“Mánh khóe” giành giật cả bát cơm của người mù
Cuộc sống vốn đã không dễ dàng đối với bất kỳ ai, với những người khuyết tật nói chung và người mù nói riêng lại càng khó khăn hơn.
Một cơ sở tẩm quất được cho là gắn mác người mù dởm
Thế nhưng, những con người lành lặn, mắt sáng quắc lại giả mù để giành giật miếng cơm của những người không may mắn ấy…
Bị giành giật từ ngoài phố…
Thanh Hoá xưa nay vốn được mệnh danh là “thủ phủ” của giới ăn mày. Hàng ngày đội quân ăn xin toả đi khắp nơi để kiếm kế sinh nhai. Chẳng ai bảo ai, vào thời điểm nông nhàn là họ dắt díu nhau đi. Nhất là người dân các xã vùng bãi ngang huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia. Khi đi khất thực, nếu không phải người già, trẻ nhỏ thì họ phải giả dạng là người khuyết tật. Không liệt chân, liệt tay thì là người mù. Song hành cùng đối tượng mù dởm này là đứa trẻ con lem luốc. Trong bộ dạng ấy họ lang thang khắp ngõ ngách phố phường để cầu xin lòng thương hại của bàn dân, thiên hạ. Chẳng rõ họ có biết tủi hổ là gì không nhưng tôi dám chắc một điều trong đội quân ấy có những người có nhà 2, 3 tầng ở dưới quê. Rõ ràng so những người lươn lẹo, mánh khoé đó thì người mù trở nên yếu thế.
Dường như ý thức được việc xin xỏ chẳng hay ho gì, người mù dần từ bỏ để lao động chân chính. Họ dùng tiếng hát, tiếng sáo, tiếng kèn để đi phục vụ bà con cô bác. Mong người nghe sau khi đã lỗ tai sẽ trả công tương xứng. Nhưng công việc này cũng chẳng kéo dài được lâu. Đội quân choai choai, khuyên tai, tóc đỏ với âm ly, loa máy nhanh chóng tham gia, chiếm lĩnh hè phố. Đâu đâu cũng thấy một đám lâu nhâu hát hò inh ỏi rồi vào xin tiền, bán kẹo kéo. So với hội này thì người mù quá thất thế, không còn đất để kiếm cơm.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
… trong nhà cũng chẳng yên
Không chịu bó tay ngồi ăn bám, người mù chuyển vào nhà sản xuất, kinh doanh. Một bộ phận người mù được đưa vào các cơ sở làm tăm tre, chẻ đũa. Nhưng dịch vụ phổ biến nhất là tẩm quất cổ truyền. Nó trở thành nghề kiếm sống của một bộ phận người mù, người khiếm thị, được các tổ chức hội người mù đưa vào hoạt động nhằm nâng cao đời sống hội viên. Với thái độ phục vụ tận tình, đôi tay điêu luyện, họ đã phát huy được công dụng về liệu pháp chữa bệnh từ y học cổ truyền dân tộc.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, hàng năm, Hội người mù địa phương được cấp một khoản ngân sách nhất định để đào tạo nghề tẩm quất cho hội viên. Trung bình, mỗi suất học là 540 nghìn đồng/người/tháng bao gồm tiền ăn, tiền thuê giáo viên, tiền thuê địa điểm mở lớp… Chính vì thế mà tay nghề các hội viên Hội người mù ngày một nâng lên, khiến khách hàng rất hài lòng.
Tuy nhiên, trong thời buổi ngày nay việc bùng nổ các nhà nghỉ, khách sạn, tụ điểm ăn chơi “Massage – Xông hơi”, “Tẩm quất cổ truyền”… tình trạng mại dâm trá hình, núp bóng massage, tẩm quất, xông hơi diễn ra ở hầu khắp các địa phương tạo nên sự hỗn tạp khó phân trắng đen. Người mù vẫn trung thành với nghề, phục vụ tận tình, chu đáo một cách văn hoá chứ không lao theo sự chộp giật, ăn xổi, bất chấp pháp luật. Tuy nhiên một số cơ sở tư nhân bên cạnh việc sử dụng các cô em mắt xanh, mỏ đỏ, váy ngắn chèo kéo khách còn dùng lao động là người mù như một thứ bình phong.
Theo ông Phạm Văn Quyết, Chủ tịch Hội người mù TP. Thanh Hoá cho hay: Tình trạng lôi kéo, dụ dỗ lao động là người mù của thành hội và các huyện hội xung quanh sang làm việc cho các chủ tư nhân đang diễn ra khá nhiều. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu tổ chức và tình hình kinh doanh của hội. Đáng nói hơn, một số cơ sở tư nhân lập lờ con đỏ, con đen đã gắn thêm cái mác “người mù”, khiến nhiều khách hàng hiểu nhầm đây là cơ sở do hội người mù thành lập và quản lý.
Qua khảo sát, tại địa chỉ 220 Trần Hưng Đạo (phường Nam Ngạn) tấm biển in rõ hàng chữ “Người mù Thanh Hóa” được đặt ngay mặt tiền. Hay ở một cơ sở hành nghề tẩm quất khác trên đường Lê Lai (phường Đông Sơn) cũng quảng cáo với chiêu thức như vậy. Có nơi còn “treo đầu dê bán thịt chó” bằng cách gắn mác tẩm quất người mù, nhưng thực chất nhân viên toàn người bình thường. Miếng cơm, manh áo của người mù vì thế mà bị cạnh tranh một cách khốc liệt. Trong thời kỳ bão giá như hiện nay, người mù phải loay hoay duy trì cuộc sống hàng ngày. Việc lấy danh nghĩa người mù để hành nghề nhất là với các cơ sở không có chứng chỉ, giấy phép kinh doanh, đã gây nên sự lộn xộn trên thị trường, ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín của các hội người mù và chính các hội viên.
Để bảo vệ quyền lợi của hội viên, thời gian qua Hội Người mù TP. Thanh Hóa đã tự khảo sát, tổng hợp danh sách những cơ sở tẩm quất sử dụng lao động là hội viên các hội người mù thuộc các hội huyện, thị trong tỉnh mà không có chứng chỉ, giấy phép kinh doanh, phát hiện có dấu hiệu nảy sinh tệ nạn xã hội, gây lộn xộn trong hoạt động các hội.
Đồng thời làm văn bản kiến nghị được gửi tới các cơ quan chức năng về tình hình lợi dụng danh nghĩa của Hội người mù để kinh doanh. Người mù mong muốn có được một môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Một nghề tốt về bản chất nhưng lại đang bị làm xấu đi vì các hoạt động trá hình. Nếu chỉ có người mù đơn độc trong cuộc chiến này thì quả thực không cân sức. Chính vì thế rất cần sự chung tay của cộng đồng để đấu tranh, lên án, bài trừ những hình thức núp bóng, giả danh người mù để kinh doanh.
Theo xahoi
Chuyện kể về những người "đạp ánh sáng"
Cuộc sống kém may mắn đã cướp đi đôi mắt nhưng lại bù đắp cho các bác, các chú, các chị người mù một nghị lực hiếm ai có được. Ngày ngày, họ "đạp ánh sáng" cuốc bộ mấy chục km số để bán tăm, bán vé số, bán chổi mưu sinh.
Dẫn chúng tôi đi thăm xóm người mù (tổ dân phố 7, P. Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), ông Võ Hiếu Hoàng - Tổ trưởng tổ 7 - cho biết, xóm người mù đã có từ lâu, hiện có khoảng 10 hộ. "Họ sống bằng nghề bán tăm, bán chổi, bán vé số. Dù thiệt thòi nhưng biết vượt khó vươn lên", ông Hoàng nói.
Mỗi người một cảnh
Đưa bàn tay lò mò tìm ấm trà nóng để rót nước mời khách, anh Nguyễn Hiệp (54 tuổi), người có thâm niên sống ở xóm mù, kể, anh lên xóm người mù định cư đã 30 năm nay, được xếp vào nhóm "gạo cội" của xóm.
"Lúc mới lên chỉ có 1, 2 người mù ở. Sau này đi làm, gặp anh em đồng cảnh ngộ rồi rủ nhau lên đây sống thành đông đúc như bây giờ", anh Hiệp nói và cho biết hiện tại xóm mù có khoảng 10 hộ với khoảng 14 người mù, có hộ 2 vợ chồng cùng mù, có hộ chồng mù vợ lành lặn, có hộ mẹ mù nuôi con thơ, lại có người mù không người thân... Riêng anh Hiệp đã có vợ và 2 con. May mắn là vợ con anh đều lành lặn.
Câu chuyện về cuộc đời của hộ mù Hà Thị Phượng (35 tuổi) như một cuốn phim buồn khiến nhiều người phải rơi nước mắt. Phượng bị mù bẩm sinh, đến năm 1992 thì lên Buôn Ma Thuột để tìm kiếm hạnh phúc. Tại đây, Phượng quen 1 người đàn ông cũng mù và kết duyên vợ chồng. Đến năm 2010, khi Phượng sinh đứa con gái đỏ hỏn thì chồng Phượng bỏ 3 mẹ con vì cuộc sống quá cơ cực. Một mình Phượng mù lòa "bấm bụng" nuôi 2 con nhỏ đến tận bây giờ.
Chị Phượng cùng con gái yêu. Ảnh. H.P.
Chị Phượng mù còn có con làm điểm tựa, còn bà Nguyễn Thị Thi (69 tuổi) giờ không còn người thân. Bà Thi quê gốc ở Bình Định, bị mù đã 45 năm nay, lúc bà Thi sinh đứa con trai. Cũng vì vô cớ bị mù mà bà Thi bị chồng bỏ, một mình bà mù lòa nuôi đứa con đỏ hỏn đến năm 20 tuổi thì con bà Thi chết trong một vụ tai nạn. Năm 1990, vì chán nản, bà Thi lang bạt lên Buôn Ma Thuột sống tạm trong nhà của anh em người mù cho đến tận bây giờ.
Vượt lên số phận
Khi nói về công việc của xóm người mù, anh Nguyễn Nghề "khoe": "Chúng tôi mù nhưng chúng tôi tự lao động nuôi gia đình. Ở đây chúng tôi bán tăm, bán chiếu, bán chổi, bán vé số. Có người làm nghề này nuôi được bản thân, có người nuôi được 5 con đến độ dựng vợ gả chồng, lại có người nuôi 2 con dại ăn học đoàng hoàng".
Lúc bị chồng bỏ, chị Phượng mới sinh con đỏ hỏn, trong nhà không còn thứ gì ăn nên chị phải ôm con cuốc bộ mấy chục km số để bán vé số. Nhiều người thấy chị cực cũng ngỏ ý xin con về nuôi và hứa sẽ cho chị một số tiền nhưng chị không đồng ý vì "con là khúc ruột, là vận mạng". Lúc con đến tuổi đi học, nhiều người khuyên chị nên để con ở nhà phụ bán vé số nhưng chị gạt phắt vì nghĩ chị có thể nghèo tiền nghèo bạc chứ không để con nghèo chữ. Hiện tại con trai chị đang học lớp 5, còn đứa con gái chị đang học lớp mẫu giáo. Để có tiền cho con đi học, Phượng ngoài đi bán vé số còn "kẹp" thêm tăm để bán. Bán ngày không đủ, Phượng tranh thủ đi bán buổi đêm. "Mình cực cũng được miễn sao thấy con đi học có chữ cho bằng người ta là vui rồi", Phượng nói.
Xóm người mù ở Phường Tân Lập. Ảnh. H.P
Câu chuyện bà Nguyễn Thị Thi nhiều lần ngất xỉu khi đi bán vé số được nhiều người nhắc mãi. Từ lúc con chết, bà Thi bị huyết cao, đi bán vé số nhiều lần bị xỉu giữa đường. Sáng mai, cũng tại chỗ ngất xỉu hôm trước, người ta lại thấy bà chống gậy, tay cầm xấp vé số đi bán. "Mình còn sức, mình phải đi làm kiếm ăn bằng sức lao động chứ sao", Bà Thi nói.
Chuyện 2 vợ chồng mù Nguyễn Nghề (55 tuổi) nuôi 5 năm đến độ "dựng vợ gả chồng" khiến nhiều người nể phục. Ngày ngày, 2 vợ chồng ông Nghề dẫn nhau đi khắp các con phố, hẻm hóc để bán chổi, bán chiếu nuôi con. Bây giờ các con ông Nghề đã có gia đình và ra ở riêng. 3 năm nay, vợ ông Nghề mất, ông sống một mình trong ngôi nhà. Thấy bố già, các con ông Nghề bảo ông nghỉ đi bán để con nuôi nhưng ông "la": "Tau còn khỏe, còn làm được nên vẫn tiếp tục lao động" - ông Nghề nhớ lại lúc ông "mắng" con vì khuyên ông nghỉ làm.
Ông Võ Hiếu Hoàng - tổ trưởng tổ dân phố 7- chia sẻ: Các hộ mù cuộc sống còn khó khăn, nhiều lần ông lập danh sách kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ. Còn bà Phạm Thị Thu Sương - cán bộ xóa đói giảm nghèo phường Tân Lập - cho biết: "Hàng tháng các hộ mù đều nhận được tiền trợ cấp, lễ tết được hỗ trợ gạo ăn. Tuy ít nhưng chúng tôi hi vọng sẽ đỡ đần một phần vất vả cho cuộc sống của họ".
Theo 24h
Những kỳ tích được viết bằng... đôi chân Trước mặt tôi là Võ Văn Kiệt - một học sinh lớp 9 bị mất cả đôi tay. Nhưng Kiệt đã không đầu hàng số phận, em tập viết bằng chân, ngày ngày cần mẫn đến trường. Và bằng đôi chân ấy, Kiệt đã tạo nên những kỳ tích khi thi đậu bằng B tin học, vẽ tranh tặng Chủ tịch Nước Trương...