Mạnh tay triệt giấy phép con

Theo dõi VGT trên

Việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất loại bỏ thêm 76 ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ giúp người dân, doanh nghiệp cởi trói được giấy phép con và thuận lợi hơn trong đầu tư, kinh doanh

Lên đời giấy phép con thành nghị định

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) vừa đưa ra dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh để lấy ý kiến các bộ, ngành. Dự luật hướng đến việc tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể hơn để tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, an toàn và thân thiện cho mọi người dân và doanh nghiệp (DN).

Loại dần Thông tư 20

Theo đó, Bộ KH-ĐT đề xuất loại bỏ 76 ngành nghề ra khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện, đồng thời đề xuất bổ sung 14 ngành nghề vào danh mục này. Như vậy, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ giảm từ 267 như hiện nay xuống còn 214.

Các ngành nghề được đề xuất loại bỏ khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện gồm: kinh doanh than, dịch vụ mua bán nợ, đại lý bảo hiểm, sát hạch lái xe… và cả những ngành nghề xưa nay được cho là nhạy cảm như dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, sản xuất vàng miếng, hoạt động in, đúc t.iền…

Mạnh tay triệt giấy phép con - Hình 1

Sát hạch lái xe là một trong 76 ngành nghề được đề xuất bỏ giấy phép con Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Đáng lưu ý, trong số các ngành nghề được đề xuất cởi trói để DN, người dân có quyền tự do kinh doanh có cả dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Đây chính là một trong những vấn đề được quy định tại Thông tư 20/2011 của Bộ Công Thương về nhập khẩu kinh doanh ô tô dưới 9 chỗ ngồi đã hết hiệu lực từ ngày 1-7 nhưng lại bị bộ này “cố níu” bằng cách đề xuất Chính phủ ban hành một nghị định mới để áp dụng các điều kiện về bảo dưỡng, bảo hành xe tại khâu đăng ký lưu hành thay vì áp dụng từ công đoạn nhập khẩu.

Ban soạn thảo dự luật cho biết đã đặt ra nhiều phương án, sau đó chọn phương án tiếp tục cắt giảm ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh (ĐKKD) không cần thiết, bất hợp lý; bổ sung một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Song song đó, sửa đổi một số khái niệm để làm cơ sở phân định ĐKKD với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Theo ban soạn thảo, giải pháp này tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể hơn cũng như tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Người dân, DN cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đối với hệ thống pháp luật, giải pháp này sẽ bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất, tăng tính khả thi, chất lượng.

Có thể cắt bỏ nhiều hơn

Luật sư Trương Thanh Đức, thành viên Tổ công tác thi hành Luật DN và Luật Đầu tư, bình luận việc Bộ KH-ĐT tiếp tục rà soát, đề xuất loại bỏ thêm 76 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thể hiện sự cam kết mạnh mẽ về việc xây dựng một chính phủ kiến tạo. Tuy nhiên, cần mạnh tay hơn nữa vì hiện vẫn còn nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện không thực sự cần thiết, không rõ mục tiêu quản lý nhà nước và thiếu tính khả thi, từ lâu trở thành giấy phép con gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân và DN.

Cụ thể hơn, theo luật sư Đức, là bãi bỏ nhiều hơn ĐKKD trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và bổ sung ít hơn các ngành nghề mới vào danh mục này. Ví dụ, các ngành nghề kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim, tư vấn du học dự kiến bổ sung vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện là không hợp lý vì những ngành nghề này không nên hạn chế kinh doanh.

Tuy nhiên, ban soạn thảo cho biết đây là nội dung tiếp thu góp ý của các bộ liên quan. Cụ thể, theo Bộ Văn hóa – Thể thaoDu lịch, dịch vụ phát hành và phổ biến phim phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì Luật Điện ảnh đã quy định DN phát hành phim phải có rạp chiếu phim… Trong khi đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng theo Quyết định 05/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện hoạt động dịch vụ tư vấn du học, đây phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung nhóm vấn đề về ĐKKD, dự thảo luật còn rà soát các nhóm vấn đề về thủ tục hành chính gây cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và các quy định chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, kinh doanh tại 12 luật hiện hành, trong đó có Luật Đầu tư, Luật DN, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường…

Đề xuất 14 ngành nghề kinh doanh có điều kiện Theo dự thảo luật, 14 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được đề xuất bổ sung gồm: Dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; quản lý, vận hành nhà chung cư; quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng; tư vấn lập quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng; phát hành và phổ biến phim; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; tư vấn du học; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; kinh doanh dịch vụ đ.ánh giá sự phù hợp; kiểm toán năng lượng; hoạt động tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; dịch vụ tư vấn du học; đóng mới, cải hoán tàu cá; dịch vụ đăng ký và duy trì tên miền internet.

Theo Tô Hà (Người lao động)

“Không thể một người đau bụng bắt cả làng uống thuốc”

"Không thể một người đau bụng mà bắt cả làng uống thuốc được. Dùng giải pháp quản lý mang tính nghi kỵ, cho rằng ai cũng là tội phạm thì cách quản lý đó sẽ tạo ra gánh nặng hành chính khổng lồ"- Ông Đậu Anh Tuấn góp ý.

Không thể một người đau bụng bắt cả làng uống thuốc - Hình 1

"Không thể một người đau bụng bắt cả làng uống thuốc"

Thưa quý vị và các bạn, làm sao để có thể ngặn chặn một trào lưu "đẻ" tiếp giấy phép con, những điều kiện kinh doanh vô lý? Đây là mong muốn của cộng đồng DN, nhưng quyết định thay đổi cục diện vấn đề này, lại là các bộ ngành. VCCI, hay Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hay như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tư pháp, những đơn vị rà soát giấy phép con chỉ có thể kiến nghị mà thôi.

Video đang HOT

Rõ ràng, câu chuyện này cần một động thái mạnh mẽ quyết liệt hơn từ Chính phủ và sự thay đổi nhận thức vấn đề trong nội bộ các bộ ngành quản lý chuyên ngành.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa các khách mời, thực trạng về giấy phép con đã rõ. Từ năm 2000, khi có Luật Doanh nghiệp, giấy phép con đã được rà soát rất nhiều lần những mỗi lần cắt xét bớt đi thì vài năm sau, lại đẻ thêm ra nhiều giấy phép con.

Thưa ông Hoàng Tư Giang, ông nghĩ sao về tranh luận gần đây, hiểu thế nào về điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp và những quy chuẩn, tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ. Hai khái niệm này đang bị lẫn vào nhau và trở thành rào cản cho doanh nghiệp?

Ông Hoàng Tư Giang: Theo quan sát của tôi, trong đợt rà soát vừa rồi, có rất nhiều cán bộ công chức trong các bộ ngành không hiểu gì về điều kiện kinh doanh, thế nào quy chuẩn, tiêu chuẩn. Trên thực tế, vì lẫn lộn như vậy, người ta không làm rõ được thế nào là điều kiện kinh doanh.

Điều kiện kinh doanh đã quy định rõ ở Khoản 3, Điều 7 của Luật Đầu tư, phải phù hợp với 4 tiêu chuẩn rất rõ như không vi phạm về an ninh quốc phòng, thứ hai là không trái với thuần phong mỹ tục, đảm bảo sức khoẻ của người dân...

Tôi có hỏi một số người liên quan đến quá trình rà soát này như TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương hay TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Hai người đều nói rằng, kể cả có rà soát rồi thì không bao giờ các điều kiện kinh doanh có thể đáp ứng được hết khoản 3, điều 7 của Luật Đầu tư này. Bởi, quy định trong Luật thì rất rõ, nhưng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hay điều kiện kinh doanh đều lộn tùng phèo cả lên.

Chính vì vậy, đợt rà soát này là dịp tốt để nâng cao nhận thức của các bộ, các cán bộ quanh việc hiểu thế nào là điều kiện kinh doanh; là tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hoá; là xây dựng chính sách theo hướng lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ như Chính phủ đã cam kết.

Nếu nói thay đổi ngay lập tức, tôi nghĩ là khó.

Nhà báo Phạm Huyền: Nhưng nói đi thì phải nói lại, bên cạnh những hoài nghi về lợi ích nhóm thì có một thực tế cơ quan quản lý thường đưa ra là doanh nghiệp thường hay lách luật làm sai, ví dụ như ở kinh doanh gas, doanh nghiệp sang chiết trái phép, hay ở nhập khẩu ô tô, doanh nghiệp cố tình hạ giá tính thuế để giảm thuế phải nộp.

Thưa ông Đậu Anh Tuấn, ông cảm nhận thế nào về trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp, làm lành mạnh hoạt động kinh doanh, tạo niềm tin cho nhà quản lý có thể yên tâm nới lỏng điều kiện kinh doanh?

Ông Đậu Anh Tuấn: Tôi cho rằng, xã hội nào, doanh nhân nấy. Xã hội có người tốt, người xấu, người trung thực, người không trung thực thì trong doanh nghiệp cũng như vậy.

Điều quan trọng là, lượng những doanh nghiệp làm ăn gian dối chiếm một phần nhỏ trong cộng đồng kinh doanh thôi. Không thể một người đau bụng mà bắt cả làng uống thuốc được. Dùng giải pháp quản lý mang tính nghi kỵ, cho rằng ai cũng là tội phạm thì cách quản lý đó sẽ tạo ra gánh nặng hành chính khổng lồ.

Điều thứ hai, có thể thấy rằng nếu dựng lên các rào cản hành chính thì chỉ ngăn chặn với người ngay, còn người gian thì khó. Những rào cản hành chính để ngăn chặn những người có động cơ l.ừa đ.ảo rất khó đạt được. Cách thức quản lý phải làm sao, thuận lợi cho người ngay nhưng giám sát và trừng phạt được người gian.

Về quản lý Nhà nước, với những người làm ăn gian dối chúng ta đã có hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chúng tôi cho rằng, cách quản lý bằng giấy phép, tức thiên về t.iền kiểm là cách quản lý dễ. Tôi ngồi một chỗ, chờ ông chứng minh đạt điều kiện thì tôi phê duyệt và tất nhiên, muốn tôi nhanh gọn, linh động phê duyệt thì ông phải làm gì đó. Đó là cách quản lý rất dễ, có quyền lực, có lợi ích nhưng phê duyệt xong giấy phép, anh buông lỏng hậu kiểm, không kiểm soát việc tuân thủ điều kiện của anh đặt ra thì thực tế sẽ không nhiều ý nghĩa. Vì vậy, việc quản lý bằng các giấy phép cần phải đ.ánh giá lại.

Với các vi phạm như vậy, phải tăng vai trò quản lý Nhà nước trong giám sát thực hiện. Chúng tôi muốn nhấn mạnh, tư duy quản lý hiện đại phải làm sao chuyển từ t.iền kiểm sang hậu kiểm.

Không thể một người đau bụng bắt cả làng uống thuốc - Hình 2

Ông Lê Duy Bình

Hiện nay, chúng ta vẫn đang nặng về t.iền kiểm, cái gì cũng phải phê duyệt, cấp phép nên có chuyên gia nói, Việt Nam chúng ta đang nghiện cấp phép. Cái gì cũng đặt ra điều kiện, đó là cách quản lý không hiệu quả.

Trong bối cảnh mới, quản lý phải dựa trên rủi ro, giải phóng gánh nặng hành chính cho hầu hết các DN làm ăn đàng hoàng. Làm sao đưa ra thông điệp rất rõ ràng, nếu doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng thì sẽ thuận lợi, còn nếu doanh nghiệp đã vi phạm thì trách nhiệm pháp lý đặt ra cho anh là rất lớn.

Tất nhiên, đối với cách tiếp cận như vậy, đòi hỏi bộ máy Nhà nước phải chuyên nghiệp, công tâm vì lợi ích chung.

Nhà báo Phạm Huyền:Trong câu chuyện quản lý doanh nghiệp, ngoài việc đặt ra các điều kiện kinh doanh, theo quan sát của ông, liệu có giải pháo nào cho các bộ ngành vừa vẫn đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa vẫn hạn chế được hiện tượng kinh doanh lành mạnh?

Ông Đậu Anh Tuấn: Theo kinh nghiệm các nước, trước khi đặt ra các điều kiện kinh doanh họ thường cân nhắc rất kỹ, bởi đó là biện pháp cuối cùng.

Những hệ quả của điều kiện kinh doanh đối với xã hội rất lớn, vì nó hạn chế quyền tự do kinh doanh, chỉ trao quyền cho một số đối tượng nhất định. Nó sẽ hạn chế phần nào cạnh tranh, phát sinh chi phí tuân thủ cho không chỉ doanh nghiệp mà còn là các bộ ngành quản lý quy định đó. Do vậy, các nước rất cân nhắc giữa lợi ích và chi phí.

Có rất nhiều giải pháp tăng cường giám sát doanh nghiệp như công khai thông tin, công khai tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện để các hiệp hội, báo chí, người tiêu dùng giám sát doanh nghiệp và có hệ thống phản ứng nhanh trước những doanh nghiệp không tuân thủ.

Chúng tôi vẫn tin rằng, việc giám sát chung của nhiều đối tượng bao giờ cũng hiệu quả hơn so với bộ máy Nhà nước. Những đơn vị như Hiệp hội người tiêu dùng, Hiệp hội về môi trường, Hiệp hội ngành nghề tự quản lý bằng quy chuẩn đạo đức, phải phát huy vai trò hơn nữa của báo chí và một hệ thống tư pháp hiệu quả.

Với một hệ thống như vậy thì giám sát sẽ hiệu quả.

Còn với bộ máy Nhà nước, chúng tôi nghe nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra bảo chúng tôi không đủ người. Nhưng Việt Nam hiện mới có hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, sau này tăng lên 1 triệu doanh nghiệp thì không có bộ máy thanh tra, kiểm tra nào đến từng doanh nghiệp được để giám sát một việc được, mà phải phát huy hệ thống giám sát chung.

Cần phải thay đổi tư duy này.

Hiện nay, ngành thuế, hải quan đang xây dựng bộ tiêu chí đ.ánh giá chỉ số rủi ro. Với doanh nghiệp nào, ngành nghề nào, với chủ doanh nghiệp nào, với t.iền sử của chủ đó thì sẽ biết được mức độ rủi ro của họ.

Cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra chỉ tập trung một nhóm doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao về chấp hành pháp luật thôi. Còn lại, các doanh nghiệp có uy tín, có bề dày làm ăn đàng hoàng, sẽ được hưởng một hệ thống thủ tục hành chính thuận lợi. Một hệ thống quản lý như vậy sẽ giảm gánh nặng, đưa ra động cơ, tín hiệu khuyến khích doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng thì Nhà nước luôn bảo vệ cho họ.

Việc Nam cần hướng tới cách thức này. Cách thức đặt ra giấy phép, điều kiện kinh doanh phải giảm dần và cân nhắc rất kỹ.

Nhà báo Phạm Huyền:Theo kinh nghiệm của ông Lê Duy Bình, ông nghĩ sao khi bảo thân các bộ tự rà soát và gỡ bỏ các điều kiện kinh doanh của mình thì sẽ mất quyền lợi. Làm sao chúng ta có thể trông chờ các đơn vị tự bỏ quyền lợi để giảm điều kiện kinh doanh? Có nhất thiết cần một tổ chức độc lập khách quan bên ngoài đ.ánh giá, tạo sức ép thực sự cho các bộ ngành phải cải cách, cải cách từ nhận thức tới hành động?

Ông Lê Duy Bình: Một số bộ ngành qua phát biểu của các lãnh đạo rất muốn thay đổi cách thức quản lý, chuyển từ việc t.iền kiểm sang hậu kiểm, hoặc làm thế nào, trả lại quyền lực cho thị trường, Nhà nước không can thiệp quá sâu.

Tư duy như vậy có thể thấy ở một cán bộ lãnh đạo cấp cao, của một số đơn vị. Nhưng khi chuyển tải thành hành động cụ thể, trong quá trình rà soát điều kiện kinh doanh này thì chưa đưa được hết vào các Nghị định, đặc biệt là tư duy của các cán bộ soạn thảo Nghị định đó.

Đây là sự giằng xé giữa tư duy mới và cũ, giữa lợi ích và việc từ bỏ lợi ích. Tôi nghĩ là sẽ phải mất một thời gian.

Trong bối cảnh này, cần vai trò lớn hơn của các cơ quan độc lập bên ngoài. Vai trò của các cơ quan như Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn, các hiệp hội cần tham gia mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, cơ hội này hiện nay đang rất ít, vì thời gian tham vấn ý kiến các hiệp hội là rất ít. Ngoài ra, đặc biệt là tiếng nói báo chí. Tất cả làm sao để các ban soạn thảo đó có cùng tư duy, với nhịp đ.ập với cán bộ lãnh đạo cao cấp, với mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp.

Chúng ta cùng có một định hướng xây dựng nền kinh tế, sử dụng nguyên tắc thị trường cao hơn, Nhà nước can thiệp cụ thể vào quyền kinh doanh thì phải bớt đi.

Nhà báo Phạm Huyền:Trong thực tế, một quyết sách sai lầm có thể khiến doanh nghiệp phá sản, thậm chí, sa vào vòng lao lý. Câu chuyện về ban hành điều kiện kinh doanh nếu có sai lầm, sẽ kéo lùi sự phát triển của nền kinh tế, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, méo mó môi trường kinh doanh Việt Nam. Thế nhưng, thực tế cũng cho thấy, ít người nào bị xử lý vì ban hành chính sách sai.

Thưa ông Hoàng Tư Giang, ông nghĩ thế nào về trách nhiệm của người đứng đầu các bộ trong việc tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh cho doanh nghiệp?

Ông Hoàng Tư Giang: Tôi muốn kể một câu chuyện mà tôi vừa trải qua. Tôi có phỏng vấn một số bộ trưởng. Tôi từng đặt câu hỏi: "Thưa ông, điều kiện kinh doanh nào đang gây phiền hà cho doanh nghiệp mà đáng bỏ nhất?". Ông ấy trả lời là "Tôi không biết".

Ngay trong cuộc họp Chính phủ vừa rồi về vấn đề này, ngày 23/6, tôi được biết có 2 ý kiến quan trọng được đưa ra. Đó là ý kiến của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI. Ông Lộc nói, Bộ trưởng không quan tâm đến cải cách thể chế. Thay vào đó, bộ trưởng quan tâm nhiều hơn đến việc khởi công, cắt băng khánh thành.

Đó là ý kiến tương đồng với ý kiến của ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viên CIEM. Ông Cung phê phán, nhiều bộ trưởng không quan tâm cải cách thể chế. Đó là một tinh thần rất đáng lo ngại.

Khi các bộ trưởng, các tư lệnh ngành không nhận thức được đầy đủ về các điều kiện kinh doanh không hợp lý sẽ làm băng hoại môi trường kinh doanh thì họ không tạo sức ép đối với cán bộ được giao nhiệm vụ sửa điều kiện kinh doanh này.

Vấn đề thứ hai là, bản thân các vị tư lệnh ngành thường chịu nhiều sức ép, từ các nhóm lợi ích, từ ngay trong bộ, từ các doanh nghiệp do mình quản lý. Tôi nghĩ rằng, các bộ trưởng cần có vai trò cao hơn, có tiếng nói nặng hơn đối với cán bộ công chức mình quản lý cũng như làm sao, vì lợi ích của cộng đồng nói chung.

Tôi từng phỏng vấn bà Phạm Chi Lan. Bà đưa ý kiến rất hay là, Chính phủ cần vạch ra, chỉ đích danh điều kiện kinh doanh nào gây cho cộng đồng doanh nghiệp khó khăn, bị phản đối thì nay phải bỏ đi thì đó sẽ làm một sức ép rất lớn cho các bộ.

Nếu trong một cuộc họp nào đó Chính phủ bàn về điều này; Nếu Thủ tướng nói với một tư lệnh ngành nào đó rằng, điều kiện kinh doanh này bị phản ứng quá, mà vẫn chưa được bỏ đi, đấy là vấn đề của anh, anh phải giải quyết; Nếu như Thủ tướng v.ạch m.ặt, chỉ tên những trường hợp cụ thể thì tác dụng sẽ rất lớn.

Tôi rất hi vọng, trong bối cảnh ta đang soạn thảo một Luật sửa nhiều Luật thì sẽ giải quyết được tương đối hiệu quả vấn đề này.

Nhà báo Phạm Huyền:Theo các ông, Chính phủ cần thực hiện ngay giải pháp căn cơ nào để chấm dứt tình trạng loạn giấy phép con?

Ông Hoàng Tư Giang: Tôi nghĩ là không ngay được. Vì quá trình rà soát là quá trình liên tục.

Điều cơ bản nhất là, Chính phủ dù quyết tâm bao nhiêu mà hệ thống thừa hành ở dưới, từ các bộ, các ngành, các UBND 63 tỉnh, kể cả cấp huyện... không nghiêm thì khó.

Anh Tuấn đi nhiều cũng đã thấy, kể cả cấp huyện cũng có thể ban hành điều kiện kinh doanh, cho phép uống bia này, nhập xi măng kia.

Tôi nghĩ đây là việc phải chiến đấu rất dài. Cái quan trọng nhất là Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tư pháp, cộng đồng doanh nghiệp phải có tiếng nói vào trong quá trình rà soát này. Không phải ngày 1/7 đã là xong.

Ông Lê Duy Bình: Tôi kỳ vọng, các điều kiện kinh doanh ban hành này được đưa lên một cơ sở dữ liệu của Chính phủ và kèm theo đó là các giải trình về tính cần thiết, hợp lý, hợp pháp để mọi người dân theo dõi được, đ.ánh giá được một lần nữa.

Như vậy, họ sẽ tiếp tục phản biện, đóng góp ý kiến cho VCCI, cho Chính phủ về cải cách tiếp theo.

Không thể một người đau bụng bắt cả làng uống thuốc - Hình 3

Sau 1/7, với quyết tâm của Chính phủ, với chỉ đạo cụ thể, với Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, tôi tin là chương trình cải cách điều kiện kinh doanh sẽ thiết thực hơn.

Ông Đậu Anh Tuấn: Thời điểm 1/7 không phải là thời điểm bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp. Tôi nghĩ báo chí kỳ vọng hơi quá.

Ngày 1/7 chỉ là thời điểm quy định các điều kiện kinh doanh ở cấp Thông tư không còn hiệu lực và Chính phủ đảm bảo là không có khoảng trống pháp lý về vấn đề này. Tuy vậy, qua rà soát vừa qua, những ý kiến của VCCI đã được lắng nghe, chấp thuận mặc dù chưa có thay đổi lớn. Trong quá trình soạn thảo các Nghị định, nhiều kiến nghị của VCCI và CIEM được tiếp thu. Điều đó chứng tỏ, quá trình bàn thảo công khai về điều kiện kinh doanh giữa nhiều bên liên quan, trong đó có bên độc lập là một cách thức rất tốt để rà soát và xây dựng một hệ thống điều kiện kinh doanh tốt.

Đó là t.iền đề cho việc xây dựng một luật sửa nhiều luật sau này và những chương trình sửa rà soát về sau. Trông chờ các bộ tự rà soát thì chắc là sẽ rất khó nên phải huy động các chuyên gia bên ngoài nhiều hơn, huy động cộng đồng doanh nghiệp tham gia.

Sau 1/7, với quyết tâm của Chính phủ, với chỉ đạo cụ thể, với Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, tôi tin là chương trình cải cách điều kiện kinh doanh sẽ thiết thực hơn.

Nhà báo Phạm Huyền: Năm nay và 5 năm tới, Chính phủ đã xác định là năm của khởi nghiệp. Khởi nghiệp không có nghĩa là gia nhập thị trường, thành lập mới một doanh nghiệp nào đó, mà còn có ý nghĩa trong việc mở rộng đầu tư, phát triển những sáng tạo kinh doanh mới của những DN hiện nay.

Nhưng nếu chỉ 1 giấy phép con, 1 loại điều kiện kinh doanh vô lý còn tồn tại, nó có thể g.iết c.hết đi hàng trăm, hàng ngàn DN Việt Nam, làm héo mòn sức sáng tạo và năng lực cạnh tranh.

Điều này không chỉ gây hệ luỵ vô cùng to lớn cho môi trường kinh doanh Việt Nam, làm cản trở quá trình đưa Việt Nam vươn lên TOP ASEAN-4 và còn lạm chậm lại quá trình phát triển của cả nền kinh tế, khi mỗi DN là một hạt nhân. DN khoẻ thì kinh tế mới phát triển và quốc gia mới thịnh vượng.

Chúng tôi hi vọng, câu hỏi chủ đề của Bàn tròn trực tuyến "Giấy phép con: cuộc chiến bao giờ có hồi kết" sẽ có sớm có câu trả lời tất cả vì lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia.

Xin trân trọng cảm ơn ông Đậu Anh Tuấn, ông Lê Duy Bình, ông Hoàng Tư Giang đã có những ý kiến đóng góp thiết thức.

Kính chào quý vị, bạn đọc, tạm biệt và hẹn gặp lại ở các chương trình "Bàn tròn trực tuyến" khác của Tuần Việt Nam.

Theo NTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa 250km, sắp mạnh thành bão số 4 giật cấp 10
05:56:39 18/09/2024
Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024
Truy nguồn nước đỏ quạch, nổi váng, bốc mùi tràn vào khu dân cư giữa Thủ đô
06:06:06 18/09/2024
Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn
22:49:05 18/09/2024

Tin đang nóng

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh
20:33:26 19/09/2024
Trịnh Sảng tuyệt vọng
19:41:48 19/09/2024
Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
5 phim Hoa ngữ không có tệ nhất chỉ có tệ hơn: Số 1 nhận bão tẩy chay vì phá nát nguyên tác
20:03:20 19/09/2024
Lý do Tuấn Hưng khó được tham gia Sao nhập ngũ, gửi 1 nguyện vọng nhờ cư dân mạng giúp
20:00:13 19/09/2024

Tin mới nhất

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại tại huyện miền núi Nam Trà My

20:39:19 19/09/2024
Tuyến đường ĐH5 đi Trà Vân bị sạt 2 điểm (tại khu vực làng ông Sinh và làng ông Bích) sạt taluy dương đất đá tràn xuống đường, hiện chỉ lưu thông bằng xe máy, xe ô tô chưa lưu thông được.

Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội

20:34:17 19/09/2024
Chiều 19/9, một xưởng in giấy ở Hà Nội có diện tích hàng trăm mét vuông bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt, khiến nhiều người dân hốt hoảng.

Nỗ lực ổn định đời sống người dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão lũ

20:07:33 19/09/2024
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng, đến 16 giờ ngày 19/9, Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận hơn 134 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

12:41:34 19/09/2024
Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đóng cửa sân bay Đồng Hới tránh bão số 4

12:29:03 19/09/2024
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục phát văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4.

Sạt lở tại miền núi Quảng Nam, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

12:21:28 19/09/2024
Trưa 19/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường, ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Sập cầu dân sinh ở Hòa Bình

08:48:46 19/09/2024
Rạng sáng 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.

Thủ tướng: Tập trung ứng phó bão, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất

07:36:17 19/09/2024
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Đây là cơn bão số 4, xảy ra ngay khi bão số 3 vừa gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc.

Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển

06:43:55 19/09/2024
Tàu hàng chở 4.000 tấn đá bột chìm trên vùng biển Quảng Nam, 8 thuyền viên trên tàu lên bè cứu sinh. Cảnh sát biển đã ứng cứu thành công trong điều kiện xấu do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Cụ bà 80 t.uổi suýt bị kẻ giả danh công an lừa 800 triệu

06:34:00 19/09/2024
Theo Công an huyện Đức Cơ, vào ngày 12/9 bà C. (80 t.uổi, trú tại địa phương) đến cơ quan công an trình báo về việc nhận được một cuộc gọi lạ. Người này tự xưng là cán bộ của Công an huyện Đức Cơ, thông báo bà C. có liên quan đến một vụ ...

Có thể bạn quan tâm

Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"

Sao việt

23:17:24 19/09/2024
Phan Như Thảo chia sẻ bí quyết vun đắp hôn nhân hạnh phúc bên chồng đại gia hơn 26 t.uổi. Cựu người mẫu khẳng định cô không xin t.iền chồng và luôn được ông xã chiều chuộng.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản

Sao thể thao

23:04:30 19/09/2024
Sáng ngày 19/9, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng một số thành viên của CLB bóng đá Hà Nội có mặt tại xã Nam Phương Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

'Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ'

Nhạc việt

23:00:30 19/09/2024
Nhạc sĩ Đức Trí nói vui mời ca sĩ Anh Tú tham gia liveshow vì nhiều người thích, buổi nào có anh các cô nhạc công tự nhiên đi rất đúng giờ .

Hé lộ bí mật sau cái tát của "nữ hoàng rating", phim "Cám" có gì mà gây bão mạng?

Hậu trường phim

22:50:58 19/09/2024
Cám là dự án phim điện ảnh kinh dị gây chú ý nhất của màn ảnh Việt tháng 9. Sau buổi họp báo công chiếu, nhiều khán giả đã dành lời khen cho bộ phim.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.

NSND Hồng Vân thẳng thắn nhắc nhở đàn em Thy Nhung

Tv show

21:17:20 19/09/2024
Tiết mục nhạc kịch của nghệ sĩ Thy Nhung trong chương trình Tinh hoa hội tụ nhận nhiều góp ý từ giám khảo là NSND Hồng Vân.