Mạnh tay chi hơn 2.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, Mỹ liệu có cửa thắng Trung Quốc?
Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phác thảo kế hoạch đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng và ứng phó với biến đổi khí hậu trị giá 2.300 tỷ USD. Nhưng liệu rằng hành động chi tiền phát triển của Mỹ có giúp nước này thắng Trung Quốc về cơ sở hạ tầng?
Kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Mỹ được đưa ra sau gói giải cứu người trị giá 1.900 tỷ USD mà ông Biden đã ký hồi đầu tháng 3/2021. (Nguồn: Wall Street Journal)
Theo thông tin từ Nhà Trắng, đề xuất trên sẽ được thực hiện trong hơn 8 năm với ngân sách đến từ việc tăng thuế doanh nghiệp và gia đình có thu nhập từ 400.000 USD/năm trở lên trong 15 năm. Ông Biden tuyên bố kế hoạch sẽ tạo ra hàng triệu việc làm và được phân giai đoạn thực hiện.
Chỉ là “bánh vẽ lúc đói”
Do đảng Cộng hòa phản đối tăng thuế, kế hoạch này có thể trở thành “bánh vẽ lúc đói” giống như dưới thời các cựu Tổng thống như ông Barack Obama và ông Donald Trump. Đây chính là khác biệt lớn nhất về mô hình xây dựng cơ sở hạ tầng giữa hai thể chế Mỹ và Trung Quốc.
Những năm gần đây, cạnh tranh Mỹ-Trung bao gồm cả cạnh tranh về xây dựng cơ sở hạ tầng cứng như đường cao tốc, đường sắt cao tốc, cầu cống, sân bay, cảng biển, đập nước, mạng lưới truyền tải điện, đường ống dẫn nước và cả trạm sạc xe điện, hệ thống mạng viễn thông 5G…
Khi tranh cử, ông Trump từng chỉ trích rằng, cơ sở hạ tầng của Mỹ ngang với các nước thuộc thế giới thứ ba. Hiệp hội Kỹ sư xây dựng quốc gia Mỹ cũng xếp cơ sở hạ tầng nước này ở mức D hoặc C- trong nhiều năm liên tiếp, có nghĩa kém xa mức tiêu chuẩn.
Tổng thống Mỹ ba nhiệm kỳ gần đây đều muốn cải thiện cơ sở hạ tầng, nhưng hơn 10 năm trôi qua, các nỗ lực đều không tiến triển.
Trong khi đó, cơ sở hạ tầng cứng của Trung Quốc phát triển nhảy vọt trong những năm gần đây. Không thể phủ nhận Trung Quốc dựa vào “ưu thế phát triển sau” và nhà nước đầu tư rất nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng bất chấp nợ nần chồng chất. Diện mạo mới của các thành phố và Trung Quốc vượt Mỹ trong một số lĩnh vực đã khiến rất nhiều người tự hào với thành tựu này.
Dù vậy, cần thấy rằng cơ sở hạ tầng tiến bộ không có nghĩa là có nhiều nhà chọc trời hơn, có sân bay lớn hơn hoặc nhiều đèn neon hơn. Quan trọng vẫn là tính thiết thực, hiệu quả và lợi ích mà cơ sở hạ tầng mang lại cho người dân.
Mỹ “cũ kỹ” hơn so với Trung Quốc
Mạng lưới đường cao tốc mới nhất ở Mỹ được xây dựng cách đây hơn 70 năm. Trong số 614.000 cây cầu trên toàn nước Mỹ, có 56.000 cây cầu có khiếm khuyết, gây nguy hiểm.
Video đang HOT
Theo tờ Tin tức Thế giới , có một số nguyên nhân liên quan tới việc cơ sở hạ tầng của Mỹ lạc hậu hơn so với Trung Quốc.
Thứ nhất , sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ đứng vững ở vị trí siêu cường toàn cầu, có hệ thống đường sắt, hàng không, cao tốc xây dựng trong hơn 60 năm không nước nào bì kịp. Nước Mỹ tự mãn về điều đó và không tiếp tục đầu tư. Vấn đề của cơ sở hạ tầng Mỹ không phải là “lạc hậu” mà là “cũ kỹ”.
Thứ hai , trong hơn nửa thế kỷ, Mỹ dồn tài nguyên quốc gia đầu tư cho quân đội và người dân, chi tiêu quân sự tăng vọt, mấy cuộc chiến tranh tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD. Ngân sách quốc gia hàng năm dành phần lớn cho an sinh xã hội và trợ cấp y tế, thâm hụt liên tục lập kỷ lục mới. Chính phủ không có tiền và cũng không có ý định đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Các Tổng thống Mỹ trước thời cựu Tổng thống Obama cũng ít coi trọng việc cải thiện cơ sở hạ tầng.
Thứ ba , 20 năm qua, từ thời cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cùng cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Trung Quốc đã đầu tư 4.000 tỷ Nhân dân tệ để kích thích kinh tế. Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương năm nào cũng dựa vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy kinh tế. Các tuyến đường sắt cao tốc, mạng lưới đường bộ, cầu cống, đập nước… nối tiếp nhau xuất hiện.
Ở Trung Quốc, chỉ bằng mệnh lệnh dỡ bỏ toàn diện, vài tháng sau, diện mạo thành phố sẽ thay đổi hoàn toàn. Chỉ qua hai thế hệ lãnh đạo, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và châu Âu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Thứ tư, thể chế dân chủ Mỹ phân quyền giữa liên bang và bang, các nhánh quyền lực kiềm chế lẫn nhau, đất đai thuộc sở hữu tư nhân, xây dựng cơ sở hạ tầng bị hạn chế bởi vấn đề bảo vệ môi trường cũng như các lợi ích và ý kiến khác nhau.
Bên cạnh đó, giá nhân công tăng cao, tiếng nói của công đoàn có sức nặng, khiến giá thành xây dựng cơ sở hạ tầng ở Mỹ cao gấp nhiều lần, thậm chí gấp hơn chục lần so với Trung Quốc. Những yếu tố này kiềm chế sự đổi mới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Mỹ.
Chưa thể đo lường “thắng – thua”
Ngoài ra, nguyên nhân còn do ở Mỹ, hầu hết các gia đình đều có ô tô, vì thế cơ bản là không cần tới đường sắt cao tốc.
Ngành hàng không cũng phát triển khiến nhu cầu đối với đường sắt cao tốc giảm xuống. Các sân bay ở Mỹ tuy cũ và không có sân bay nào nằm trong danh sách 25 sân bay tốt nhất thế giới, nhưng số lượng đội bay và cường độ vận hành của họ thì không nơi nào trên thế giới sánh kịp.
Trong số 50 sân bay tấp nập nhất thế giới, Mỹ có 16, trong khi Trung Quốc chỉ có 9. Mỹ có tổng cộng 5.136 sân bay nhà nước và 14.112 sân bay tư nhân, nhưng Trung Quốc chỉ có 200 sân bay.
Dẫu không so sánh được với Trung Quốc về đường sắt cao tốc, nhưng hệ thống vận tải hàng hóa đường sắt của Mỹ vẫn đứng đầu thế giới, vận chuyển tới 40% hàng hóa trên toàn quốc. Trong số các đoàn tàu vận tải hàng hóa có trên 300 toa ở Mỹ, 70% là toa tàu 2 tầng còn Trung Quốc tới nay mới bắt đầu thử nghiệm dùng toa tàu 2 tầng.
Tóm lại, không thể phủ nhận cơ sở hạ tầng ở Mỹ vẫn tồn tại hiện tượng chỉ có ở thế giới thứ ba như cầu cống, mạng lưới truyền tải điện, đập nước… cũ kỹ hay đường ống dẫn nước chứa chất độc hại như chì.
Những hiện tượng này, ông Biden và thậm chí người kế nhiệm ông cũng khó giải quyết một sớm một chiều. Tuy nhiên, do các nhân tố như tình hình đất nước, mật độ dân số, nhu cầu thực tế và nhu cầu quốc phòng… khác nhau, nên khó có thể sử dụng sự “mới – cũ” để đo lường “thắng – thua” giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất từ trước đến nay của Tổng thống Biden vẫn thua xa mức chi của Trung Quốc
Theo Bloomberg, mặc dù chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng của Mỹ mà Tổng thống Biden đề xuất có quy mô khổng lồ, nhưng so với mức chi tiêu của Trung Quốc thì nó chỉ là con số khiêm tốn.
So với số tiền hàng nghìn tỷ USD mà chính phủ và các công ty tư nhân của Trung Quốc rót ra mỗi năm để xây dựng mới cơ sở hạ tầng từ giao thông đến mạng lưới liên lạc, các dự án nước đến sản xuất, gói chi tiêu cơ sở hạ tầng 2.250 tỷ USD trong 8 năm mà Tổng thống Biden đề xuất là quá nhỏ so với các gói tương tự tại Trung Quốc.
Quy mô gói đầu tư cơ sở hạ tầng của Mỹ thấp hơn nhiều so với Trung Quốc trong năm 2020
Theo kế hoạch của Tổng thống Joe Biden đề xuất, sẽ khoảng hơn 280 tỷ USD mỗi năm đầu tư vào cơ sở hạ tầng so với Trung Quốc, chỉ một nguồn quỹ công được sử dụng chủ yếu để đầu tư cơ sở hạ tầng là trái phiếu "đặc biệt" của chính quyền địa phương sẽ đạt tổng cộng 3,65 nghìn tỷ nhân dân tệ (556 tỷ USD) trong năm 2021, như vậy về giá trị gói hỗ trợ của Trung Quốc có quy mô cao hơn rất nhiều.
Theo kế hoạch kéo dài 8 năm, ông Biden kêu gọi rót 620 tỷ USD vào giao thông, bao gồm nâng cấp hơn 32.000km đường sá, sửa chữa hàng ngàn cây cầu và tăng gấp đôi nguồn quỹ cho giao thông công cộng, nâng cấp viễn thông, đầu tư nghiên cứu thúc đẩy cạnh tranh, đặc biệt là với Trung Quốc.
So sánh chi tiêu cơ sở hạ tầng của Mỹ và Trung Quốc (Nguồn: Bloomberg)
Trong khi đó, gói đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Trung Quốc riêng năm 2020 đã là 3.400 tỷ nhân dân tệ, tương đương 522 tỷ USD và cao gấp 6,74 lần so với kế hoạch đầu tư mỗi năm 77,5 tỷ USD/năm do ông Biden đề xuất.
Đối với Viễn thông và bảo tồn nước, trong năm 2020 Trung Quốc đã đầu tư 1.177 tỷ nhân dân tệ, tương đương 179 tỷ USD. Trong khi đó, ông Biden đề xuất mỗi năm sẽ đầu tư vào 81,3 tỷ USD/năm. Như vậy, trong năm 2020, Trung Quốc đã đầu tư gấp 2,2 lần so với kế hoạch đầu tư hàng năm mà ông Biden đưa ra.
Trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, trong năm 2020 Trung Quốc cũng đã đầu tư 30,5 tỷ USD, gấp 4,88 lần so với kế hoạch đầu tư hàng năm của Mỹ.
Như vậy, rõ ràng khi nhìn vào con 2.250 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong vòng 8 năm của ông Biden khi so sánh với riêng năm 2020 của Trung Quốc thì đều có giá trị nhỏ hơn rất nhiều về quy mô khoản đầu tư.
Tuy nhiên, rất khó để so sánh trực tiếp chi tiêu ở hai quốc gia vì phần lớn chi tiêu của Trung Quốc gắn liền với việc đáp ứng cho hàng triệu cư dân nông thôn chuyển đến các thành phố sinh sống mỗi năm.
GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng khoảng 1/6 mức của Mỹ và trong nhiều trường hợp, nước này lần đầu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng như căn hộ đô thị, hệ thống xử lý nước và sân bay mà Mỹ đã có trong nhiều thế hệ.
Justin Lin, cựu nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới đồng thời cũng là cố vấn cho chính phủ Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển và khu vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng lớn hơn so với một quốc gia phát triển. Ở Mỹ, họ có cơ sở hạ tầng, nhưng nó có thể đã cũ và cần được cải thiện. Vì vậy phạm vi đầu tư vào các nước có thu nhập cao sẽ càng thấp".
Nhưng trong các trường hợp khác như đường sắt cao tốc, cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã tiên tiến hơn của Mỹ, mạng lưới đường sắt cao tốc của quốc gia châu Á này dài gần 38.000 km vào năm ngoái. Chi phí xây dựng tòa nhà cũng rẻ hơn ở Trung Quốc, vì vậy chi tiêu sẽ tăng lên. Theo một nghiên cứu năm 2019 của Ngân hàng Thế giới, chi phí xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc chỉ bằng khoảng 2/3 chi phí ở các nước khác.
Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trong tương lai
Xét về nghiên cứu và phát triển (R&D), Trung Quốc hiện đang đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ về đầu tư vào R&D hàng năm, nhưng Trung Quốc đang đặt mục tiêu tăng tổng chi tiêu của các công ty tư nhân và cơ quan nhà nước lên 3,76 nghìn tỷ nhân dân tệ (563,97 tỷ USD) vào năm 2025. Con số đó sẽ nhiều hơn 1,3 nghìn tỷ nhân dân tệ (195 tỷ USD) so với số tiền đã chi vào năm 2020.
Trong khi đó, chương trình của Tổng thống Biden đề xuất bao gồm 180 tỷ USD tài trợ của chính phủ cho hoạt động R&D. Theo Tổng thống Biden, đó là mức tăng lớn nhất trong số các khoản chi tiêu quốc phòng được ghi nhận, nhưng một số người đặt câu hỏi liệu nó có đủ hay không.
Trong gói đầu tư 180 tỷ USD vào R&D mới để đưa Mỹ đạt được thành công trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm cả trong cuộc đua đổi mới sáng tạo với Trung Quốc.
Trong khoản đầu tư đó, Biden muốn phân bổ 50 tỷ USD cho Quỹ Khoa học Quốc gia nhằm hợp tác và xây dựng dựa trên các chương trình hiện có của chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực như chất bán dẫn, máy tính tiên tiến và công nghệ sinh học. Ông muốn 30 tỷ USD để dành cho R&D thúc đẩy đổi mới và tạo việc làm, tập trung vào các khu vực nông thôn và 40 tỷ USD cho việc nghiên cứu nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện hữu.
Kế hoạch đặc biệt kêu gọi đầu tư vào các trường đại học và cao đẳng dành cho cộng đồng người Mỹ gốc Phi (HBCU: Historically Black Colleges and Universities) và các trường đại học phục vụ cho dân tộc thiểu số (MSI: Minority-Serving Institutions), trong đó sẽ cung cấp 10 tỷ USD đầu tư cho R&D vào HBCU và MSI cũng như 15 tỷ USD để thành lập 200 Trung tâm xuất sắc (Centers of Excellence) tại các trường đại học trên để phục vụ như các vườn ươm nghiên cứu mang lại cơ hội cho những người bị thua thiệt.
Kế hoạch đầu tư cho R&D của Biden cũng tập trung vào các vấn đề khí hậu, với đề xuất về một phòng thí nghiệm quốc gia mới tập trung vào khí hậu và liên kết với HBCU. Biden muốn 35 tỷ USD để tìm kiếm các giải pháp cho "những đột phá về công nghệ" nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và đưa Mỹ trở thành nước đi đầu trong lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch và việc làm.
Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch đầu tư vào hoạt động R&D của Trung Quốc trị gía 563,97 tỷ USD vào năm 2025, kế hoạch của ông Biden vẫn thấp hơn. Như vậy, nếu xét tổng thể gói kích cầu về cơ sở hạ tầng và hoạt động R&D của Mỹ vẫn đang cho thấy quy mô nhỏ hơn so với Trung Quốc.
Mặc dù vậy, kế hoạch của tổng thống Biden có thể sẽ được định hình lại đáng kể trước Quốc hội và mất nhiều tháng để có thể thông qua. Những người ủng hộ cho rằng sự tập trung ngày càng tăng ở Washington vào việc cạnh tranh với Trung Quốc sẽ mở ra một bước tiến trong đổi mới và nghiên cứu vượt ra ngoài chi tiêu liên bang được đề xuất cùng các động lực thúc đẩy các công ty tư nhân cũng được tăng cường.
Trung Quốc xem xét thành lập sàn giao dịch chứng khoán mới Hãng tin Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Trung Quốc đang cân nhắc thành lập một sàn giao dịch chứng khoán mới để thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết ở thị trường nước ngoài quay trở lại. Quang cảnh lễ ra mắt sàn giao dịch Khoa học - Công nghệ đổi mới (STAR Market) tại Thượng Hải, Trung...