Mạnh tay “gom hàng” vùng đỉnh, một cá nhân trở thành cổ đông lớn tại Long Hậu (LHG)
Chỉ trong ít ngày, cá nhân ông Võ Tấn Thịnh đã chi hơn 82 tỷ đồng mua thỏa thuận 3,484 triệu cổ phiếu LHG để nâng sở hữu lên 11,9%.
Ảnh minh họa.
Theo tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE), cổ đông cá nhân Võ Tấn Thịnh mới đây đã hoàn tất mua thêm tổng cộng 3,484 triệu cổ phiếu CTCP Long Hậu (mã LHG) qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 11,9%.
Cụ thể, ông Thịnh đã mua vào 1,7 triệu cổ phiếu LHG ngày 20/8 để nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,9% lên 8,3% vốn điều lệ, trở thành cổ đông lớn tại Long Hậu. Sau đó, ngày 24/08/2020, cá nhân này tiếp tục mua vào 1,784 triệu cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu lên 11,9% như hiện nay. Các giao dịch đều được thực hiện theo phương thức thỏa thuận với tổng giá trị hơn 82 tỷ đồng.
Theo báo cáo sở hữu, ông Thịnh là cổ đông cá nhân không có liên quan tới cổ đông nội bộ và lãnh đạo của doanh nghiệp. Trong cơ cấu cổ đông hiện tại, ngoài ông Thịnh, Long Hậu chỉ có một cổ đông lớn khác là Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp Tân Thuận với tỷ lệ sở hữu lên đến 48,61%.
Về kết quả kinh doanh, Long Hậu nằm trong số ít các doanh nghiệp nhóm bất động sản khu công nghiệp duy trì được tăng trưởng trong quý II vừa qua bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, Long Hậu ghi nhận 161,2 tỷ đồng doanh thu và 43,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 68% và 81% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Long Hậu ghi nhận doanh thu đạt 387,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 106,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 38% và 35% so với 6 tháng đầu năm 2019. Với kết quả đạt được, công ty đã hoàn thành được 42% kế hoạch doanh thu và 87% mục tiêu về lợi nhuận.
Trên thị trường, sau giai đoạn bứt phá mạnh từ giữa tháng 7, cổ phiếu LHG đang có dấu hiệu chững lại và gần như đi ngang tại vùng đỉnh. Kết thúc ngày 25/8, thị giá LHG dừng ở mức 25.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 50% trong vòng 1 tháng. Vốn hóa tương ứng vào khoảng 1.250 tỷ đồng.
Định giá cổ phiếu, nhìn từ hiệu quả doanh nghiệp
Chỉ số P/E thị trường hiện tại khoảng 14 lần, bằng với mức trung bình 10 năm, nhưng hoạt động khó khăn của các doanh nghiệp năm nay cho thấy, định giá nhiều cổ phiếu hiện không thực sự hấp dẫn.
Kém hấp dẫn trong ngắn hạn
Nhìn nhận mặt bằng chung giá cổ phiếu hiện tại là đắt hay rẻ, hợp lý hay không hợp lý đòi hỏi phải phân tích nhiều yếu tố.
Video đang HOT
Trong đó, dựa vào dự báo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp thì với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, triển vọng lợi nhuận năm 2020 là tiêu cực, thậm chí tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Do đó, nếu nhìn ở góc độ này, mức P/E ngang bằng với trung bình của nhiều năm có thể coi là đắt.
Đặc biệt, chất lượng lợi nhuận ở một số nhóm ngành vẫn là dấu hỏi, ví dụ cách hạch toán lợi nhuận của nhóm ngân hàng với Thông tư 01/2020/TT-NHNN (tạm hoãn ghi nhận một số khoản nợ xấu).
Diễn biến VN-Index, P/E từ năm 2016 đến nay và P/E trung bình 10 năm.
Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất đã xuống mức thấp hơn, điều này giúp tỷ lệ chiết khấu trong các mô hình định giá vốn cổ phần có thể giảm và nâng cao mức định giá doanh nghiệp.
Theo ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chiến lược, Công ty Chứng khoán TP.HCM, lãi suất thấp làm giảm tỷ lệ chiết khấu nếu rủi ro không tăng, hoặc tăng với tốc độ thấp hơn.
Trường hợp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp kéo dài, phần bù rủi ro sẽ tăng lên. Do đó, để luận mức định giá là đắt hay rẻ sẽ phụ thuộc vào Covid-19 để đánh giá lại kỳ vọng tăng trưởng và rủi ro.
Khi có câu trả lời rõ ràng về khía cạnh này, ví dụ theo hướng tốt, thị trường sẽ hướng đến mức định giá cao hơn để phản ánh tỷ lệ chiết khấu thấp hơn và ngược lại. Hiện tại, tâm lý chung vẫn là phân vân. Kỳ vọng về vế tăng trưởng và vế tỷ suất chiết khấu đang cân bằng.
6 tháng đầu năm, dưới tác động của Covid-19, hầu hết doanh nghiệp niêm yết đều có hoạt động sản xuất - kinh doanh ghi nhận sự giảm sút cả về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lực cản lớn cho đà hồi phục của thị trường chứng khoán hiện nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 trên toàn cầu đang rất khó đoán định.
Mặc dù vậy, khi xem xét mức định giá cổ phiếu có hấp dẫn hay không, vấn đề cần quan tâm là triển vọng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng, của nền kinh tế nói chung trong dài hạn, đặt trong tương quan của mặt bằng giá cổ phiếu hiện tại.
Hai yếu tố tích cực
Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Chiến lược, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, có 2 điểm cho thấy định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn hấp dẫn.
Thứ nhất, mặt bằng giá cổ phiếu xét theo mức P/E hiện tại của chỉ số VN-Index đang ở mức thấp so với lịch sử, bất chấp đà hồi phục mạnh từ đáy giai đoạn cuối tháng 3 đến nay, đồng thời thấp hơn đáng kể so với các thị trường chứng khoán trong khu vực như Philippines, Thái Lan, Malaysia...
Thực tế, mức P/E thấp có đóng góp không nhỏ từ kết quả kinh doanh quý II/2020 khả quan của nhóm cổ phiếu ngân hàng nhờ Thông tư 01/2020/TT-NHNN giúp giảm áp lực trích lập nợ xấu.
Tuy nhiên, với công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, nền kinh tế tránh được việc bị gián đoạn trong thời gian dài, thị trường chứng khoán Việt Nam xứng đáng được định giá ở mức cao hơn hiện tại nếu đặt trong so sánh tương quan với các thị trường mới nổi trong khu vực.
Thứ hai, dự báo của các tổ chức tài chính trên thế giới đa số đồng thuận về khả năng phục hồi của kinh tế Việt Nam từ năm 2021, sớm hơn nhiều thị trường khác. Theo đó, kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng phục hồi hoạt động kinh doanh sau dịch.
Thị trường chứng khoán phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư nên khi kỳ vọng tăng trưởng trong dài hạn của các doanh nghiệp niêm yết được duy trì thì luôn có những cổ phiếu được đánh giá hấp dẫn, bất chấp các tác động tiêu cực trong ngắn hạn.
Dòng tiền xoay vòng
Theo FiinPro, nhóm ngành tài nguyên cơ bản, công nghệ thông tin, viễn thông có thể tăng trưởng lợi nhuận hai con số năm 2020, chẳng hạn lợi nhuận trước thuế của HPG dự kiến tăng 24%; ngành hóa chất có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 12,5%, trong đó TOP đầu là DGC, DPM, LTG.
Ngược lại, ngành du lịch và giải trí có triển vọng lợi nhuận kém đi rất nhiều sau khi VJC đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm nay giảm 98% do ảnh hưởng của Covid-19 (mảng vận chuyển quốc tế của VJC vốn đóng góp 39% doanh thu vận chuyển hành khách).
Thực tế, triển vọng các doanh nghiệp có lợi nhuận khả quan phần nào phản ánh vào giá cổ phiếu kể từ đầu năm đến nay. Ngược lại, những cổ phiếu bị ảnh hưởng lớn từ Covid-19 đã có các nhịp điều chỉnh giảm khá sâu. Do đó, cơ hội và rủi ro giữa các nhóm cổ phiếu không quá chênh lệch.
Với chiến lược đầu tư hướng tới nhóm cổ phiếu tăng trưởng, song song với đà hồi phục của nền kinh tế hậu Covid-19, theo KBSV, nhà đầu tư có thể tập trung vào các ngành có độ nhạy cao với chu kỳ kinh tế như ngân hàng, hàng tiêu dùng không thiết yếu, dịch vụ tiêu dùng...
Tuy nhiên, các ngành này nhìn chung chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19 và chỉ những doanh nghiệp đầu ngành, có nền tảng tài chính lành mạnh mới đảm bảo khả năng duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh không bị gián đoạn và sớm phục hồi sau dịch.
Ngoài ra, thời gian nắm giữ cổ phiếu cần tương đối dài, do giá cổ phiếu nhiều khả năng tiếp tục biến động mạnh dưới sự ảnh hưởng bởi các thông tin liên quan đến đại dịch.
Nếu so sánh mức độ biến động giá với tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, nhà đầu tư rất dễ có cảm tưởng rằng, nhiều cổ phiếu không còn ở mức giá hấp dẫn.
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 4 - 5 nhóm ngành nghề trên 19 nhóm ngành theo phân cấp ICB II là có kết quả kinh doanh tương đối tốt tính từ đầu năm, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tàn phá hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhưng đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành đang có số liệu kinh doanh tốt vẫn còn cơ hội, dù giá cổ phiếu trong thời gian qua có diễn biến tăng.
Với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh mờ nhạt, hoặc kém khả quan, nhưng giá cổ phiếu ở mức thấp do nhà đầu tư hờ hững trong một thời gian dài, thì đây có thể là cơ hội để sàng lọc đầu tư.
Theo ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán VPS, nhà đầu tư có thể vừa giao dịch ngắn hạn ở các cổ phiếu có tình hình kinh doanh tươi sáng, vừa mua và nắm giữ những cổ phiếu đang bị định giá thấp.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán TP.HCM cho rằng, nhóm cổ phiếu có triển vọng không bị tác động nhiều bởi Covid-19 nằm trong các ngành như tiện ích, công nghệ, y tế, hoặc các "game đầu tư" rõ ràng như đầu tư công được đẩy mạnh, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam, thoái vốn nhà nước đáng để xem xét đầu tư.
Ngược lại, nhóm cổ phiếu cần thận trọng, dành thời gian quan sát thêm là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 như du lịch, hàng không, bán lẻ. Khi triển vọng về dịch bệnh được khống chế, các nhóm cổ phiếu trên sẽ tăng giá, nhưng đầu tư sớm khi chưa có dấu hiệu rõ ràng là rất rủi ro.
Cần xác định rõ phong cách và chiến lược đầu tư phù hợp
Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
Trong giai đoạn vừa qua, có khá nhiều cổ phiếu đã ghi nhận mức tăng giá đáng kể mà không đi cùng với sự cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tương ứng. Mặc dù vậy, đây là hiện tượng bình thường và từng diễn ra những năm trước.
Về dài hạn, mức định giá tương đối của các cổ phiếu sẽ vận động trên cơ sở yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh của công ty.
Các cổ phiếu này thường có đặc điểm là thu hút được sự chú ý của dòng tiền đầu cơ với nhiều phiên ghi nhận mức tăng đột biến, nhưng xu hướng đi lên thường không thể duy trì được trong dài hạn.
Trong năm 2020 cũng xuất hiện không ít doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan, vượt trội so với thị trường chung và sức khỏe tài chính tương đối ổn định, như chúng tôi vẫn định kỳ cập nhật trong báo cáo thị trường hàng ngày. Theo đó, các cổ phiếu đã ghi nhận mức tăng giá đột biến kể từ đầu năm đến nay và vẫn còn tiềm năng tăng trong những tháng cuối năm.
Với việc nền kinh tế Việt Nam vẫn đang nằm trong chu kỳ tăng trưởng tích cực từ những năm trước, sẽ luôn có nhiều cơ hội để nhà đầu tư tìm kiếm và lựa chọn trên thị trường chứng khoán.
Điều quan trọng là nhà đầu tư cần xác định được phong cách và chiến lược đầu tư phù hợp với kỳ vọng cụ thể của cá nhân, đồng thời giữ được trạng thái tâm lý ổn định và tuân thủ chặt chẽ kỷ luật đầu tư để đảm bảo hiệu quả đầu tư trong dài hạn.
Một cổ đông cá nhân liên tục gom cổ phiếu Long Hậu (LHG) để nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,9% lên 11,9% Một cổ đông cá nhân liên tục gom vào cổ phiếu tại Công ty cổ phần Long Hậu (Mã chứng khoán: LHG - sàn HOSE) để nâng tỷ lệ sở hữu lên 11,9%. Cụ thể, cổ đông cá nhân Võ Tấn Thịnh ngày 20/08/2020 đã mua vào 1.700.000 cổ phiếu LHG để nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,9% lên 8,3% vốn điều...