Mạng xã hội ảnh hưởng xấu đến người quá khổ
Những đoạn video phối đồ hay giới thiệu các dòng sản phẩm thời trang đều không tiếp cận đến người có vóc dáng quá khổ.
Trong vài năm gần đây, những video chia sẻ về cách phối đồ của giới trẻ trở thành xu hướng chung trên mạng xã hội. Nhiều người thường thể hiện gu thời trang cá nhân bằng các đoạn video có thời lượng vài phút với sự thay đổi từ 8-10 bộ trang phục.
Thậm chí, các nhãn hàng cũng dùng tầm ảnh hưởng của influencer để quảng bá cho dòng sản phẩm mới nhằm truyền tải xu hướng thời trang đến người xem. Cách thức này trở nên dễ tiếp cận và truyền cảm hứng đến dân mạng.
Mạng xã hội ảnh hưởng đến sự nhìn nhận về xu hướng thời trang của giới trẻ. Ảnh: WWD.
Không dành cho người quá khổ
Theo Refinery29, một thực tế dễ nhận thấy nhất chính là các video của người sáng tạo nội dung đều không dành cho người quá khổ hay kích cỡ sản phẩm cũng giới hạn ở hình thể chuẩn.
Callie Richards – người dùng mạng xã hội – nói: “Khi tôi thấy một xu hướng chia sẻ trên mạng xã hội, tôi không thể áp dụng vào bản thân vì các thương hiệu đều không có kích cỡ đồ dành cho tôi. Tôi đã chọn cách tẩy chay những nhãn hàng có sự phân biệt đối xử với người như tôi”.
Cô cũng nói thêm đa số người sáng tạo nội dung đều luôn mang đến những vẻ đẹp chuẩn mực từ hình thể cho đến phong cách thời trang, khiến người theo dõi có vóc dáng quá khổ tự ti và không tìm thấy thế giới dành cho họ.
Thậm chí, cách tiếp cận của thương hiệu cũng bị hạn chế, khi họ chỉ sử dụng gương mặt quảng cáo nằm trong khuôn khổ của vẻ đẹp chuẩn mực.
“Tôi từng theo dõi một tài khoản chia sẻ xu hướng thời trang với sản phẩm mùa mới. Tôi cảm thấy thích và khi liên hệ với nhãn hàng để mua sắm thì chỉ có những thông số kích cỡ trung bình của phụ nữ”, cô nói.
Ở thời đại 4.0, việc mua sắm đều thông qua mô hình trực tuyến hay các video về xu hướng thời trang, cách giới hạn trong khuôn khổ sẽ tách biệt hình ảnh của hãng với người tiêu dùng ngoại cỡ, thu hẹp phạm vi tiếp cận và khó tăng trưởng doanh số cho thương hiệu.
Video đang HOT
Người có vóc dáng quá khổ thường khó tiếp cận nội dung trên mạng xã hội. Ảnh: Who What Wear.
Hạn chế người dùng không đủ tiêu chuẩn hình thể
Khoảng vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp thời trang thế giới có những bước tiến đáng kể trong việc chống phân biệt đối xử. Với sự đấu tranh mạnh mẽ của cá nhân, tổ chức, ngày càng có nhiều người mẫu ngoại cỡ xuất hiện trên sàn catwalk.
Tuy nhiên, câu chuyện chỉ nằm ở sàn diễn hay những bài viết trên tạp chí thời trang. Thực tế, người quá khổ vẫn không được đối xử công bằng ở ngoài đời. Bằng chứng chính là những người có hình thể ngoại cỡ đều không thể tự do sáng tạo nội dung trên mạng xã hội.
Họ thường bị gỡ bài viết chia sẻ về xu hướng hay các đoạn video thay đổi trang phục theo trào lưu chung, bởi các sản phẩm thường không đáp ứng quy chuẩn thuật toán trên các ứng dụng hay nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
“Tôi luôn muốn chia sẻ những lời khuyên thời trang tích cực cho người có vóc dáng giống tôi, nhưng các clip thường bị gắn cờ khỏa thân, gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Đôi lúc, trang phục chỉ để lộ một chút da thịt. Tôi cũng không thể chia sẻ sự tự tin của mình trong những bộ đồ tắm chỉ vì nội dung người lớn. Tôi cảm thấy thất vọng với cách nhìn nhận của xã hội về người ngoại cỡ”, Monique Francisca – người sáng tạo nội dung – bày tỏ.
Cô cho rằng việc giới hạn quy chuẩn thuật toán cũng ảnh hưởng đến số tiền kiếm được từ các nội dung chia sẻ hay giới hạn sự tương tác của người xem, cũng như số lượng người theo dõi trên trang cá nhân.
Nội dung dành cho người dùng ngoại cỡ thường bị giới hạn. Ảnh: WWD.
Theo Refinery29, nguyên nhân chính cho sự khó khăn của người quá khổ đến từ những vẻ đẹp chuẩn mực hoàn hảo. Đa phần các nhà sáng tạo nội dung đều đi theo một khuôn mẫu chung và người xem dần bị ám ảnh vào những quy chuẩn ảo, mà quên mất giá trị thật của con người.
Thậm chí, điều này khiến người ngoại cỡ phải lệ thuộc vào những ứng dụng chỉnh sửa ảnh để bản thân trở nên phù hợp với tiêu chí của số đông, dần mất đi niềm trân trọng dành cho sự đa dạng về hình thể. Nhiều người không còn tin tưởng vào góc nhìn của xã hội và không thể sống thật với cơ thể của mình.
“Họ luôn muốn chúng tôi nói rằng mình yêu cơ thể này thế nào. Nhưng đằng sau những ánh nhìn kỳ thị và sự phân biệt của người xung quanh, chúng tôi lại cảm thấy căm ghét cơ thể mình. Chúng tôi phải thay đổi để phù hợp với tiêu chuẩn kép của ngành công nghiệp thời trang”, Monique Francisca khẳng định.
Những người quá khổ không được đối xử công bằng trong ngành thời trang. Ảnh: The Cut.
Hitmen đường phố: phong cách dành cho ai?
Chắc hẳn trong xã hội đương đại, một bộ com-lê không còn là một điều gì đó xa lạ đối với giới thời trang, giới kinh doanh cũng như là hầu hết tất cả mọi người.
Những người sử dụng com-lê đều có một cái nhìn nhất quán về sự lịch lãm của nó, mặc dù trong thời đại ngày nay, các phiên bản biến thể mới nhất cũng như là những bản phá cách được sản xuất rất nhiều để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
Bộ âu phục cổ điển được giới thiệu bởi vua Louis XIV của Pháp.
Sau hết, vẫn có một số định nghĩa nhất định về gốc gác của các bộ quần áo này mà rất nhiều người vẫn còn nhập nhằng.
Trước tiên là áo Vest (veston), thường được người Việt Nam đề cập đến như một bộ com-lê (bộ đồ vest), nhưng thực ra ý nghĩa của từ vest chỉ là một chiếc áo khoác, một thành phần trong một bộ com-lê bao gồm, quần, áo khoác và một chiếc áo gi-lê làm từ cùng một loại vải. Bộ com-lê thường được mặc cùng với áo sơ mi và cà vạt.
Ở Việt Nam, người ta thường hay gọi "vest" để chỉ tổng thể bộ trang phục như cách gọi với bộ comple
Mặt khác một bộ com-lê thực chất chỉ là một nhánh của thể loại Âu phục cho nam này. Com-lê thường được dùng trong các buổi ngoại giao công việc hoặc đi làm ở văn phòng. Dạng cao cấp hơn được gọi là Tuxedo, dùng trong các sự kiện long trọng, dạ tiệc, v..v..
Theo thời gian, phong cách thời trang với bộ Âu phục ngày càng đa dạng & hiện đại hơn.
Lại nói, văn hoá đường phố từ những ngóc ngách với các giá trị không phổ biến, đã vươn lên trở thành một nền văn hoá thống trị các ngành thời trang và giải trí về sự lan toả. Sự phát triển của nền văn hoá này đã âm ỉ thay đổi bộ mặt của ngành thời trang trong nhiều thập kỷ qua, kể từ khi Yves Saint Laurent giới thiệu dòng pret-a-porter. Khái niệm thời trang cao cấp dần mở rộng ra khỏi haute couture với cuộc chơi thương hiệu.
Sự cao cấp mới và thế hệ trẻ
Cùng với sự đa dạng hoá của thời trang đường phố kết hợp với hình ảnh khoẻ khoắn, trẻ trung của giới thể thao, người ta nhận thấy sự hiện diện của phong cách trộn lẫn văn hoá truyền thống và phá cách hiện đại. Giới trẻ thế hệ milliennial trong môi trường công sở và start-up, đặc biệt là ở Việt Nam, bắt đầu lao vào công cuộc xây dựng hình ảnh kết hợp nét trẻ khoẻ hiện đại và nét sang trọng truyền thống. Họ bắt đầu tìm kiếm sự cao cấp ở thương hiệu và sẵn sang chi trả rất nhiều tiền cho những bộ cánh cũng như các phụ kiện vật chất khác mà có thể khẳng định địa vị xã hội và phong cách cá nhân.
Giới trẻ hiện nay luôn người tiên phong trong những xu hướng thời trang hiện đại.
Nói về thương hiệu Veston nổi tiếng ở Việt Nam phải kể đến Mon Amie. Cách đây không lâu, Mon Amie, Flore Model và Ducati Việt Nam đã kết hợp để cùng cho ra một xu hướng hình ảnh cá nhân mang tính Hitmen đường phố, đã phần nào thể hiện được tầm nhìn xu hướng thời trang cho giới trẻ trong tương lai.
Hãy cùng xem qua ự kết hợp giữa hình ảnh một người trẻ khoác lên mình một bộ âu phục lịch lãm trên chiếc Ducati đầy mạnh mẽ. Quả là một lựa chọn rất độc đáo cho những chàng trai công sở trẻ trung thích sự năng động và nam tính!!!
Bỏ túi những gợi ý phối đồ màu xanh lá cây không bao giờ lỗi thời cho các nàng Mặc dù hiện tại, sân chơi thời trang phái đẹp chào đón sự lên ngôi mạnh mẽ của xu hướng minimalism và các sắc thái màu trung tính, nhưng có lẽ sự tươi mát và trẻ trung của gam màu xanh lá cây vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây cũng là tông màu mà phái đẹp có thể thỏa sức biến...