Mảnh sạn ‘di chuyển tự do’ trong khớp gối người đàn ông suốt 2 năm
Đi khám do sưng đau khớp gối phải mỗi khi hoạt động thể thao, vận động càng hạn chế trong 2 năm trở lại đây. Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện trong khớp gối của anh có mảnh sạn di chuyển tự do.
Các bác sĩ phẫu thuật nội soi gắp mảnh sạn trong khớp gối bệnh nhân. Ảnh: BVQTV
Ngày 19/10, thông tin từ Bệnh viện quốc tế Vinh ( Nghệ An) cho biết, các bác sĩ đơn vị này vừa nội soi gắp thành công mảnh sạn di chuyển tự do trong khớp gối của anh P. Đ. C. (43 tuổi, ở phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa, Nghệ An).
Theo lời kể của anh C., 2 năm trở lại đây, sau một lần gặp chấn thương, anh bắt đầu xuất hiện triệu chứng sưng đau khớp gối phải mỗi khi hoạt động thể thao vận động ngày càng hạn chế. Đặc biệt, anh C. có thể sờ thấy và đẩy dị vật di chuyển trong khớp gối.
Tại bệnh viện, qua thăm khám lâm sàng và kết quả chụp cộng hưởng từ khớp gối phải, các bác sĩ chẩn đoán, trong khớp gối anh C có mảnh sạn di chuyển tự do, kèm theo thoái hóa khớp gối. Với mảnh sạn khớp gối đã gây ra các triệu chứng đau nhiều, kẹt khớp …, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi lấy mảnh sạn khớp cho bệnh nhân.
Sau 30 phút ca phẫu thuật thành công. Các phẫu thuật viên đã lấy mảnh sạn ra ngoài phối hợp với bơm rửa khớp gối. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn mang nẹp dài và tập phục hồi chức năng vận động để sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Video đang HOT
Mảnh sạn được lấy ra từ khớp gối bệnh nhân. Ảnh: BVQTV
Trao đổi với VTV News, BS.CKI Trần Văn Thuyên – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quốc tế Vinh (Nghệ An) mảnh sạn khớp (loose body) là những mảnh xương hoặc sụn di chuyển tự do trong khớp.
Theo bác sĩ Thuyên, hiện nay chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, có thể hình thành sau chấn thương hoặc quá trình bào mòn sụn khớp theo thời gian.
Bệnh gặp khá phổ biến ở các khớp lớn, nhất là sau khi bị chấn thương khớp với các biểu hiện như sưng đau gối; xuất hiện, biến mất tự nhiên và tái phát dấu hiệu kẹt khớp gối khi vận động; có tiếng lạo xạo trong khớp khi cử động.
Nếu không loại bỏ mảnh sạn khớp sớm, có thể gây tổn thương nặng nề các mặt sụn do va đập, kẹt, và cọ sát… Do đó, bác sĩ Thuyên khuyến cáo, người dân khi có những biểu hiện bệnh trên cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh phình mạch não - sát thủ giấu mặt
Túi phình càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao, khi lớn hơn 5 mm hay hình thái túi không đều, cần phải điều trị.
Phó giáo sư Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, ngày 19/10 cho biết phình động mạch não rất hay gặp. 3-5% dân số bị phình động mạch não. Tuy nhiên, hầu hết túi phình động mạch não không vỡ, không có triệu chứng hay dấu hiệu bệnh. Chỉ khoảng 0,25% người mang túi phình động mạch não sẽ vỡ.
Bác sĩ Hệ cho biết phình động mạch não chưa vỡ rất hiếm khi biểu hiện lâm sàng. Do vậy, người bệnh thường không đi khám bệnh. Thực tế, người bệnh được chẩn đoán có (hay mang) túi phình động mạch não chưa vỡ thường khi chụp cắt lớp sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não. Lý do chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não chủ yếu do đau đầu, xuất huyết não do vỡ phình động mạch não.
"Chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não phát hiện được túi phình vỡ gây xuất huyết và phát hiện được túi phình động mạch não chưa vỡ. Khoảng 10-30% người bệnh có nhiều túi phình động mạch não", bác sĩ Hệ nói.
Ngoài ra, người bệnh được chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ do chấn thương sọ não, do tai biến mạch máu não, do liệt dây thần kinh sọ, do động kinh, do tăng áp lực trong sọ, do dị dạng mạch não khác trong sọ... Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ghi nhận lý do chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não hay gặp nhất là đau đầu và chấn thương sọ não.
Khi chẩn đoán xác định người bệnh mang phình động mạch não chưa vỡ, bác sĩ sẽ đánh giá nhiều yếu tố để đưa ra khuyến cáo, tư vấn về cách thức điều trị. Vì phình động mạch não rất hiếm khi vỡ nên chỉ điều trị khi người bệnh có nhiều nguy cơ vỡ túi phình.
Những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ vỡ túi phình bao gồm kích thước túi phình, vị trí túi phình, hình thái túi phình, tiền sử bệnh, tiền sử gia đình và tuổi của người bệnh.
"Túi phình càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao", bác sĩ Hệ nói.
Theo bác sĩ Hệ, nếu túi phình lớn hơn 5 mm, nguy cơ vỡ cao nên bác sĩ thường khuyến cáo cần can thiệp. Một số tác giả cho rằng, đường kính túi phình lớn hơn 3 mm cũng nên can thiệp. Ngoài ra, những trường hợp nên can thiệp gồm: Hình thái túi phình không đều, người bệnh đã từng bị xuất huyết não... Nếu người bệnh trẻ, nên can thiệp. Nếu người bệnh cao tuổi (trên 70), xu hướng nên bảo tồn.
Bác sĩ Hệ đọc phim của bệnh nhân chụp sọ não. Ảnh: KIm Oanh.
Phình động mạch não chưa vỡ được điều trị bằng phẫu thuật (kẹp túi phình) hoặc nút mạch. Đây là hai phương pháp điều trị thường quy ở nhiều cơ sở y tế. Tỷ lệ thành công của hai phương pháp này tương đương nhau. Phương pháp nút mạch chi phí cao hơn do hầu hết dụng cụ, vật tư được nhập khẩu.
Nếu không điều trị, người bệnh mang túi phình động mạch não sẽ khám định kỳ 6 tháng một lần trong những năm đầu tiên và khám định kỳ 12 tháng một lần trong những năm tiếp theo. Khi khám lại, người bệnh sẽ được chụp cắt lớp vi tính mạch, hoặc chụp cộng hưởng từ mạch để đánh giá kích thước và hình thái túi phình. Nếu túi phình lớn hơn, to hơn, bờ túi phình thay đổi thì nên can thiệp.
Trong thời gian theo dõi khám định kỳ, người bệnh được khuyến cáo không được hút thuốc (cả thuốc lá và thuốc lào đều làm tăng nguy cơ vỡ túi phình), tránh huyết áp cao hoặc điều trị huyết áp, kiểm soát huyết áp thật tốt, điều trị mỡ máu cao, tránh uống rượu, không nên dùng phương pháp tránh thai bằng uống thuốc ngừa thai.
Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về cách phòng, chăm sóc, theo dõi và điều trị các bệnh lý Dị dạng mạch máu não, ngày 31/10, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình Khám và tư vấn miễn phí bệnh lý Dị dạng mạch máu não.
Tham gia chương trình, ngoài được các chuyên gia tư vấn miễn phí, 5 người bệnh có chỉ định chụp cắt lớp vi tính đầu tiên, đặt lịch trước qua Tổng đài 19001902 sẽ được chụp cắt lớp vi tính miễn phí.
8 quan niệm sai về xăm hình Nhiều người thường cho rằng xăm hình không thể hiến máu, gây ảnh hưởng đến thai nhi... 1. Không thể hiến máu: Theo Brightside , người có hình xăm hoàn toàn có thể hiến máu nếu họ đáp ứng đủ các yêu cầu của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đợi 6 tháng kể từ lúc hình xăm lành lại....