Mảnh hồn quê trong bánh gai Tứ Trụ
Chiếc bánh dẻo mịn, có mùi thơm đặc trưng của lá chuối tiêu, hòa quyện với cái vị dịu mát của lá gai, gạo nếp và mật mía, thêm cái ngọt thanh thanh của nhân đậu, bùi bùi của dừa khô, đậm đà của thịt nạc… đủ níu lòng những người con xa quê.
Sống xa quê ngót hai chục năm, giờ ở cái tuổi đã thôi không muốn đua tranh với đời, thấy hài lòng về một mái ấm gia đình hạnh phúc, kinh tế vững vàng thì nỗi nhớ quê nhà trong tôi lại trở nên da diết hơn. Chiều nay, một người thân ở quê đến thăm, mang biếu mấy chục bánh gai – món ăn được xem là đặc sản nức tiếng quê tôi. Cầm chiếc bánh bé nhỏ trên tay, áp chặt vào lòng bàn tay, đưa lên mũi hít hà để cảm nhận cái mềm mại, man mát của lá chuối khô, cái mùi thơm đậm đà của bánh, tôi như ngược thời gian, trở về với cái thời chăn trâu cắt cỏ bên bờ sông Chu, cái thời mà mỗi dịp lễ, Tết hay giỗ “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” là cả làng tôi rộn ràng tiếng chày giã bột lèn bánh.
Mới thoạt nhìn hình dáng nhỏ nhắn của bánh gai, ít ai nghĩ rằng, quy trình làm bánh từ lúc lựa nguyên liệu đến khi bánh thành hình rất phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn và cả con mắt nghề lâu năm của thợ bánh.
Ảnh: Lê Thị Thúy.
Người dân làng Tứ Trụ (nay là Xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) thường trồng cây lá gai ở bãi bồi ven sông Chu. Có lẽ bởi phù sa ở đây màu mỡ mà cây nào cũng tươi tốt, lá to bản và xanh mơn mởn. Đến độ làm bánh, lá gai được hái về, chọn những lá lành lặn, bỏ cuống, tỉ mẩn tước hết từng cái gân lá một, rồi đem phơi cho thật khô. Khi ấy, một mặt lá đã chuyển màu đen thẫm, mặt kia hơi trắng xám là được. Sau đó đem rửa sạch và bỏ vào nồi luộc thật kỹ. Thường để cho lá thật mềm, chúng tôi phải ninh liên tục từ 1-2 ngày, lâu lâu lại đổ ra thay nước mới để luộc tiếp.
Video đang HOT
Khi lá đã luộc xong, thì vớt ra, nắm lại thành từng cục để vắt cho kiệt nước, lúc đấy mới đem đi giã nhuyễn. Giã lá gai bằng cối có thể nói là công đoạn nặng nhọc nhất trong cả quy trình làm bánh. Vì lá gai phải được giã rất lâu mới trở nên mịn được, giã càng mịn thì bánh càng ngon, càng tròn vị nên trong nhà tôi, công việc này để cho anh và bố làm.
Bà tôi kể, ngày trước, hội làng, mọi người thường tập trung tại sân kho của làng để cùng làm bánh. Trẻ nhỏ thì nhặt lá, tước gân, trông nồi bánh thanh niên thì cứ 2 người một cối giã lá cho nhuyễn người lớn hơn, nhiều kinh nghiệm thì phối nguyên liệu, nặn bánh. Ai cũng hồ hởi, vừa làm vừa chuyện trò, đúng cái không khí của hội làng. Ngày ấy, ông và bà cũng nên duyên từ những lần giã lá như thế.
Ngày nay, làm bánh theo kiểu “công nghiệp”, người ta thường cho lá vào máy xay một tí là xong. Nhưng nếu ai từng quen cái vị bánh được làm theo kiểu truyền thống như tôi sẽ dễ dàng nhận ra, bánh ngày nay không ngon bằng, thịt bánh không mịn, ăn cứ như bị “cán”. Vì thế mà cái hồn của bánh gai cũng phôi phai ít nhiều theo thời gian.
Trở về với cái thời của tôi, sau khi giã xong, người ta trộn bột lá gai với bột nếp và mật mía rồi lại đem vào cối đại giã tiếp. Để bánh ngon hơn, người ta phải kén cho được gạo nếp hoa cau để làm cán thành bột, vì nếp này thơm và rất dẻo. Lần giã này vất vả hơn và đòi hỏi người giã phải thật đều tay, đủ độ mạnh để cho hỗn hợp này thật nhuyễn và mịn. Đây là giai đoạn “lèn bánh”. Giai đoạn này chỉ kết thúc khi ta dùng tay xoa xoa ít bột thấy thật mịn, hỗn hợp có màu đen bóng, dễ tạo khối. Nếu không phải thợ làm bánh chuyên nghiệp thì rất dễ để bột bị nhão hoặc khô quá, do lượng mật mía cho vào không thích hợp.
Tiếp đến là nhân bánh gồm: đậu xanh đồ lên giã cùng với đường cho thật mịn, thêm một ít dừa nạo rang khô và chút thịt lợn nạc cho đậm vị, cuối cùng rắc vào hỗn hợp vài giọt dầu chuối cho thơm. Lấy bột bánh nặn thành từng cục tròn rồi dàn mỏng trong lòng bàn tay, lấy nhân cho vào giữa rồi vê lại sao cho bột phủ kín phần nhân bên trong, tạo hình bánh tròn, đầy đặn. Sau đó lăn bánh lên cái mâm nhôm có rải sẵn vừng rang khô. Vị bùi bùi của vừng sẽ làm bớt hắc, và khi bóc bánh đỡ bị dính vào lá. Sau đó đem gói bánh bằng lá chuối khô, mà phải là lá từ cây chuối tiêu, để già và khô tự nhiên trên cây thì mùi bánh sau này mới thơm được.
Cuối cùng là đem bánh đi hấp. Làm bánh vất vả bao nhiêu mà chỉ cần hấp bánh chín chưa tới, hoặc chín quá thì coi như công “dã tràng” hết. Vì nếu hấp chưa chín mà đem đi hấp lại thì sẽ mất hết vị bánh, nên thợ bánh khi hấp phải căn rất cẩn thận, từ nhiệt độ, lượng nước, thời gian… để khi vớt ra là bánh vừa chín tới. Có những thợ bánh lâu năm ở làng tôi, họ chỉ cần ngửi mùi thơm của bánh là biết ngay bánh chín hay chưa. Sau khi vớt bánh ra, để nguội và thật ráo nước rồi dùng lạt nhuộm màu đỏ, cột chặt từng chiếc một, và bó năm chiếc lại với nhau sao cho thật vuông vức. Lúc này, người thợ làm bánh mới có thể thở phào nhẹ nhõm cho một mẻ bánh đã hoàn thiện.
Một chiếc bánh đạt yêu cầu là thịt bánh phải vừa dẻo mịn vừa thơm đặc trưng của lá chuối tiêu, hòa quyện với cái vị dịu mát của lá gai, gạo nếp và mật mía, phảng phất hương thơm nồng của dầu chuối, thêm cái ngọt thanh thanh của nhân đậu, bùi bùi của dừa khô, đậm đà của thịt nạc…Thế mới đủ níu lòng những người con xa quê như tôi, để lúc nào cũng như có cái gì đó thôi thúc tôi muốn trở về nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình.
Bánh gai Tứ Trụ quê tôi giản dị từ cái vẻ ngoài mộc mạc của lá chuối khô cho tới những nguyên liệu dân giã sẵn có như lá gai, gạo nếp, mật mía, đậu xanh… mà cứ thế, đi vào đời sống của người dân và trở thành một nét văn hóa đặc trưng của vùng miền. Bánh gai mộc mạc, dân giã là thế nhưng lại được đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên mỗi dịp Tết hay giỗ Lê Lai, Lê Lợi và là đặc sản cho những người con xứ Thanh mang đi làm quà.
Theo VNE
Bánh gai - quà quê bình dị nơi phố thị
Chiếc bánh nhỏ có màu đen, vỏ mềm, dẻo, bùi, thơm ngậy do nhân mang lại, khi ăn có vị ngọt thơm, ăn xong vẫn còn thèm.
Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ. Bánh có dạng hình vuông hoặc hình chóp, thành phần bánh được làm từ bột nếp và lá gai, bên trong nhân đậu xanh, là món ăn vặt hoặc ăn tráng miệng sau những bữa cơm.
Chiếc bánh gai nhỏ được gói bằng lá chuối khô là món quà quê bình dị được nhiều người ưa thích.
Nhìn vào chiếc bánh gai có thành phần đơn giản nhưng là một quá trình khá cầu kỳ khi chế biến. Đầu tiên là nếp, phải chọn loại gạo nếp hạt chắc, thơm dẻo, nếp được đem ngâm mềm, sau đó xay và lắng nước lấy bột. Lá gai tươi có màu xanh, rửa sạch, luộc chín và vắt khô, thêm một ít dầu ăn cho vào cối giã nhuyễn. Bột nếp được trộn đều với lá gai đã giã nhuyễn sao cho bột thật mềm và dẻo. Nhân bánh bao gồm đậu xanh bỏ vỏ, hầm chín và đánh tơi với đường cát trắng, có nhiều nơi cho thêm cơm dừa khô.
Phần bột được vo thành từng viên tròn nhỏ bằng nắm tay trẻ em, nắn dẹp cho nhân vào bên trong và bọc lại. Lá gói bánh là lá chuối hột phơi khô, được xé thành từng miếng nhỏ, phần bánh cho vào bên trong và gấp từng góc lại thật kín để khi hấp nước không lọt vào làm hỏng bánh. Muốn cho chiếc bánh thêm thơm ngon, người thợ sẽ rắc một ít vừng bên ngoài vỏ bánh trước khi gói lại, sau đó lấy lạt mềm buộc bánh thành từng cặp với nhau xếp vào nồi và đem hấp.
Vỏ bánh mềm, dẻo có màu đen đặc trưng của lá gai. Nhân bánh thường là đậu xanh được đánh nhuyễn với đường, có nhiều nơi cho thêm một ít cơm dừa khô làm cho nhân bánh thêm ngọt, béo và thơm.
Những chiếc bánh gai không chỉ là món quà quê bình dị, ở một số vùng miền, bánh gai còn là một vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong ngày lễ Tết. Chiếc bánh gai mộc mạc thơm mùi đồng ruộng chỉ cần nghe nhắc đến đã thấy đâu đây mùi lá gai thoang thoảng trong hương nếp mới cùng vị ngọt bùi của nhân không thể lẫn vào đâu được.
Huấn Phan
Theo ngôi sao
Nhớ bánh gai của Mẹ Ảnh minh họa - Nguồn: Internet M luôn chọn loại nếp tròn, a lên ngửi thấy có mùi thm nếp mới, lựa sạch rồi xay bột mịn. Con vẫn còn hnh dung ra cái cối á nhà mnh, nhờ nó mà chúng con có những mónnh ngon và con biết phụ m làm những món ấy. Ngọc Trần Theo PNO











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hôm nay nấu gì: Bữa tối có 4 món này ăn bao nhiêu cơm cũng hết

Cho dù cháo đậu xanh hay đậu đỏ, hãy thêm một bước này trước khi nấu, đảm bảo cháo ngon không thể chê!

Buổi sáng - "thời điểm vàng" để dưỡng dạ dày: 2 món ăn sáng thay đổi luân phiên, giúp hệ tiêu hóa ngày càng khỏe mạnh, trẻ em lẫn người già đều cần

Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu

Mát trời ăn cá kho cùng thứ này bao nhiêu cơm cũng hết

Hai cách làm món bánh trôi tàu ít ngọt cho ngày Tết Hàn thực

Dùng loại hạt "rẻ bèo" nhưng giàu chất chống oxy hóa làm món ăn sáng vừa ngon lại giúp bổ khí huyết, đẹp da, ngừa thiếu máu

Luộc bánh trôi hay bị nát bét, nhớ 3 điều này, mẻ bánh nào cũng ngon, tròn trịa

Mẹ đảm Đà Nẵng làm cá nục khô rút xương dai ngọt, đậm vị, càng ăn càng nghiền

Tết Hàn thực 2025: Lên danh sách mâm cúng đơn giản nhưng đủ đầy, thu hút may mắn, mời gọi bình an

Cuối tuần làm nồi cháo sườn nghêu ngọt thơm, beo béo, sánh mịn ăn sướng cả miệng

4 món ăn sang chảnh khiến bạn ngỡ ngàng vì quá ngon với một thực phẩm bình dân - quả chuối
Có thể bạn quan tâm

Bỏ khoảng 400k, nhận ngay bảy bom tấn FPS quá chất lượng, tổng giá trị gấp 10 lần số tiền game thủ phải trả
Mọt game
05:45:05 02/04/2025
Cách duy trì làn da khỏe đẹp trong thời kỳ mãn kinh
Làm đẹp
05:43:38 02/04/2025
Bắt đầu đợt sa thải hàng loạt tại các cơ quan y tế ở Mỹ
Thế giới
05:41:02 02/04/2025
Bố chồng gia trưởng, soi mói tôi từng tý còn em dâu lại được cưng như trứng mỏng, biết lý do tôi rớt nước mắt
Góc tâm tình
05:18:49 02/04/2025
Lukaku chinh phục Napoli
Sao thể thao
23:45:10 01/04/2025
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian
Hậu trường phim
23:34:49 01/04/2025
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"
Phong cách sao
23:32:17 01/04/2025
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
Nhạc việt
22:59:02 01/04/2025
Hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc làm giám đốc: "Tôi không bận tâm về định kiến"
Sao việt
22:50:25 01/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
22:27:09 01/04/2025