Mánh khóe nhận hối lộ, giả mạo trong công tác của loạt cán bộ UBND, công an xã
Nhiều cán bộ UBND, công an xã đã có hành vi giả mạo trong công tác và nhận hối lộ trong vụ làm khống giấy tờ mua bán xe ở Tiền Giang và Kiên Giang.
TAND tỉnh Tiền Giang vừa đưa vụ án “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Giả mạo trong công tác, Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, ra xét xử.Vụ án có liên quan đến các cựu cán bộ cấp xã ở tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang.
Theo cáo trạng, Lưu Tấn Tài (38 tuổi, ngụ xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) làm thuê dịch vụ hỗ trợ đăng ký xe cho các cá nhân có nhu cầu mua bán xe.
Tài và các đồng phạm lợi dụng chủ trương chuyển đổi số, làm sạch dữ liệu đăng ký xe và giao nhiệm vụ cấp biển số xe cho Công an cấp xã để cấu kết với các bị can là cán bộ UBND, công an cấp xã hợp thức hóa hồ sơ các xe môtô, xe gắn máy không rõ nguồn gốc, chỉnh sửa thông tin dữ liệu trên hệ thống phần mềm đăng ký xe.
Hành vi giả mạo trong công tác
Theo cáo trạng, năm 2001, ông Nguyễn Hữu Hạnh được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch UBND xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang).
Năm 2019, trong quá trình ký chứng thực “Giấy bán, cho, tặng xe”, Lưu Tấn Tài đã gợi ý ông Hạnh ký chứng thực “Giấy bán, cho, tặng xe” không ghi nội dung ở trang 1 để cấp cho Tài với giá 100.000đ/giấy thì được đồng ý.
Ông Hạnh đã tiếp nhận thông tin cá nhân qua tin nhắn, điện thoại của Tài, rồi sử dụng máy tính của UBND xã soạn thảo, in và ký xác nhận nhiều “Giấy mua bán, cho tặng xe mô tô, xe máy” chứng thực khống ở trang 2, các thông tin ở trang 1 để trống.
Sau đó, ông Hạnh yêu cầu Hồ Minh Tuấn (công chức văn phòng UBND xã) ký vào mục cán bộ tiếp nhận hồ sơ, đóng dấu xác nhận rồi giao lại cho Hạnh.
Công an tỉnh Tiền Giang đã trích xuất dữ liệu trên máy tính, in và thu giữ tại phòng làm việc của ông Hạnh 5.098 “Giấy mua bán, cho, tặng xe” xác nhận khống. Ông Hạnh đã nhận của Tài hơn 470 triệu đồng.
Còn Hồ Văn Liền được UBND xã Long Định (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) tuyển dụng vào năm 2018, với chức danh tư pháp hộ tịch.
Quá trình công tác, Liền quen với Nguyễn Văn Thành – Công an viên xã Long Định; Lê Văn Hải (ngụ xã Long Định), Nguyễn Văn Hoàng (ngụ TP Mỹ Tho).
Ông Thành và Hải nhờ bị cáo Liền cấp chứng thực khống, không ghi nội dung, thông tin trang 1 trên “Giấy bán, tặng cho xe”. Liền sẽ được trả tiền công.
Liền đánh máy dự thảo chứng thực, trang số 2 bỏ trống thông tin chứng thực, sau đó ký tên phần “người tiếp nhận hồ sơ” và trình Trần Văn Thuê hoặc Đặng Tiến Duẫn (là Phó chủ tịch UBND xã Long Định) ký chứng thực, đóng dấu “UBND xã Long Định” và đóng dấu giáp lai giấy bán, cho, tặng xe với tài liệu chứng thực đưa cho Hải.
Từ năm 2018-2023, Liền cấp 4.108 tài liệu chứng thực khống cho Hải, Thành, Hoàng và một số người khác. Liền thu lợi bất chính hơn 312 triệu đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, vụ án này còn liên quan đến các cán bộ xã ở tỉnh Kiên Giang.
Theo đó, năm 2010, Trần Văn Thẩm được bổ nhiệm Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Bình, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang.
Trong thời gian công tác, Quách Văn Việt là cán bộ tiếp nhận hồ sơ được Lê Hoàng Anh (làm nghề dịch vụ giấy tờ xe) nhờ làm, cấp chứng thực khống, không ghi nội dung, thông tin trên “Hợp đồng mua bán xe hoặc hợp đồng ủy quyền…”, mỗi tờ được trả công 45.000 đồng.
Việt trao đổi và được Trần Văn Thẩm đồng ý.
Sau đó, Lê Hoàng Anh đưa “Hợp đồng mua bán xe hoặc hợp đồng ủy quyền…” bỏ trống thông tin chứng thực cho Việt để ký tên phần “người tiếp nhận hồ sơ” và trình cho Trần Văn Thẩm ký chứng thực, đóng dấu “UBND xã Thạnh Bình” và đóng dấu giáp lai tài liệu chứng thực và đưa lại cho Hoàng Anh.
Quá trình điều tra, Thẩm, Việt khai đã chứng thực khống khoảng 200 tài liệu, gồm các loại: Hợp đồng mua bán xe, hợp đồng ủy quyền và giấy bán, cho, tặng xe.
Việt thu lợi bất chính từ việc ký chứng thực tài liệu khống hơn 100 triệu đồng. Ông Thẩm thu lợi bất chính 4,5 triệu đồng.
Lê Ngọc Sơn, Phó trưởng Công an phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang cũng thực hiện hành vi phạm tội, được Tài chuyển cho 5 triệu đồng.
Tương tự, Lê Thanh Mẫn, Công an viên thường trực công tác tại Công an xã Bình Xuân (thị xã Gò Công) được bị cáo Tài đưa hơn 33 triệu đồng.
Hành vi “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ”
Lưu Tấn Tài biết Nguyễn Văn Cược (nguyên công an viên Công an xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông) là cán bộ công an được giao quyền tiếp nhận, quản lý đăng ký xe ở xã Tân Thới.
Tài đã chuyển hơn 236 triệu đồng vào tài khoản của Cược và của 4 người (theo yêu cầu của Cược) để Cược thực hiện đăng ký xe không đúng quy định…
Đối với Nguyễn Minh Quân (nguyên công an viên Công an xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo), được giao tài khoản đăng ký xe từ ngày 22/3 đến 26/3/2023.
Tài đã yêu cầu Quân đăng nhập tài khoản trên hệ thống để chỉnh sửa thông tin xe trên phần mềm đối với 24 xe môtô.
Quân biết sử dụng tài khoản để đăng nhập phần mềm hiệu chỉnh thông tin đăng ký xe là không đúng quy định nhưng Tài hứa đưa tiền nên nảy sinh lòng tham. Tài đưa cho Quân hơn 51 triệu đồng.
Như vậy, Tài đã nhiều lần đưa tiền mặt và chuyển khoản cho Quân, Cược tổng cộng hơn 287 triệu đồng.
Theo cáo trạng, Nguyễn Văn Cược và Nguyễn Minh Quân đã phạm vào tội Nhận hối lộ.
Giả mạo trong công tác là hành vi của một người vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. |
Đồng Tháp: Xét xử vụ nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm 66-02D
TAND tỉnh Đồng Tháp mở phiên tòa xét xử Trần Lập Nghĩa cùng đồng bọn trong vụ án nhận hối lộ và giả mạo trong công tác, xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 66-02D.
Ngày 23.4, TAND tỉnh Đồng Tháp mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án nhận hối lộ và giả mạo trong công tác, xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 66-02D (gọi tắt là Trung tâm 66-02D, tọa lạc xã An Nhơn, H.Châu Thành, Đồng Tháp).
Theo đó, Trần Lập Nghĩa (48 tuổi, ngụ TP.HCM) và Nguyễn Thành Nguyễn (34 tuổi, Giám đốc Trung tâm 66-02D) bị cáo buộc tội nhận hối lộ và giả mạo trong công tác.
Các bị cáo Trần Thị Ngọc Dung (55 tuổi), Lê Minh Nhí (29 tuổi, cùng ngụ Sóc Trăng), Trần Thanh Nhã (51 tuổi, ngụ Tiền Giang), Kim Thị Huỳnh Duy (25 tuổi, ngụ Trà Vinh), nhân viên Trung tâm 66-02D, bị cáo buộc tội nhận hối lộ.
Các bị cáo Trần Lập Nghĩa, Nguyễn Thành Nguyễn, Kim Thị Huỳnh Duy và Trần Thanh Nhã (từ phải qua) tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh TRẦN NGỌC Nhận hối lộ từ 200.000 đến 1,5 triệu đồng/xe đăng kiểm
Theo cáo trạng, Trung tâm 66-02D trực thuộc Công ty TNHH MTV Đức Khôi, do bà T.T.N.Th. (chị ruột Trần Lập Nghĩa) làm chủ tịch, kiêm giám đốc nhưng thực tế Trung tâm 66-02D do Nghĩa làm chủ đầu tư, quản lý và điều hành.
Ngày 24.1.2022, Trung tâm 66-02D được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đăng kiểm phương tiện xe cơ giới và chính thức khai trương ngày 8.2.2022.
Trước khi Trung tâm 66-02D đi vào hoạt động, Nghĩa họp bàn với Nguyễn, Dung, Nhã và thống nhất nhiệm vụ của từng người. Qua đó, Nghĩa cho chủ trương Trung tâm 66-02D thu tiền phụ thu để bỏ qua lỗi của phương tiện đến kiểm định để cấp giấy chứng nhận và cấp sổ kiểm định. Nghĩa lập nhóm Viber đặt tên "66-02D" để trao đổi, thông báo lỗi của phương tiện và đưa ra giá tiền phụ thu.
Bị cáo Trần Lập Nghĩa bất ngờ nhận tội tại phiên tòa. Ảnh TRẦN NGỌC
Nếu phương tiện đến đăng kiểm theo quy trình thì Nhã là người kết luận sau cùng về kết quả. Khi phương tiện có lỗi, Nhã sẽ ghi phiếu sửa chữa cho chủ phương tiện đến gặp Dung để Dung đặt vấn đề đưa tiền phụ thu rồi bỏ qua lỗi; hoặc Dung trao đổi với Nguyễn để thống nhất lỗi và mức phụ thu. Khi chủ phương tiện thống nhất đóng tiền phụ thu thì Dung nhắn lên trên nhóm viber "66-02D" biển số xe và số tiền phụ thu cho Nguyễn, Nhã, Nhí thực hiện các công đoạn đăng kiểm và sửa trên phiếu đăng kiểm kết quả "đạt" và cấp giấy chứng nhận kiểm định xe. Khi chủ phương tiện đến đăng kiểm và biết lỗi của xe mình là gì thì Dung gợi ý nộp tiền phụ thu (không phiếu thu) để được bỏ qua lỗi.
Tùy mức độ lỗi, các bị cáo Dung, Nguyễn ra giá thu từ 200.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/phương tiện, nếu đồng ý thì chủ phương tiện đến nộp tiền cho Duy hoặc Nhí thu. Cuối ngày, Duy hoặc Nhí tổng hợp các khoản thu và chuyển tiền vào tài khoản của Công ty Đức Khôi để nộp về Cục Đăng kiểm theo quy định. Riêng tiền nhận hối lộ (tiền phụ thu) và các khoản phí khác thì chuyển vào tài khoản của Nghĩa. Trong ngày 14.10.2022, lực lượng Công an tỉnh Đồng Tháp bắt quả tang Trung tâm 66-02D đã đăng kiểm, bỏ qua lỗi cho 44 phương tiện, nhận hối lộ 18,6 triệu đồng.
Theo kết quả điều tra của Công an tỉnh Đồng Tháp, từ ngày khai trương đến khi bị bắt quả tang, nhóm của Nghĩa đã nhận tiền phụ thu của 5.202 phương tiện không đạt chuẩn, với tổng số tiền hơn 2,4 tỉ đồng.
Giả mạo đăng kiểm viên
Theo quy định, mỗi dây chuyền kiểm định xe cơ giới phải có 3 đăng kiểm viên. Tuy nhiên, tại Trung tâm 66-02D không đủ nhân sự nên Nghĩa chỉ đạo và cung cấp thông tin họ tên đăng kiểm viên cho Nguyễn Thành Nguyễn lập khống hợp đồng lao động bằng cách ký giả chữ ký của đăng kiểm viên trên hợp đồng để ghi khống hồ sơ 5 công đoạn đăng kiểm nhằm hợp thức hóa thủ tục gửi về Cục Đăng kiểm phương tiện xe cơ giới.
Nguyễn Thành Nguyễn cùng với Trần Lập Nghĩa bị truy tố về 2 tội giả mạo công tác và nhận hối lộ. Ảnh TRẦN NGỌC
Để qua mặt lực lượng chức năng, Nghĩa chỉ đạo Nguyễn lập khống các hợp đồng lao động đăng kiểm viên và giả các quyết định cho đăng kiểm viên nghỉ việc phù hợp nhằm giả mạo đăng kiểm viên. Kết quả điều tra xác định, có 3.849 phiếu ghi thêm tên các đăng kiểm viên không có mặt làm việc tại trung tâm.
Trần Lập Nghĩa khai đưa 2 cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam 1,9 tỉ đồng
Tại phiên tòa, trong phần xét hỏi, HĐXX TAND tỉnh Đồng Tháp đã tập trung làm rõ hành vi phạm tội của Trần Lập Nghĩa và vai trò chủ mưu trong việc nhận hối lộ tại Trung tâm 66-02D. Theo đó, các bị cáo Nghĩa, Dung, Nhã, Nhí, Duy khai nhận việc nhận hối lộ của các phương tiện đến đăng kiểm theo sự chỉ đạo, thống nhất của Nghĩa.
Bị cáo Trần Thị Ngọc Dung đứng khai tại phiên tòa. Ảnh TRẦN NGỌC
Trong quá trình điều tra, Nghĩa không nhận tội. Tuy nhiên, quá trình xét xử tại tòa, Nghĩa đã thừa nhận hành vi nhận hối lộ, giả mạo công tác như cáo trạng truy tố.
Ngoài ra, tại phiên tòa, Nghĩa khai để Trung tâm 66-02D hoạt động, Nghĩa đã đưa số tiền 1,9 tỉ đồng cho các ông Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà, cùng là cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, để "bôi trơn" giúp cho Trung tâm 66-02D hoạt động thuận lợi. Trong đó, Nghĩa đã đưa cho ông Hình 500 triệu đồng và đưa cho ông Hà 1,4 tỉ đồng.
Dự kiến, phiên tòa xét xử vụ án nhận hối lộ và giả mạo trong công tác, xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 66-02D kết thúc vào ngày 24.4.
Khởi tố 23 người trong vụ cán bộ UBND và công an xã cấp khống tài liệu giả Ngày 11/12, Cơ quan điều tra ở Tiền Giang đã khởi tố 23 người trong vụ giả mạo trong công tác do cán bộ thuộc UBND và Công an xã đã cấp khống tài liệu giả để những người bên ngoài sử dụng hợp thức hóa hồ sơ đăng ký xe máy. Trong 23 người bị khởi tố có 14 người bị khởi...