Mảnh đất đầy rác biến thành vườn rau xanh mướt
Sau hơn một tháng, mảnh đất đầy rác được chị Phạm Huyền biến thành khu vườn với hàng chục loại rau, gia đình ăn không xuể.
Mảnh vườn rộng 280 m2 giữa những ngôi nhà cao tầng ở gần bến xe quận 8 là thành quả sau hơn một tháng của gia đình chị Phạm Huyền, làm nghề kinh doanh.
Khu vực này trước đó là một lô đất trống, đầy rác, vợ chồng chị Huyền mua từ cuối năm ngoái với mong muốn làm vườn cho các con gần gũi với thiên nhiên. Mảnh vườn chỉ cách nhà ở của họ 30 mét nên thuận tiện chăm sóc.
Tháng trước, phải hủy chuyến du lịch dài ngày do dịch bệnh, gia đình chị Huyền bắt tay vào làm vườn.
Quan niệm “đất tốt thì cây mới tốt”, chị Huyền học cách làm đất trên các nhóm trồng cây và tham khảo thêm người anh trai có kinh nghiệm làm vườn. Ngày 11/3, sau khi “tốn kha khá tiền dọn rác”, họ rắc vôi xử lý đất, sau đó trộn hỗn hợp đất thịt, phân trùng quế, xơ dừa, trấu… rồi mới trồng cây.
Ngày 11/3 cũng là ngày ươm hạt. Ban đầu, chưa có kinh nghiệm, vợ chồng chị Huyền ươm hạt bằng ly nhựa, sau đó được mọi người khuyên dùng lá chuối để bảo vệ môi trường nên đổi ngay.
Chị Huyền là người đưa ra ý tưởng còn chồng chị, được đặt biệt danh “bác nông dân”, chịu trách nhiệm thực hiện hóa những ý tưởng ấy. Anh không thuê nhân công bên ngoài mà tự đóng thùng gỗ, ươm hạt, trồng cây, đào hồ cá và làm nhà sàn… Trong một tháng, “bác nông dân” sụt 7 kg vì “làm liên tục mặc nắng gió”.
Ngày ngày, hai vợ chồng qua vườn từ sớm và ở lại đến tối, có khi tới tận đêm. Họ đôi lúc gặp phải những cái lắc đầu của người qua đường, nói “rau chả lên nổi với cái đất này, rồi thiết kế gì mà phức tạp, không biết làm được trò trống gì không”.
Dần dần, mảnh vườn lấp ló những mầm xanh. Ngày 12/4, gia đình chị Huyền thu hoạch đợt rau đầu tiên gồm cải ngọt, rau muống, mồng tơi. “Rau tự trồng hái ăn ngay nên rất ngọt”, chủ vườn hào hứng chia sẻ.
Trải 41 ngày dồn tâm huyết, khu vườn của gia đình chị Huyền giờ đã hoàn thành.
Vườn gồm hàng chục loại rau như cải ngọt, cải thìa, cải xanh, rau đay, rau dền, mồng tơi, rau muống, xà lách…, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc kích thích nên đảm bảo sạch sẽ. Cả gia đình ăn không xuể, chị Huyền phải cho bớt hàng xóm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó còn có khổ qua, cây si rô đã sai quả.
Trong vườn, vợ chồng chị Huyền còn làm thêm nhà sàn. Trên mái vòm dẫn vào nhà sàn, gia chủ trồng nho, dưa lưới, mướp hương, bầu hồ lô leo. Dưới đó có dâu tây, bí ngòi và các loại hoa.
Nhà sàn nằm gọn ở một góc vườn, bên dưới có hồ cá. Cả nhà sàn lẫn hồ cá được hoàn thành trong năm ngày.
Trong nhà sàn, gia chủ có thể đứng ngắn hồ cá bên dưới, hoa bên trên, rau bên ngoài và nghe tiếng chim hót.
Không chỉ người lớn, hai con của chị Huyền cũng mê vườn đến nỗi “một ngày đòi sang chục lần”. Các bé giúp bố mẹ thu hoạch, tưới nước.
Dù mất chuyến du lịch, chị Huyền vẫn có thời gian gắn kết với gia đình thông qua khu vườn. Đây cũng là nơi kết nối cả đại gia đình và đem tới cho họ sự tích cực.
“Hãy sống lạc quan và làm việc tích cực trong mọi hoàn cảnh , hãy trân trọng những phút giây sum vầy cùng gia đình trong giai đoạn khó khăn này nhé”, chị Huyền nhắn nhủ.
Bài: Minh Trang
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nàng dâu Việt chia sẻ kinh nghiệm làm vườn hữu cơ từ A đến Z
Đang cùng chồng sinh sống tại Perth, Tây Úc, nàng dâu Việt vẫn rất tâm đắc với kinh nghiệm của bản thân trong việc làm vườn hữu cơ và muốn chia sẻ tới các bà nội trợ để gia đình vừa có thực phẩm sạch lại không tốn quá nhiều thời gian.
Chị Tú Anh, một nàng dâu người Việt đang định cư tại Perth, Úc sở hữu một vườn rau hữu cơ lúc nào cũng tươi tốt và xanh mát với đủ các loại rau củ quả. Chị Tú Anh chia sẻ: " Mình không phải là chuyên gia về nông nghiệp, cũng không làm nông chuyên nghiệp, mà chỉ làm vườn do đam mê, phục vụ nhu cầu ăn uống trong gia đình. Do đó, việc làm vườn cũng chỉ diễn ra trong thời gian rảnh, chủ yếu là dịp cuối tuần.
Mình từng một thời trồng cây gì chết cây đó vì không có kinh nghiệm. Sống với chồng ở Perth, Úc là thành phố có nhiều giờ nắng nhất thế giới nên thời tiết không thuận lợi để trồng rau hoa. Nhưng quá trình làm vườn trong một thời gian dài giúp mình đúc rút ra nhiều kinh nghiệm. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho các chị em khác trong quá trình tăng gia sản xuất tại gia đình".
Chị em cùng nghe cách trồng và chăm bón vườn rau củ quả hữu cơ của chị Tú Anh để xem có những thông tin hữu ích nào có thể áp dụng tại chính gia đình của mình nhé.
Chuẩn bị
Theo chị Tú Anh, làm vườn, trồng rau, đừng chờ đến khi có vườn. Bạn có thể bắt đầu ngay khi có khoảng trống nho nhỏ, đủ nắng.
Nếu hiện không có vườn, thì tận dụng các chậu, thùng gỗ và tận dụng nơi có nắng. Còn nếu có vườn rộng thì nên phân ô, làm khung để hạn chế cỏ.
Khâu quan trọng trước nhất là làm đất. Đất là nơi chứa dinh dưỡng nuôi cây. Nên đất được chuẩn bị kĩ càng thì cây càng đủ chất dinh dưỡng và phát triển tốt.
Nhà chị Tú Anh thường sử dụng đất đã ủ kĩ với phân cừu, phân gà hoặc phân ngựa trong 1 năm. Nhờ vậy, đất giàu dinh dưỡng, cây phát triển tốt. Chuẩn bị đất là yếu tố quyết định.
Nước và phân bón
Cây chỉ có thể phát triển khi được cung cấp đủ nước. Có 1 thời gian chị Tú Anh tưới nước bằng tay nhưng tưới không đều. Hậu quả là cây nào được tưới đẫm phát triển rất tốt. Cây nào ít nước sẽ nhanh chóng lụi tàn. Thế nên, việc đầu tiên chị em cần chú ý là phải luôn luôn đủ nước cho cây.
Thứ 2, trồng rau hoa organic cần chú ý nhiều tới phân bón. Không phải để kích thích sinh trưởng, tạo siêu năng suất như phân bón hoá học mà để cây thêm nguồn dinh dưỡng để phát huy hết khả năng sinh sôi của nó.
Chị Tú Anh tập trung phát triển hai nguồn phân xanh từ rác thải nhà bếp và phân từ nuôi trùn. Rác thải nhà bếp được phân loại và cho vào thùng phân xanh. Thùng này sẽ thả 1 lượng trùn đủ để nó làm nhiệm vụ thúc đẩy quá trình phân huỷ của phân.
Phòng trừ sâu bọ
Sâu bọ là một phần trong hệ sinh thái của khu vườn. Chính vì vậy, chị em đừng ghét bỏ nó, mà hãy đón nhận nó.
Nhìn rau hoa nhà chị Tú Anh tươi tốt, nhiều bạn bè vẫn thường thắc mắc. Theo chị Tú Anh, vườn nhà chị không chỉ có sâu mà còn có rất nhiều sâu bọ. Nhiều khi chị còn chừa 1 khoảng để phần cho sâu ăn.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để trồng xen kẽ các loại cây vừa hạn chế sự phát triển của sâu bọ, vừa tăng năng suất cây trồng. Chị em có thể sử dụng dung dịch tỏi ớt ngâm rượu trắng trong 1 tháng, sau đó pha loãng với nước và xịt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bồ hòn nấu lấy nước và xịt trực tiếp lên rau, rất lành tính.
Làm vườn không tốn thời gian
Nhà chị Tú Anh bắt hệ thống nước tưới tự động, sẽ tự tưới vườn vào buổi sáng lúc 6h và buổi tối lúc 9h. Giá làm hệ thống tưới tự động ở Việt Nam dao động từ 600.000 đồng - 1,5 triệu nhưng chị em nên tham khảo thêm ở các nơi cung cấp dụng cụ làm vườn để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Còn phân bón thì có thể là thức ăn thừa hàng ngày, trừ thịt cá và xương để tránh dòi bọ.
Thu hoạch, nên làm gì khi ăn không hết
Trồng ra nhiều, năng suất, nhiều khi chúng ta lại phải đau đầu với việc ăn không hết. Gia đình ăn, biếu bạn bè hàng xóm, vẫn không hết. Thì cách hay nhất là dự trữ, sấy khô, muối, làm các sản phẩm phục vụ nhu cầu bản thân mà nhiều khi bạn chưa nghĩ tới. Như chị Tú Anh thường muối dưa, sấy khô bảo quản, điều chế tinh dầu, làm kem dưỡng, làm xà phòng, làm trà, làm son, làm thuốc từ chính từ những nguyên liệu có trong vườn.
Một vài hình ảnh các loại rau củ quả thu hoạch tại vườn hữu cơ của chị Tú Anh:
Ảnh: NVCC
NuNu
Hà Nội: Trồng chanh trong chậu cây nào cây nấy sai trĩu cành nhờ kinh nghiệm quý báu từ người đàn ông yêu làm vườn Nghỉ dịch dài ngày, các mẹ không chỉ đảm đang bếp núc, sửa sang nhà cửa mà còn có thêm thú vui khác nữa là trồng cây. Thú vui trồng cây của các "nông dân nhà phố" cũng khá phong phú, từ trồng cây gia vị cho đến các loại rau theo mùa đều đủ cả. Tuy nhiên không phải loại cây nào...