Mạng xã hội bị chỉ trích là khiến bạo loạn bùng phát tại Pháp
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng các nền tảng mạng xã hội và trò chơi điện tử đã góp phần thổi bùng bạo loạn trên khắp đất nước trong những ngày gần đây.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) chủ trì cuộc họp an ninh khẩn cấp tại Paris, ngày 30/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau cuộc họp an ninh khẩn cấp để giải quyết tình trạng bạo loạn hôm 30/6, Tổng thống Macron nhận định: “Các nền tảng mạng xã hội và internet đang đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện gần đây. Chúng tôi đã thấy các ứng dụng như Snapchat, TikTok và một số ứng dụng khác đóng vai trò là nền tảng tổ chức các cuộc tụ tập bạo lực”. Ông Macron cho biết thêm rằng khoảng 1/3 số người bị bắt giữ trong 3 đêm gần đây là người “trẻ hoặc rất trẻ”, điều này cho thấy internet đang có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em và thanh thiếu niên tại Pháp, giới trẻ đang xuống đường để hành động theo “các trò chơi điện tử khiến họ say sưa”. Ông Macron kêu gọi các bậc cha mẹ giữ con cái của mình ở nhà.
Ông Macron cũng cho biết Chính phủ Pháp sẽ làm việc với các trang truyền thông xã hội để “gỡ bỏ các nội dung nhạy cảm nhất” và xác định những người dùng “kêu gọi bạo loạn hoặc làm trầm trọng thêm bạo lực”.
Giải thích về lý do bạo lực bùng phát không giảm trong những ngày gần đây, hầu hết các quan chức an ninh Pháp đều chỉ ra vai trò của các nền tảng truyền thông trực tuyến. Ứng dụng Telegram và trên hết là Snapchat, phổ biến nhất với giới trẻ, có hơn 20 triệu người dùng trong hoạt động hằng ngày ở Pháp.
Video đang HOT
Người biểu tình phản đối cảnh sát gây bạo loạn tại Nanterre, ngoại ô Paris, Pháp, ngày 29/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thư ký quốc gia của Liên đoàn Cảnh sát quốc gia Pháp, ông Grégory Joron cho biết: “18 năm trước còn chưa ra đời, giờ đây các ứng dụng này đã làm thay đổi tình hình. Những kẻ bạo loạn gặp nhau dễ dàng hơn nhiều, có thể phối hợp ở các điểm khác nhau trong một lãnh thổ, rút lui và bắt đầu lại xa hơn”.
Nhận thức được tác động và hậu quả của sự lan truyền này, chính phủ Pháp đã triệu tập đại diện của các nền tảng truyền thông xã hội chính như Meta, Twitter, Snapchat, TikTok hôm 30/6 để yêu cầu họ “cam kết tích cực thu hồi những tin nhắn được báo cáo và xác định người sử dụng mạng xã hội tham gia thực hiện tội phạm”.
Vào năm 2020, Quốc hội Pháp đã phê duyệt dự luật bắt buộc các nền tảng và công cụ tìm kiếm để loại bỏ nội dung bị cấm trong vòng 24 giờ.
Người phát ngôn của Snapchat, ông Rachel Racusen cho biết đã tăng cường phát hiện và hành động đối với các nội dung liên quan đến các cuộc bạo loạn ở Pháp. Ông nói: “Chúng tôi chủ động kiểm duyệt loại nội dung này và khi tìm thấy, chúng tôi sẽ loại bỏ và thực hiện hành động thích hợp. Chúng tôi chỉ cho phép các nội dung về tình hình thực tế đang diễn ra”.
Pháp áp dụng mọi phương kế nhằm dẹp loạn, khôi phục an ninh
Chính phủ Pháp ngày 30/6 tuyên bố sẽ xem xét "tất cả các biện pháp" để khôi phục trật tự trong bối cảnh những kẻ bạo loạn đốt phá các tòa nhà, xe hơi và cướp phá các cửa hàng trên khắp đất nước trong đêm thứ 3 bất ổn sau vụ việc một thanh niên gốc Phi bị bắn chết.
Một khu vực tại Paris bị đốt phá. Ảnh Reuters.
Cái chết của thanh niên 17 tuổi có liên quan đến hành động của cảnh sát cách đây ít ngày đã gây ra làn sóng phẫn nộ, vốn âm ỉ từ lâu trong các cộng đồng thành thị nghèo, đa chủng tộc tại Pháp.
Các nhà chức trách cho biết hơn 200 cảnh sát đã bị thương và 875 người bị bắt trong đêm 29/6, khi những kẻ bạo loạn đụng độ với các sĩ quan ở nhiều thị trấn và thành phố trên khắp nước Pháp, nhiều tòa nhà cũng như xe buýt và các phương tiện khác bị đốt cháy, các cửa hàng bị cướp phá.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người cho đến nay vẫn bác bỏ khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đã đến Paris sau khi kết thúc sớm chuyến thăm đến Brussels (Bỉ) tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu.
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cho biết, chính phủ sẽ xem xét "tất cả các biện pháp" để khôi phục trật tự, đồng thời nhấn mạnh bạo lực là "không thể dung thứ". "Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo sự thống nhất quốc gia và cách để làm điều đó là lập lại trật tự", Thủ tướng Pháp cho biết.
Tại Marseille, thành phố lớn thứ hai của Pháp, chính quyền đã cấm các cuộc biểu tình công khai vào ngày 30/6 và cho biết tất cả các phương tiện giao thông công cộng sẽ ngừng hoạt động sau 7 giờ tối.
Tình trạng bất ổn kéo dài sang ngày thứ ba. Ảnh Reuters.
Trong một nỗ lực nhằm dập tắt bạo lực, Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin vào tối 29/6 đã tăng cường triển khai cảnh sát quốc gia gấp 4 lần lên thành 40.000 sĩ quan, 249 người trong số họ bị thương khi làm nhiệm vụ.
Bộ trưởng Năng lượng Agnes Pannier-Runacher cho biết, một số nhân viên của công ty phân phối điện Enedis cũng bị thương do ném đá trong các cuộc đụng độ.
Bộ Nội vụ cho biết 79 đồn cảnh sát đã bị tấn công trong đêm, cũng như 119 tòa nhà công cộng bao gồm 34 tòa thị chính và 28 trường học trên khắp nước Pháp.
Bạo lực bùng phát ở Marseille, Lyon, Pau, Toulouse và Lille cũng như các khu vực của Paris, bao gồm cả khu ngoại ô Nanterre, nơi thanh niên 17 tuổi gốc Phi bị bắn chết cách đây ít ngày
Bạo loạn sang ngày thứ 3, Pháp triển khai lực lượng chống khủng bố Chính phủ Pháp đã triển khai cảnh sát và hiến binh trên khắp đất nước trong ngày 29/6, bao gồm cả các đơn vị chiến thuật và chống khủng bố tinh nhuệ, sau khi các vụ bạo loạn nổ ra trước cái chết của thiếu niên giao bánh pizza 17 tuổi. Theo Bộ Nội vụ Pháp, Paris và các vùng ngoại ô của...