“Mánh khoé” đầu tư lướt sóng BĐS: Đền cọc nửa tỉ nếu không biết điều này
Thực tế, đầu tư lướt sóng/sang cọc vẫn diễn ra âm thầm trên thị trường BĐS, ở một số khu vực. Hình thức này chủ yếu diễn ra ở các nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm với BĐS.
Tuy vậy, không phải thương vụ lướt sóng sang cọc nào cũng thành công như ý muốn. Nếu không cảnh giác, nhiều nhà đầu tư dễ mất tiền “như chơi” từ những “mánh khoé” không thể lường trước được.
Trên diễn đàn Review BĐS từng truyền tải câu chuyện của một nhà đầu tư (gọi là nhà đầu tư B), phải đền cọc nửa tỉ đồng cho bên mua vì những “mánh khoé” trong đầu tư BĐS.
Cụ thể, nhà đầu tư B mua đất từ một chủ đất (gọi là nhà đầu tư A) rồi chuyển cọc 300 triệu đồng. Sau đó, có một nhà đầu tư khác (gọi là nhà đầu tư C) mua lại mảnh đất của nhà đầu tư B và cọc 500 triệu đồng. Nghĩ rằng, sẽ được hưởng chênh cả tỉ đồng trên mảnh đất đó, nhà đầu tư B không hề biết rằng, 2 nhà đầu tư kia đã có sự thông đồng với nhau trước đó để lừa mình.
Khi nhà đầu tư B chuẩn bị tiền để đặt mua mảnh đất từ nhà đầu tư A nhưng người này không bán nữa, và đền cọc cho nhà đầu tư B số tiền 600 triệu đồng (bao gồm 300 triệu tiền cọc và 300 triệu tiền đền cọc gấp đôi). Đồng nghĩa với việc nhà đầu tư B vì không có đất bán cho nhà đầu tư C nên cũng đền cọc cho nhà đầu tư C số tiền 1 tỉ đồng (bao gồm 500 đã nhận cọc và 500 đền cọc). Như vậy, tính ra nhà đầu tư B được 300 triệu tiền đền cọc từ nhà đầu tư A nhưng lại mất 500 tiền đền cọc cho nhà đầu tư C. Nghĩa là, nhà đầu B mất 200 triệu đồng trong thương vụ này.
Ghi nhận cho thấy, những vụ lướt sóng sang cọc trên thị trường BĐS gặp rủi ro là không hiếm. Ngay cả với những NĐT có nhiều kinh nghiệm lâu năm với BĐS cũng khó tránh khỏi khi hành vi của người có BĐS để bán và người mua cuối cùng khá “tinh vi”.
Những vụ mất tiền cọc có thể do không mua được đất ban đầu như dự tính, trong khi đã nhận cọc của bên mua, số tiền cọc nhiều hơn số tiền đã cọc cho NĐT trước đó. Nhà đầu tư đứng ở giữa thường sẽ phải tính toán kỹ càng các bước đi thì mới hạn chế được rủi ro.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của anh D (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM), cũng là người có nhiều năm tham gia câu chuyện lướt sóng “cọc hai đầu”. Anh D cho rằng, để chừa đường rủi ro cho mình (mình là bên thứ 2, đứng giữa) chỉ nên nhận cọc của đầu thứ 3 ít hơn hoặc bằng số tiền đã cọc cho người có BĐS bán. Là nhà đầu tư đứng giữa để hưởng chênh (chỉ bỏ tiền cọc) không cần bỏ vốn nên phải biết cách tính toán. Nếu rủi ro xảy ra như chủ đất không bán nữa, họ sẽ đền cọc gấp đôi cho mình. Khi mình đền cọc gấp đôi cho bên kia thì số tiền chênh vẫn được một chút, hoặc bằng, không mất đi. Trong khi, nếu tham hoặc nghĩ dễ dàng mà nhận cọc bên mua nhiều hơn tiền cọc rất dễ rủi ro.
Theo nhà đầu tư này, thực tế khi tham gia lướt sóng BĐS không phải ai cũng thắng đậm. Nhìn vào tưởng dễ kiếm tiền chênh trong khi không phải bỏ vốn ra, nhưng nếu nhà đầu đó không có kinh nghiệm và kỹ năng thì không nên tham gia vào thương vụ “cọc hai đầu”. Ngoài ra, bản thân nhà đầu tư đó phải có dòng vốn để phòng cho trường hợp bên mua không mua như dự tính ban đầu, thì còn có tiền để “xuống” cho thời gian hẹn công chứng. Hoặc, phải xem xét kỹ các yếu tố tâm lý khách mua, thanh khoản, vị trí miếng đất để nắm được xác suất thành công. Đặc biệt, theo anh D, nguyên tắc, dù BĐS đó có “ngon ăn” đến đâu thì chỉ nên nhận giá trị cọc thấp hơn so với giá trị tiền cọc đã đặt cho bên bán.
Trên thị trường BĐS, các thương vụ lướt sóng kiểu “cọc hai đầu” diễn ra âm thầm. Nhờ có kinh nghiệm, mối quan hệ, khá nhiều NĐT mua bán trên cọc bằng cách tìm bên mua thứ 3 để xuống tiền. Trong khi họ chỉ xuống tiền cọc và hưởng chênh trên số tiền thương lượng bán lại cho bên thứ 3. Cũng có khá nhiều NĐT “kiếm ăn” được từ mánh khoé này. Tuy nhiên, mảnh đất có thể lướt sóng được kiểu này phải có vị trí đẹp, tiềm năng, giá mềm.
Ghi nhận cho thấy, việc lướt cọc hai đầu thường diễn ra ở các khu vực ấm nóng về BĐS. Trong đó, có nhiều NĐT tham gia thị trường cùng lúc.
Mới đây, nhóm đầu tư của anh V (ngụ Q.7) cũng mới thành công vụ lướt cọc hai đầu và kiếm chênh 200 triệu đồng, nhờ mua mảnh đất nông nghiệp của một NĐT. Sau khi cọc cho chủ đất 200 triệu đồng, mảnh đất giá 1.2 tỉ đồng cũng đồng thời anh V có khách mua ngay với giá chênh lên 1.4 tỉ đồng. Nhóm anh V nhận cọc của NĐT thứ 3 số tiền 100 triệu đồng và cũng hẹn thời điểm công chứng trùng với ngày hẹn chủ đất. Như vậy, đứng ở giữa, anh V nhận chênh trên mảnh đất đó tiền trăm trong khoảng thời gian ngắn.
Theo những người trong cuộc, để làm được điều này, bản thân các nhà đầu tư phải khá sành sỏi trong đầu tư; cộng với nguồn sản phẩm phải tiềm năng, có chọn lọc.
Thị trường bất động sản đang bất ổn?
Thị trường bất động sản đang có các dấu hiệu bất ổn, tiềm ẩn sự rủi ro như tình trạng mất cân bằng, lệch pha cung cầu, phân lô bán nền tràn lan, sốt giá...
Thời gian qua, nghịch lý đã xuất hiện trên thị trường bất động sản, nhiều phân khúc có giá tăng mạnh trong khi đó thanh khoản chưa tương xứng.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường nhà ở vẫn chịu áp lực tăng giá vì nguồn cung thấp, giá đất tăng. Nguồn cung đất nền trên thị trường phần lớn không nằm ở các dự án được phê duyệt quy hoạch mà chủ yếu ở các dự án đấu giá của địa phương và dự án tự phát của nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Trong khi đó, giá đất trúng đấu giá ở hầu hết các địa phương đều rất cao. Cộng với lạm phát có thể tăng cao hơn, ngân hàng dự kiến tiếp tục siết chặt tín dụng bất động sản... là những nguyên nhân đẩy giá nhà đất lên cao. Phân khúc nhà ở cao cấp và đất nền vẫn sẽ có sức hấp dẫn tốt do phù hợp hơn với nhu cầu giữ tài sản, do đó giá các phân khúc này sẽ tiếp tục tăng. Với phân khúc căn hộ bình dân và trung cấp, giá sẽ tăng chậm hơn để duy trì lượng hấp thụ.
Theo vị chuyên gia, thực tế giao dịch thấp, hạn chế bởi giá bị đẩy quá cao, giá không phản ánh đúng giá trị thực. Các nhà đầu tư, người mua cũng tính được giá trị ở mức độ nào hợp lý. Vì vậy, người có nhu cầu thực sẽ không mua những sản phẩm bị thổi giá quá cao, dẫn đến tình trạng hấp thụ kém.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhấn mạnh, tại Việt Nam, trong thời gian qua, nguồn cung bất động sản nhà ở rất hạn chế. Người dân chủ yếu đầu tư đất nền còn các sản phẩm bất động sản nhà ở bao gồm đất và các tài sản trên đất chiếm tỷ lệ thấp hơn. Chính vì vậy, trong bối cảnh bất ổn kinh tế - chính trị thế giới, lạm phát tăng nhanh và nguồn cung khan hiếm, thị trường bất động sản bao gồm cả phân khúc nhà ở và thương mại tại Việt Nam được đánh giá sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới và là kênh đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lạm phát.
Tuy nhiên, Giám đốc cấp cao của Savills cũng nhấn mạnh khi lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên nhưng thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng.
Theo ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc nhà ở DKRA Vietnam, nguyên nhân khiến giá sơ cấp tăng là quỹ đất phát triển các dự án như nội thành TP.HCM khá khan hiếm, những nút thắt pháp lý gần như không tháo gỡ nhiều, thời gian triển khai kéo dài và ảnh hưởng nguồn cung, vấn đề cung - cầu thị trường khi 2 năm vừa qua nguồn cung giảm rất mạnh, chi phí đầu vào, chi phí vật liệu, nhân công đều tăng rất cao....Ngoài ra, những cơn sốt sốt đất bền vững nhưng xác lập mặt bằng giá khu vực.
Ngoài ra, siết tín dụng vào bất động sản của ngân hàng Nhà nước trong thời gian gần đây. Chính những yếu tố này theo các chuyên gia đang tác động đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường.
Bên cạnh đó, việc Nhà nước rà soát lại việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ tác động đến thị trường này. Đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp bất động sản. Mặt khác, những nút thắt pháp lý, cấp phép dự án mới chưa được tháo gỡ, kéo dài thời gian triển khai dự án, làm tăng chi phí hồ sơ thủ tục, tăng chi phí để phát triển dự án. Tiếp đó, sự lệch pha cung - cầu, hiện tại thị trường thiếu trầm trọng nhà ở giá thấp, nhưng lại thừa nhà giá cao. Trong khi với thu nhập bình quân của đại bộ phận người dân hiện nay rất khó để có thể sở hữu nhà.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thời gian qua đã có một số dấu hiệu biến động trên thị trường bất động sản như tình trạng mất cân bằng cung - cầu, lệch pha phân khúc, phân lô bán nền tràn lan, sốt ảo giá, lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, lợi dụng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để lừa đảo, thao túng thị trường chứng khoán... Tất cả các dấu hiệu trên cho thấy tiềm ẩn sự bất ổn của thị trường bất động sản và an sinh xã hội về nhà ở.
HoREA phân tích, thị trường bất động sản đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân và nhà ở xã hội, phục vụ nhu cầu của đa số người dân trong xã hội, người có thu nhập trung bình, thấp bao gồm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, người mới lập nghiệp, mới lập gia đình, công nhân lao động và người nhập cư.
Thiếu cung trong lúc tổng cầu rất lớn đã dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua. Chỉ số giá nhà ở cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội, làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở.
Ngoài mất cung cầu, thị trường còn mất cân đối khi tình trạng lệch pha về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong hai năm gần đây. Tại TP. HCM, loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong năm 2020 và biến mất trong năm 2021, trong khi nhà ở cao cấp chiếm đến 74%.
Nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và thị trường bất động sản cũng chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện rất rõ qua nguồn thu tiền sử dụng đất tại TP. HCM. Trong giai đoạn 2016 - 2021, nguồn thu này là 82.932 tỷ đồng, chỉ chiếm 5,9% tổng thu ngân sách, trong khi tiềm năng có thể đạt gần 10%.
Theo HoREA, các bất cập trên đây bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu như vướng mắc, bất cập từ một số quy định của văn bản luật hoặc văn bản dưới luật hoặc còn thiếu quy định phù hợp. Ngoài ra còn do việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm túc, đầy đủ, thậm chí có trường hợp vi phạm pháp luật của một số doanh nghiệp và lực lượng "phi chính thức" trên thị trường như đầu nậu, cò đất cò nhà...
Nói về vấn đề lành mạnh hóa thị trường vốn, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, HoREA kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 163/2018 và Nghị định 81/2020 để chấn chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nhà đầu tư và khách hàng, áp dụng kể từ ngày 1/1/2023.
Đặc biệt là đề nghị bổ sung các quy định chặt chẽ về đánh giá xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu; về các tiêu chí đánh giá đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu; về bảo lãnh phát hành trái phiếu; về việc sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp đúng mục đích.
Hết thời "hét giá", bất động sản hạ nhiệt Thời gian qua, thị trường bất động sản liên tục đã liên tục xảy ra sốt giá. Đến thời điểm hiện tại, thị trường xuất hiện tình trạng khó thanh khoản. Một số trường hợp đã chấp nhận giảm giá nhà, đất để nhanh chóng sang tay cho chủ mới. Nhà đất giảm giá Tại nhiều khu vực của quận Hoàng Mai, Nam...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Từ động đất ở Myanmar, chuyên gia cảnh báo gì về các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam?

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Xe công nông va chạm với tàu hỏa, một người tử vong

Người nổi tiếng phải xác minh, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ quảng cáo

Nữ tài xế xe công nghệ tử vong sau va chạm với ô tô trên cầu vượt Mai Dịch

Sử dụng xe cứu thương đi ra mắt phim có vi phạm luật?

Cú tông trực diện khiến ô tô đâm gãy biển báo, 4 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

8 mẹo dọn nhà vệ sinh của bà dì khiến tôi gật gù nể nang: "Gừng càng già càng cay!"
Sáng tạo
Mới
ViruSs cùng làm 1 hành động với cả Pháo - Ngọc Kem và Emma, có bằng chứng rõ ràng không thể cãi nổi
Hậu trường phim
1 phút trước
Nhà Trắng giữa cuộc khủng hoảng lộ mật
Thế giới
3 phút trước
Siêu trăng non sắp hiện diện, có nơi kèm "sừng quỷ"
Lạ vui
4 phút trước
Lộ tin nhắn nghi Kim Soo Hyun cũng lái xe trong tình trạng say rượu?
Sao châu á
5 phút trước
1 "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối cho lên livestream đối chất chuyện tình ái, danh tính và mối quan hệ ra sao?
Sao việt
8 phút trước
D-1 đến fanmeeting Jisoo tại Hà Nội: Fan Việt đầu tư cực khủng, chuẩn bị 1 project không nước nào có!
Nhạc quốc tế
16 phút trước
Kiến thức chống "tối cổ" cho những ai đi ngủ sớm: "Nhô" là gì mà MXH rần rần đăng tải?
Netizen
18 phút trước
Đây là bài hát cực "suy" mà ViruSs bật sau khi bị Pháo chất vấn trực tiếp trên livestream
Nhạc việt
21 phút trước
Du lịch Hà Nội đón đoàn khách Iran đầu tiên đến Thủ đô
Du lịch
1 giờ trước