Mảnh ghép cuối trong hệ sinh thái Grab
Xin giấy phép thành lập một ngân hàng số hóa toàn diện có vốn điều lệ tối thiểu 1,1 tỉ USD là mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện hệ sinh thái của “đế chế” Grab.
Trong tuyên bố ngày 30/12, Grab cho biết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng số này sẽ do Grab nắm 60% cổ phần trong khi Singtel nắm giữ 40% cổ phần còn lại.
Tham vọng trở thành “ siêu ứng dụng”
Thị trường mà ngân hàng số này nhắm tới là nhưng người dùng ưu tiên trải nghiệm kỹ thuật số cùng các doanh nghiệp kinh doanh cỡ nhỏ và vừa, những người vốn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận tín dụng.
Từ một ứng dụng vận tải công nghệ, Grab đang phủ khắp mặt trận tiêu dùng, ví điện tử, cho vay...
Hiện tại, gọi xe vẫn là mảng kinh doanh chính của Grab nhưng công ty này đã phân nhánh sang một số ứng dụng khác. Kể từ khi ra mắt ví điện tử GrabPay vào năm 2016, công ty đã triển khai một số dịch vụ tài chính trên khắp Đông Nam Á, bao gồm cả các gói bảo hiểm được lên kế hoạch cho tài xế của họ. Grab cũng có mặt trong thị trường giao hàng thực phẩm, vốn đang cạnh tranh rất mạnh mẽ trong khu vực.
“Trong 2 năm qua, chúng tôi đã triển khai và nhân rộng các dịch vụ tài chính, chẳng hạn như E-money, cho vay và phân phối bảo hiểm vào hệ sinh thái fintech lớn nhất Đông Nam Á. Đó là những bước nền móng để xây dựng một ngân hàng kỹ thuật số”, Reuben Lai, quản lý cấp cao của Grab Financial Group, cho biết trong một tuyên bố.
Về phần mình, Singtel đã tiến xa hơn là chỉ cung cấp các dịch vụ viễn thông truyền thống. Nhà mạng này cũng đã bước chân sang các lĩnh vực như thanh toán kỹ thuật số với ví di động Dash hay hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng.
Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) cho biết từ nay tới tháng 6, sẽ có 5 ngân hàng kỹ thuật số mới được cấp phép ở Singapore, bao gồm 2 ngân hàng kỹ thuật số toàn diện, cho phép các doanh nghiệp phi ngân hàng như Grab và Singtel, có thể triển khai các hoạt động nhận tiền gửi từ khách hàng.
MAS, vốn cũng đảm trách vai trò Ngân hàng Trung ương Singapore, cũng lên kế hoạch cấp tới 3 giấy phép ngân hàng bán buôn cho các công ty để phục vụ những doanh nghiệp vừa vả nhỏ cũng như các phân khúc khác ngoài bán lẻ.
Theo các nhà quan sát, việc xuất hiện của các ngân hàng số sẽ giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Hiện tại, lĩnh vực ngân hàng của Singapore bị chi phối bởi 3 ngân hàng lớn là DBS Group, Overseas-Chinese Banking Corp và United Overseas Bank. Một số ngân hàng quốc tế cũng có mặt ở Singapore dù quy mô của họ nhỏ hơn.
Việc được cấp phép mở ngân hàng số là bước tiến mới nhất của Grab trên hành trình xây dựng một siêu ứng dụng. Những thành công ở Singpore cũng có thể được Grab áp dụng ở các thị trường khác trong khu vực bởi họ từng triển khai rất nhiều dịch vụ tương tự ở các thị trường Đông Nam Á.
Toan tính gì ở Việt Nam?
Gia nhập thị trường Việt Nam từ đầu năm 2014, Grab đăng kí hoạt động với danh nghĩa là dịch vụ kết nối cho loại xe chở khách dưới 9 chỗ (theo hình thức xe hợp đồng điện tử) và thí điểm tại 5 địa phương gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hoà. Chỉ sau 5 năm hoạt động, Grab tuyên bố đã có đến 25% dân số Việt Nam đang sử dụng dịch vụ Grab với 190.000 tài xế (hãng gọi là đối tác chứ không phải nhân viên) tham gia mạng lưới vận chuyển này.
Trong 2 năm qua, Grab liên tục ra mắt các dịch vụ mới như GrabFood (giao đồ ăn), GrabExpress (giao hàng), thanh toán (GrabPay), khách sạn, cho vay tiêu dùng… Mới đây nhất là Grab nhảy vào làm cổng thông tin điện tử, Grab TV.
Đáng chú ý, Grab nhắm tới hai mảng “béo bở” là thanh toán điện tử và cho vay tiêu dùng, thậm chí là bảo hiểm khi thành lập Công ty Grab Financial Group Việt Nam. Đây chính là mảnh đất “màu mỡ” mà các ngân hàng, công ty tài chính trong nước và nước ngoài đều thèm muốn nhảy vào. Với lợi thế thống lĩnh thị phần vận tải và sở hữu dữ liệu khổng lồ của người dùng (từ thói quen, hành vi đi lại, ăn uống, chi tiêu…) thì Grab dễ dàng phát triển dịch vụ giá trị gia tăng lớn hơn vận tải.
Tham vọng này càng rõ nét hơn khi tháng 10/2018, Grab triển khai dịch vụ ví điện tử GrabPay by Moca sau khi bắt tay với Moca. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Grab Financial Group Việt Nam chia sẻ với báo chí:”Thanh toán không tiền mặt là một xu hướng tất yếu, có lợi cho đơn vị cung cấp, người dùng và cả xã hội. Các tổ chức tín dụng phân tích được các hành vi tiêu dùng, người dùng vì thế dễ vay tín dụng với lãi suất thấp hơn” cũng như tiết lộ Grab đã có kế hoạch nhảy vào mảng cho vay tín dụng.
Video đang HOT
Được biết, từ tháng 3/2017, Grab đã ra mắt dịch vụ GrabPay tại Việt Nam, hoạt động như một ví điện tử của riêng Grab dù không có giấy phép trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Để hợp thức hóa hoạt động của GrabPay, tháng 9/2018, Grab công bố đã mua lại 3,523% cổ phần của Moca và ra mắt ví điện tử GrabPay by Moca.
Cú bắt tay “cửa hậu” với Moca là một ví điện tử có giấy phép hoạt động đã giúp cho Grab nghiễm nhiên bước chân vào địa hạt thanh toán ví điện tử và tín dụng tiêu dùng.
Từ đây, GrabPay by Moca ồ ạt triển khai các dịch vụ vượt ra khỏi mảng dịch vụ lõi là vận tải, giao hàng khi cho phép người dùng Grab thanh toán hóa đơn điện nước, nạp thẻ điện thoại, thậm chí là mua sắm, ăn uống ở các cửa hàng đối tác của Grab… Rõ ràng, nguồn doanh thu và lợi nhuận của Grab sẽ đến từ các dịch vụ này sẽ là con số rất “khủng” trong thời gian tới.
Đây cũng là “chiêu bài” mà Grab đã áp dụng thành công tại các thị trường quốc tế như chi 80 triệu USD mua lại nền tảng thanh toán Kudo của Indonesia, hay thâu tóm giải pháp thanh toán di động iKaaz của Ấn Độ với giá 100 triệu USD.
Tháng 11/2018, Grab lại cho ra mắt chương trình cho vay mua trả góp điện thoại không lãi suất dành cho tài xế Grabbike. Cụ thể, những tài xế đáp ứng đủ về số lượng cuốc xe, doanh thu hàng tháng… sẽ được vay tiền và chỉ cần đăng ký trong ứng dụng GrabDriver. Sau thời gian từ 1-2 tuần xét duyệt, tài xế sẽ được nhận được điện thoại thay vì tiền mặt, thanh toán trả góp từ ví của tài xế.
Đây không thể gọi là tạm ứng lương hay thấu chi vì tài xế Grab không phải nhân viên của công ty này mà là “đối tác”. Về bản chất, Grab có thể tự cho các tài xế của mình vay tiền trên ứng dụng mà không thông qua ngân hàng. Cũng có thể xếp Grab cho vay “đối tác” là mô hình tín dụng ngang hàng (P2P) hiện chưa có khung pháp lý quy định tại Việt Nam.
Grab cũng tự áp đặt lãi suất vay thấp khiến cho ngân hàng và các công ty vay tiêu dùng ở Việt Nam yếu thế hơn trong cạnh tranh thu hút người vay khi Grab có tới 190.000 tài xế và 25 triệu khách hàng sử dụng ứng dụng này.
Câu hỏi đặt ra là Grab chỉ là ứng dụng vận tải công nghệ đang trong quá trình thí điểm mô hình kinh doanh kết nối xe và người dùng thì có được phép cung cấp dịch vụ tài chính và thanh toán điện tử hay không? Bởi dịch vụ tài chính và thanh toán điện tử là ngành kinh doanh có điều kiện, phải tuân thủ các quy định Việt Nam trong lĩnh vực tài chính và đáp ứng điều kiện bắt buộc.
Căn cứ khoản 2, Điều 6, Thông tư 39/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về Trung gian thanh toán quy định rõ:”Nghiêm cấm việc chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép; ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo Giấy phép”. Sự hợp tác giữa Grab với Moca có thật sự chỉ là “hợp tác” giữa một Merchant (đối tác lớn) với 1 ví điện tử có phép hay không, bởi Grab luôn gọi GrabPay by Moca là một “ví điện tử”, nhưng hiện “GrabPay by Moca” không được cấp phép hoạt động ví điện tử tại Việt Nam.
Grab đang rất muốn Chính phủ Việt Nam thí điểm cho phép nạp tiền vào ví điện tử mà không cần phải liên kết với thẻ ngân hàng. Khi đó, dòng tiền sẽ không chịu sự kiểm soát, giám sát của các ngân hàng Việt Nam mà có thể luân chuyển tự do trong hệ sinh thái xuyên biên giới của Grab. Dòng tiền này sẽ rất khó kiểm soát cũng như xác định nghĩa vụ thuế của Grab tại Việt Nam.
Những vấn đề này đang đặt ra thách thức cho cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và các dịch vụ “phái sinh” như Grab để đảm bảo tuân thủ pháp luật, chính sách thuế, an ninh tiền tệ.
Khánh Hà
Theo Enternews.vn
Doanh nghiệp niêm yết cần vượt lên sự tuân thủ và những thông lệ
Để tối đa hóa hiệu quả hoạt động, các lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến mục tiêu thúc đẩy kinh doanh trong ngắn hạn, mà cần từng bước tập trung nâng cao năng lực quản trị theo thông lệ quốc tế để đảm bảo khai thác các nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả, tạo giá trị bền vững trong dài hạn.
Các thành viên Hội đồng bình chọn hội ngộ tại Sở GDCK TP.HCM để chấm vòng chung khảo.
Năm nay, Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết tiếp tục được tiến hành với 2 nội dung: Đánh giá, bình chọn báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững và bình chọn, đánh giá chuyên sâu về quản trị công ty theo 3 nhóm doanh nghiệp là nhóm có giá trị vốn hóa lớn, vừa và nhỏ. Kết quả bình chọn đã thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Với những điều kiện về nguồn lực tương đương, nếu quản trị doanh nghiệp tốt sẽ phát huy có hiệu quả nguồn lực, giúp huy động tốt hơn các nguồn vốn từ bên ngoài và duy trì được tốc độ tăng trưởng vững chắc về doanh thu và lợi nhuận.
Ngược lại, nếu năng lực quản trị không tốt sẽ không khai thác được, thậm chí làm suy giảm những nguồn lực đó, dẫn đến tổn thất và làm giảm giá trị doanh nghiệp, giảm niềm tin của nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng.
PGS-TS. Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam, Thành viên Hội đồng bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2019
Có thể thấy, về cơ bản, các doanh nghiệp niêm yết đã tuân thủ các quy định liên quan đến việc xây dựng quy chế quản trị nội bộ, thực hiện công bố thông tin theo Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, cũng như các văn bản hướng dẫn trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp có chung khó khăn là thiếu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập để tham gia vào các tiểu ban và thành viên của các tiểu ban đồng thời là thành viên Ban Điều hành, dẫn đến sự thiếu tính độc lập giữa một bên đề xuất (Ban Điều hành) và một bên thẩm định cho HĐQT (các tiểu ban). Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực quản trị công ty.
Từ thực tế đánh giá và bình chọn doanh nghiệp niêm yết đặt ra yêu cầu cấp bách phải có những giải pháp nâng cao năng lực quản trị của công ty, cần vượt lên sự tuân thủ và những thông lệ để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
Một là, cần sớm áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên. IFRS là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập báo cáo tài chính.
Việc áp dụng IFRS làm tăng tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả cho các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Đồng thời, IFRS cũng vun đắp lòng tin, sự tăng trưởng và sự ổn định tài chính dài lâu trong nền kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, Bộ Tài chính đã xây dựng đề án áp dụng IFRS ở Việt Nam. Theo đó, từ năm 2021 sẽ bắt đầu áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện và từ năm 2024 sẽ áp dụng bắt buộc đối với một số loại hình doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp niêm yết sẽ là đối tượng áp dụng đầu tiên và càng sớm càng tốt. Trên thực tế đã có không ít doanh nghiệp và tổ chức kinh tế tại Việt Nam áp dụng IFRS. Việc áp dụng IFRS giúp nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp và nâng cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, bảo vệ công chúng khỏi những rủi ro trong việc ra quyết định kinh tế.
Các báo cáo tài chính lập theo IFRS được cộng đồng quốc tế thừa nhận là một trong các tiêu chí để được công nhận nền kinh tế thị trường.
Đó cũng là điều kiện tiên quyết để tiếp cận thị trường vốn quốc tế, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư trong nước, đồng thời giảm bớt chi phí vốn cho doanh nghiệp.
Bộ Tài chính đã xây dựng đề án áp dụng IFRS ở Việt Nam. Theo đó, từ năm 2021 sẽ bắt đầu áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện và từ năm 2024 sẽ áp dụng bắt buộc đối với một số loại hình doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cũng phải thấy trong điều kiện còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ quản lý Nhà nước ở Việt Nam, việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp.
Trước mắt, cần thực hiện công tác truyền thông rộng rãi về vai trò, về nội dung của IFRS, cần cung cấp các nguồn thông tin, tài liệu để các doanh nghiệp tiếp cận, truy cập dễ dàng.
Đồng thời, cần tổ chức các chương trình đào tạo chuyên biệt cho các kế toán trưởng, kế toán viên chuyên nghiệp, cho lãnh đạo doanh nghiệp để họ nhận thức được tầm quan trọng việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo IFRS và đưa ra các mô hình, phương thức áp dụng IFRS trên thực tiễn tại doanh nghiệp.
Hai là, có biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò và nguyên tắc quản trị doanh nghiệp. Cần phải thấy rằng, để nâng cao năng lực quản trị, trước hết, các nhà quản trị cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò và nguyên tắc quản trị để làm cơ sở cho quá trình thực hành quản trị.
Cần tăng cường công tác truyền thông rộng rãi về vai trò của quản trị công ty và cung cấp các nguồn thông tin, tài liệu để các doanh nghiệp tiếp cận, truy cập dễ dàng.
Khi nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò và các nguyên tắc quản trị, các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tự nguyện hướng theo những nguyên tắc quản trị tốt nhất, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn, thực hiện tốt hơn việc tuân thủ và giảm xung đột lợi ích giữa các bên có quyền lợi liên quan.
Ba là, Nhà nước cần hướng dẫn và nâng cao hiệu quả giám sát tuân thủ quản trị công ty. Theo đó, cơ quan quản lý cần chủ động, thường xuyên rà soát các quy định về quản trị công ty, các quy định về niêm yết và giám sát niêm yết nhằm nâng cao hiệu quả giám sát việc tuân thủ các quy định về quản trị công ty đối với các công ty niêm yết.
Đồng thời, cần sớm đưa vào triển khai áp dụng các chế tài cụ thể đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện, hoặc chưa xây dựng lộ trình thực hiện theo các chuẩn mực quản trị công ty tốt.
Sự giám sát của cơ quan quản lý cần đảm bảo tính hiệu lực của quy định trên thực tế, đồng thời tạo động lực để các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị công ty.
Bốn là, các doanh nghiệp niêm yết cần gắn kết mục tiêu quản trị công ty với mục tiêu phát triển bền vững.
Các doanh nghiệp, trước hết là các công ty niêm yết mà Nhà nước đang nắm giữ cổ phần chi phối cần có lộ trình và giải pháp cụ thể để đáp ứng tiêu chuẩn về cơ cấu thành viên HĐQT độc lập theo luật định.
Năng lực hoạt động của các tiểu ban thuộc HĐQT cũng cần được nâng cao để phát huy vai trò tư vấn, tham mưu của bộ phận này lên HĐQT, góp phần nâng cao năng lực quản trị của HĐQT.
Năm là, các doanh nghiệp niêm yết cần chủ động áp dụng các công cụ để nâng cao chuẩn mực quản trị công ty.
Việc áp dụng công cụ Thẻ điểm quản trị công ty sẽ giúp doanh nghiệp xác định được cụ thể những điểm yếu, những tồn tại trong quản trị để xác định những vấn đề doanh nghiệp có thể cải thiện ngay, cũng như lên kế hoạch xử lý trong dài hạn.
Sáu là, cần áp dụng công nghệ số, quản lý bằng công nghệ số, thanh toán điện tử. Đây là một biện pháp nâng cao chất lượng quản trị, đặc biệt là trong việc quản trị tài chính.
Các giám đốc tài chính, kế toán trưởng nên có kế hoạch sử dụng các dịch vụ quản lý số, chứng từ điện tử, thanh toán điện tử, Internet vạn vật (IoT), công nghệ chuỗi khối (blockchain), dự liệu lớn (bigdata)..., để nâng cao chất lượng hoạt động, tiết kiệm chi phí.
Kinh tế số là một xu thế toàn cầu của thời công nghệ 4.0, là cơ hội và cũng là thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới.
Chính vì vậy, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu và ban hành khung pháp lý về chuyển đổi số riêng với ngân hàng số, ví điện tử, cổng thanh toán số... để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn trong ứng dụng công nghệ vào quản trị tài chính, hướng tới chuẩn hóa hoạt động theo quy chuẩn quốc tế.
Bảy là, từng doanh nghiệp cần xây dựng và ban hành hệ thống kiểm soát nội bộ, thiết lập và vận hành hệ thống kiểm toán nội bộ, hình thành cơ chế quản trị rủi ro.
Để làm được điều này, trước hết, doanh nghiệp cần tạo lập môi trường kiểm soát nội bộ hiện hữu và có hiệu lực với những quy chế quản lý nội bộ, những quy trình nghiệp vụ, đảm bảo hệ thống thông tin nội bộ tin cậy và thông suốt.
Tiếp đó, thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ và đảm bảo tính độc lập tương đối của hoạt động này theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán 2015.
Trên cơ sở đó, tạo lập một cơ chế quản trị thống nhất và xuyên suốt để kiểm soát, giám sát hoạt động doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, góp phần đảm bảo hài hòa lợi ích của cổ đông, khách hàng, người lao động và cộng đồng.
Với các giải pháp, hy vọng chất lượng và năng lực quản trị doanh nghiệp sẽ được nâng cao, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tăng cường. Đảm bảo sự tuân thủ, áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Việc áp dụng IFRS làm tăng tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả cho các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Đồng thời, IFRS góp phần vun đắp lòng tin, sự tăng trưởng và sự ổn định tài chính dài lâu trong nền kinh tế toàn cầu.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Ví VinID Pay của Vingroup vừa phả hơi nóng vào thị trường thanh toán: "Kết thân" với VnPay, đồng loạt có mặt tại 50.000 điểm thanh toán tại cửa hàng VinID thông báo vừa trở thành đối tác chiến lược của VnPay và từ nay, bất cứ địa điểm nào có mã QR của VnPay đều có thể thanh toán bằng VinID Pay. Trước đó, VnPay đã nhận được vốn rót từ quỹ chính phủ Singapore - GIC và quỹ tầm nhìn của Softbank. VinID - một thành viên của Vingroup - vừa...