Mảng xám trong kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết
Có 1.001 lý do dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp.
Dù vậy, vào giai đoạn cao điểm công bố báo cáo tài chính, danh sách doanh nghiệp thua lỗ càng dài, thì bức tranh chung của thị trường càng tăng thêm màu xám.
Nói đến tình trạng lỗ chồng lỗ, lãi mẹ sinh lãi con thì không thể không nhắc đến CTCP Thuận Thảo (GTT). Dù đã cắt giảm các mảng kinh doanh không hiệu quả, GTT tiếp tục ghi nhận khoản lỗ gần 162 tỷ đồng trong năm 2018, chủ yếu đến từ khoản chi phí tài chính (lãi vay) lên đến 106 tỷ đồng, nâng khoản lỗ lũy kế của Công ty tính đến cuối năm 2018 là gần 1.242 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 795 tỷ đồng.
Trong công văn giải trình về kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2018, GTT cho biết, trong quý IV/2018, với việc thắt chặt các mảng kinh doanh không hiệu quả, Thuận Thảo đã giảm được 8,31% tổng chi phí kinh doanh (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) xuống còn 44,86 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc này kéo theo doanh thu từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh tới 35,49% so với cùng kỳ năm trước đó, chỉ đạt hơn 4 tỷ đồng.
Việc chi vượt mức thu dẫn tới lợi nhuận thuần của doanh nghiệp tiếp tục rơi vào tình trạng âm. Tính đến cuối năm 2018, GTT ghi nhận giá trị tổng tài sản hơn 747 tỷ đồng; trong đó, tài sản cố định chiếm gần 95%, tương ứng 707 tỷ đồng.
Thuận Thảo cho biết, các tài sản của Công ty đã hoạt động nhiều năm và xuống cấp; trong khi đó, GTT lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay để có nguồn vốn đầu tư nâng cấp, bổ sung nhằm phát huy hiệu quả kinh doanh.
Một trong những nguyên nhân đẩy Công ty vào tình trạng thua lỗ như hiện tại đến từ những dự án bất động sản với số vốn đầu tư nghìn tỷ đồng như Dự án Khách sạn CenDeluxe Hotel. Chưa kể một số dự án đang triển khai phải dừng lại do thiếu vốn, trong đó có Dự án Khu biệt thự cao cấp Resort & Spa Golden Beach.
Trong khi đó, cổ đông của CTCP Thép Việt – Ý (VIS) cũng đang “hoang mang” về tình trạng đi lùi của doanh nghiệp. Năm 2016, VIS ghi nhận lợi nhuận trước thuế trên 75 tỷ đồng, con số này giảm xuống còn 55,3 tỷ đồng năm 2017.
Năm 2018, Công ty chính thức “về tay” đối tác Nhật Bản với quyết tâm tái cấu trúc mạnh mẽ, tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động. Những tưởng kết quả kinh doanh sẽ lạc quan hơn, nhưng rốt cuộc, báo cáo tài chính năm 2018 của VIS công bố mức lỗ hơn 300 tỷ đồng.
Giải trình cho kết quả đáng quên này, VIS chỉ ra nguyên nhân phần lớn là do chính sách hạn chế nhập khẩu phế liệu của Chính phủ, thị trường thép biến động mạnh, nhất là lĩnh vực sản xuất phôi thép làm cho sản lượng phôi bán ngoài của Công ty lao dốc. Cũng theo VIS, tình trạng cung dư so với cầu là một trong nhiều thách thức mà VIS và các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt.
Video đang HOT
áng chú ý, nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của VIS, các khoản nợ phải trả chiếm tới hơn 73%, chủ yếu là do vay nợ ngắn hạn gần 1.967 tỷ đồng, tăng hơn 60 tỷ đồng so với đầu năm. Tại thời điểm cuối năm, VIS có khoản nợ xấu lên đến 103 tỷ đồng, đa số các khoản nợ đều quá hạn 3 năm và Công ty chỉ thu lại được gần 4 tỷ đồng.
Năm 2018, trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư chứng kiến thêm một số doanh nghiệp lần đầu ghi nhận lỗ, đơn cử là Công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận – Maseco (MSC). Báo cáo tài chính quý IV/2018 của MSC cho thấy, con số lỗ lớn lên tới gần 119 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế cả năm tới 164,3 tỷ đồng.
ây là năm đầu tiên MSC kinh doanh thua lỗ, đến từ nguyên nhân lỗ hoạt động kinh doanh nông sản và việc lập dự phòng giảm giá hàng điện tử. Tuy nhiên vẫn có một điểm sáng, tính đến cuối năm 2018, nguồn vốn nợ phải trả của MSC cũng giảm mạnh từ 504 tỷ đồng xuống còn 131,7 tỷ đồng, do Công ty đã trả được bớt nợ người bán và vay nợ tài chính ngắn hạn.
Ở nhóm doanh nghiệp ngành điện, Công ty cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả – TKV (NCP) và Công ty cổ phần Nhiệt iện Quảng Ninh (QTP) đang là “đại diện” cho việc kinh doanh thua lỗ. NCP đang ghi nhận lỗ hơn 375 tỷ đồng trong năm 2018, trong khi NCP cũng lỗ hơn 300 tỷ đồng.
Theo đại diện NCP, việc sản lượng thấp, phải sửa chữa thiết bị của nhà máy, chi phí cố định, lãi vay và chênh lệch tỷ giá khiến lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2018.
Mỗi doanh nghiệp có những khó khăn riêng, cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ khác nhau. Tuy nhiên, làm thế nào để khắc phục được mới là vấn đề mấu chốt. Bà Võ Thị Thanh, Chủ tịch HQT GTT thừa nhận, việc tái cấu trúc của Công ty trong thời gian qua chưa thật sự mang lại hiệu quả.
Phương án khắc phục được GTT đưa ra là sẽ thực hiện thanh lý, chuyển nhượng tài sản để giảm nợ ngân hàng, nợ thuế, nợ cá nhân; xử lý các tài sản thế chấp hiện đang vay vốn tại các ngân hàng theo đúng luật định.
Trước mắt, Công ty sẽ tập trung thu hồi các công nợ để có vốn đầu tư. Sau đó sẽ tìm nhà đầu tư, hợp tác liên doanh – liên kết để huy động nguồn vốn; đồng thời cố gắng kiện toàn hệ thống quy trình, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát. Dù vậy, quá trình này mất rất nhiều thời gian và liệu Công ty có đủ sức cầm cự qua giai đoạn này?
Hoàng Minh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 25/01
Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.
Tin doanh nghiệp
TCB - Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Với lãi trước thuế trên 10.661 tỷ đồng, Techcombank chính thức góp mặt vào những ngân hàng có lợi nhuận cao nhất ngành. Đây cũng là nhà băng thứ hai báo lãi cao trên 10.000 tỷ đồng, chỉ đứng sau Vietcombank (VCB).
PVT - Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí - Quý IV với doanh thu thuần tăng 13% lên mức 1.923 tỷ đồng, PVTrans báo lãi sau thuế 267 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ 2017. Tính chung năm 2018, PVT ghi nhận doanh thu tăng 23% lên 7.534 tỷ đồng. Từ đó, công ty báo lãi sau thuế 771 tỷ, cao hơn 44% so với năm 2017. EPS đạt mức 2.288 đồng.
CRE - CTCP Bất động sản Thế Kỷ - Theo BCTC hợp nhất quý 4/2018, lãi ròng trong quý 4 giảm sút do giá vốn tăng cao. Tuy nhiên, lãi ròng cả năm vẫn tăng trưởng 28%, vươn lên mức 315 tỷ đồng.
MPT - CTCP Tập đoàn Trường Tiền - Báo lãi quý 4/2018 ở mức gần 21 tỷ đồng góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng lên tới 570% của lợi nhuận sau thuế cả năm 2018.
MPC - Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - Công bố tài liệu ĐHCĐ bất thường dự kiến diễn ra ngày 29/1 tới, trong đó có tờ trình về danh sách nhà đầu tư dự kiến chào bán phát hành riêng lẻ 75,72 triệu cổ phần của Minh Phú gồm Mitsui &Co, Ltd, Hanwa Co Ltd và Royal Holdings, hoặc các công ty con, công ty liên kết và công ty có vốn đầu tư tài chính của các đối tác này. MPC trình ĐHCĐ ủy quyền cho HĐQT quyết định từng nhà đầu tư được quyền mua tối đa đến toàn bộ số cổ phần phát hành riêng lẻ được phát hành.
LGC - CTCP Đầu tư Cầu đường CII - Dự kiến trong quý II/2019, LGC sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1/2017 bằng tiền mặt với tỷ lệ 6% và trong quý IV/2019 sẽ trả cổ tức phần còn lại 6% bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, HĐQT Công ty cũng thông qua việc chấp thuận giải thể Công ty TNHH Đầu tư Phát triển cầu đường CII do LGC nắm giữ 100% vốn điều lệ, do công ty này không còn mục tiêu hoạt động.
HMC - CTCP Kim khí TP.HCM - VN Steel - Ngày 31/1 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 01/2. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/2/2019.
STC - CTCP Sách và Thiết bị Trường học TP.HCM - Chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 13%, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.300 đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức là ngày 11/2. Thời gian thanh toán thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 20/2.
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
FIT - CTCP Tập đoàn F.I.T - Ông Hứa Xuân Sinh, Thành viên HĐQT đã bán thoái vốn toàn bộ 2 triệu cổ phiếu FIT sở hữu, tỷ lệ 0,79%. Giao dịch đã thực hiện trong ngày 22/1 theo phương thức khớp lệnh.
TGG - CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang - Ông Nguyễn Ngọc Trường, con ông Nguyễn Cảnh Dinh - Chủ tịch HĐQT đã mua vào hơn 1,93 triệu cổ phiếu TGG, tỷ lệ 7,09% từ ngày 25/12/2018 đến 23/1/2019 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Trước giao dịch, ông Trường không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu TGG nào.
CTD - CTCP Xây dựng Coteccons - Turumbayev Talgat, cổ đông chỉ mua được 626.000 cổ phiếu CTD trong tổng số hơn 1,26 triệu cổ phiếu CTD đăng ký mua từ ngày 10/1 đến 21/1 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại CTD lên hơn 1,59 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,03%.
LHG - CTCP Long Hậu - CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung (SPD), cổ đông, tổ chức có liên quan đến ông Lê Mạnh Thường - Phó chủ tịch HĐQT chỉ bán được hơn 304.000 cổ phiếu LHG trong tổng số toàn bộ hơn 727.000 cổ phiếu LHG đăng ký bán từ ngày 27/12/2018 đến 24/1/2019. Như vậy, sau giao dịch SPD còn nắm giữ hơn 423.000 cổ phiếu LHG, tỷ lệ 0,85%.
NLG - CTCP Đầu tư Nam Long - Bà Ngô Thị Ngọc Liễu, mẹ ông Cao Tấn Thạch - Thành viên HĐQT chỉ bán được 200.000 cổ phiếu NLG trong tổng số 400.000 cổ phiếu NLG đăng ký bán từ ngày 24/12/2018 đến 22/1/2019 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, bà Liễu đã giảm sở hữu tại NLG xuống còn hơn 775.000 cổ phiếu.
MPT - CTCP Tập đoàn Trường Tiền - Ông Nguyễn Viết Tùng, Tổng giám đốc chỉ bán được 920.000 cổ phiếu MPT trong tổng số toàn bộ 3,46 triệu cổ phiếu MPT đăng ký bán trong ngày 26/12/2018. Như vậy, sau giao dịch ông Tùng còn nắm giữ 2,54 triệu cổ phiếu MPT, tỷ lệ 16,33%.
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
VNM - CTCP Sữa Việt Nam - F&N Dairy Investments Pte.Ltd dự định mua 17,41 triệu cp từ 28/01/2019 - 26/02/2019 với mục đích đầu tư. Trước đó, từ 25/12/2018 - 23/01/2019, vì điều kiện thị trường không phù hợp nên F&N Dairy Investments Pte.Ltd không mua được 17,41 triệu cp như đã đăng ký.
TLD - CTCP Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Thăng Long - Ông Nguyễn An Quân, Tổng giám đốc đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu TLD từ ngày 29/1 đến 27/2 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Quân sẽ nâng sở hữu tại TLD lên 1,54 triệu cổ phiếu.
GMC - CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn - CTCP Đầu tư Vina, cổ đông, tổ chức có liên quan đến ông Bùi Minh Tuấn - Thành viên HĐQT đăng ký bán thoái vốn toàn bộ 181.500 cổ phiếu GMC sở hữu, tỷ lệ 1,17%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 28/1 đến 26/2 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
FCN - CTCP Fecon - Ông Hà Cửu Long, thành viên HĐQT đăng ký bán ra 250.000 cổ phiếu FCN từ ngày 29/1 đến 27/2 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Long sẽ giảm sở hữu tại NLG xuống còn hơn 647.000 cổ phiếu.
Trần Dũng
Theo InfoNet/HNX&HSX
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 21/01 Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán. Tin doanh nghiệp KDC - CTCTP Tập đoàn KIDO - Lũy kế cả năm 2018, doanh thu thuần của KDC đạt trên 7.600 tỷ đồng, tăng 8,4% chủ yếu nhờ mảng kinh doanh dầu ăn. Lợi nhuận gộp cả năm đạt gần 1.293...