biển Đông.
Cuộc diễn tập gồm các hoạt động như tấn công biên đội tàu, tàu chiến và máy bay phối hợp chồng ngầm, phối hợp phòng không chống tên lửa đạn đạo, chống tấn công từ bờ vào buổi đêm và phòng không trong môi trường điện từ phức tạp.
Tờ Chinanew cùng ngày cho biết Trung Quốc điều biên đội tàu hộ vệ tên lửa của Hạm đội Nam Hải, trong đó có tàu Hoành Dương 568, đi diễn tập đối kháng vào chiều 28/10.
Động thái này diễn ra một ngày sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ đi tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc phản ứng gay gắt về đợt tuần tra của Mỹ. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại chiều tối 27/10 triệu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus trao công hàm phản đối việc Washington đưa tàu tuần tra gần các đảo nhân tạo. Trung Quốc cũng thông báo điều tàu khu trục Lan Châu 170 và tàu hộ vệ tên lửa Đài Châu 533 theo sát, cảnh báo tàu USS Lassen.
Trong khi đó, các quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên khẳng định việc tuần tra nhằm duy trì lợi ích của Mỹ với tự do đi lại trên không, trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới luật quốc tế cho phép. Hoạt động này sẽ diễn ra thường xuyên, không phải sự kiện chỉ xảy ra một lần.
Quốc Trung
Theo VNE
Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông nhiều hơn Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương xác nhận các cuộc tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông sẽ không chỉ nhiều hơn, mà còn phức tạp hơn, trên quy mô lớn hơn. Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM). Ảnh: USNavy "Tôi nghĩ rằng khi chúng tôi tiếp tục con đường tự do...