Mánh khoé thu tiền bảo kê của vợ chồng Loan ‘Cá’
Vợ chồng Lý Thị Loan, 39 tuổi, tức Loan “Cá”, ép buộc các tiểu thương phải đóng nhiều khoản phí như: chỗ ngồi, mặt bằng, rác, dọn vệ sinh.
Tuấn “Cá” bị đưa về nhà khám xét chiều 7/5. Ảnh: Thái Hà.
Theo Công an Đồng Nai, Lý Thị Loan (39 tuổi, tức Loan “Cá”) và chồng Nguyễn Quốc Tuấn (43 tuổi, Tuấn “Cá”) bán cá tại chợ Hoá An, TP Biên Hòa. Cả hai lũng đoạn chợ cá đầu mối suốt nhiều năm. Khi thấy trước Công ty Pouchen (đối diện chợ) có nhiều người tự ý họp chợ, Tuấn “Cá” đứng ra thu tiền bảo kê.
Gã tự đặt ra với các khoản phí vô lý như: chỗ ngồi, mặt bằng, rác, dọn vệ sinh… Với mặt bằng, tùy vị trí, mỗi tiểu thương bị ép nộp 100.000-400.000 đồng một tháng; tiền vệ sinh 5.000-7.000 đồng một tháng.
Tuấn “Cá” giao cho Nguyễn Văn Tuấn (Tuấn “Úc”, 29 tuổi) phụ trách thu tiền bảo kê. Ai không đóng tiền, Tuấn cùng ba người khác đến đe dọa, đuổi đi. Nhiều tiểu thương muốn yên thân làm ăn nên bấm bụng đóng tiền. Riêng tiền chỗ ngồi, tiền vệ sinh, mỗi tháng đàn em mang về cho Tuấn “Cá” hơn 20 triệu đồng. Tiền này được dùng cho vay nặng lãi, thầu đề, cá độ bóng đá…
Hai vợ chồng hoạt động ở chợ cá khoảng 6 năm nay. Năm 2019, do mâu thuẫn tình cảm nên họ đã ly thân. Loan dẫn đàn em về khu vực Khu công nghiệp Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu cách đó khoảng 7 km gầy dựng địa bàn mới. Tuy nhiên, mỗi khi chồng đụng chuyện với các tay anh chị Biên Hoà, Loan sẵn sàng điều động hàng chục người lên ứng cứu.
Cảnh sát khám nhà Tuấn “Cá”, thu giữ nhiều tiền lẻ, sổ sách liên quan hoạt động bảo kê. Ảnh: Thái Hà.
Trong nhóm đàn em Loan “Cá” vừa bị bắt có Trần Công Đại, người từng đi thu tiền bảo kê. Tháng 9/2019, Đại liên quan đến một vụ án Cố ý gây thương tích nhưng sau đó có người bãi nại nên được thả về.
Đại sau đó đến gần cổng Công ty TNHH ChangSin buôn bán. Tuy nhiên mỗi tháng anh ta vẫn phải đóng tiền bảo kê 400.000 đồng cho Loan “Cá”. Người buộc Đại phải tuân thủ “luật chơi” là Hoàng Thị Tuyết Nhung (Nhung “Khàn”).
Băng Loan “Cá” bị bắt tại chợ Khu công nghiệp Thạnh Phú, chiều 5/5. Video: Phước Tuấn.
Chiều 5/5, khi nhóm Loan “Cá” đang đi thu tiền ở chợ Khu công nghiệp Thạnh Phú thì bị gần 100 trinh sát đặc nhiệm, cơ động vây bắt. Vợ chồng Loan và tám người khác bị tạm giữ để điều tra hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Loan 'Cá' cầm đầu băng bảo kê ở Đồng Nai hoạt động thế nào?
Để thị uy sức mạnh, đàn em của Loan thường xăm trổ đầy mình và cố tình mặc quần áo hở các hình xăm đi dạo quanh địa bàn, đe nẹt các tiểu thương.
Ngày 6/5, Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục điều tra, làm rõ hoạt động bảo kê buôn bán tại Khu công nghiệp Thạnh Phú (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) do băng nhóm của Lý Thị Loan (tức Loan "Cá", 41 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) cầm đầu.
Hiện công an đã bắt Loan cùng 8 người khác liên quan đến băng nhóm bảo kê.
Nhóm bảo kê Loan "Cá" bị công an bắt giữ. Ảnh: CTV.
Theo công an, băng nhóm của Loan hoạt động nhiều năm nay tại khu vực đường Đồng Khởi, đường Tỉnh lộ 768, đoạn cổng trước và cổng sau Công ty Chang Shin Việt Nam thuộc xã Thạnh Phú huyện Vĩnh Cửu.
Địa bàn băng nhóm hoạt động tập trung hàng trăm người buôn bán các mặt hàng như đồ may mặc quần áo lương thực, thực phẩm thiết yếu hàng ngày cho công nhân các công ty thuộc Khu Công nghiệp Thạnh Phú tại huyện Vĩnh Cửu .
Theo một số cán bộ điều tra chuyên án, đây là nhóm bảo kê có "số má" tại Đồng Nai. Để thị uy sức mạnh, đàn em của Loan thường xăm trổ đầy mình và cố tình mặc quần áo hở các hình xăm đi dạo quanh địa bàn, đe nẹt các tiểu thương.
Ngoài hoạt động bảo kê, băng nhóm của Loan còn cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê. Ảnh: CTV.
Phương thức hoạt động của băng nhóm thường sẽ cắt cử 1 đến 2 người hàng ngày điều khiển xe máy dạo quanh khu vực các tiểu thương bán hàng nhắc nhở không được lấn chiếm lòng lề đường. Việc làm này thực chất là họ thay phiên nhau theo dõi tình hình buôn bán và đe dọa tiểu thương. Nếu phát hiện những tiểu thương bán dạo không ổn định sẽ thu luôn tiền bảo kê theo ngày.
Đối với những người buôn bán thường xuyên nếu đến tháng chưa có tiền đóng thì Loan sẽ huy động đàn em tới dùng vũ lực để uy hiếp. Nếu họ không nộp sẽ không cho buôn bán khu vực này.
Những người bán hàng phải nộp tiền bảo kê từ 1 đến 1,5 triệu đồng/tháng. Riêng người bán dạo không thường xuyên đóng 50.000 đồng/ngày. Trường hợp không nộp tiền sẽ bị đánh và đập phá.
Không chỉ có bảo kê thu tiền đối với những người bán hàng mà băng nhóm này còn bảo kê cả việc cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê tại nhiều khu nhà trọ lân cận như Khu công nghiệp Thạnh Phú thuộc (huyện Vĩnh Cửu), phường Trảng Dài, Tân Phong (TP Biên Hòa).
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chiều 5/5, lực lượng cảnh sát hình sự và cảnh sát cơ động của tỉnh đã ập vào bắt giữ 9 người trong băng nhóm này khi chúng đang trực tiếp thu tiền bảo kê của tiểu thương. Chuyên án được Công an tỉnh Đồng Nai xác lập nhiều tháng trước đó.
Băng nhóm Loan "cá" mở rộng địa bàn, thu tiền bảo kê như thế nào ? Những ngày qua, việc Công an tỉnh Đồng Nai triệt phá thành công băng nhóm của Loan "cá", bắt giữ Loan cùng chồng và 8 đàn em khác, khiến cho người dân vô cùng phấn khởi. Hiện đã có gần 40 nạn nhân tìm đến cơ quan công an để tố cáo hành vi của Loan và đồng bọn. Loan "cá" là ai?...