Mạng Triều Tiên lại sập
Hệ thống Internet của Triều Tiên ngừng hoạt động ngày thứ hai liên tiếp, không lâu sau khi được khôi phục.
Sinh viên Triều Tiên dùng máy tính ở trường đại học công nghệ Kim Chaek, Bình Nhưỡng. Ảnh minh họa: AP
AFP dẫn tin từ Dyn Research, một nhóm nghiên cứu Internet tại Mỹ, cho hay 4 mạng trực tuyến của Triều Tiên đều đã tê liệt. Tất cả các mạng đều do công ty viễn thông China Unicom cung cấp.
Đây là lần thứ hai Internet ở Triều Tiên bị gián đoạn trong hai ngày qua. Trước đó, vào hôm 22/12, Triều Tiên bị mất mạng suốt 9 tiếng.
Đến hôm qua, Internet của Triều Tiên đã hồi phục một phần và một số trang web lớn đã trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, sự thông suốt này không kéo dài được lâu.
Chỉ một số ít người Triều Tiên chịu ảnh hưởng từ sự cố trên, do chỉ có các quan chức chính quyền và những người giàu có mới có thể dùng Internet.
Nguyên nhân gây mất mạng ở Triều Tiên hiện chưa được xác định nhưng có những nghi ngờ rằng Bình Nhưỡng đã bị tấn công mạng.
Washington từng cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng, sau khi buộc Bình Nhưỡng tấn công mạng vào hãng phim Sony Pictures để ngăn cản việc phát hành bộ phim “The Interview”. Đây là bộ phim hài giả tưởng có nội dung về một vụ ám sát lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số quan chức Mỹ am hiểu vấn đề cho biết chính phủ nước này không rõ nguyên nhân gây sự cố ở Triều Tiên, và không liên quan đến bất kỳ cuộc tấn công mạng nào vào Bình Nhưỡng.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cũng không thể xác nhận liệu việc Triều Tiên bị mất kết nối Internet có phải do tấn công mạng hay không và cho biết Mỹ sẽ “không thảo luận công khai”.
Ông Doug Madory, giám đốc phân tích Internet ở Dyn Research cho hay sự kiện Internet Triều Tiên bị gián đoạn và ngừng hoạt động là chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, có nhiều tin tặc, kể cả những người còn trong độ tuổi thiếu niên, có thể tấn công mạng Triều Tiên chứ không cần phải là một quốc gia lớn mới làm được.
Anh Ngọc
Theo VNE
Putin sẽ đưa Nga vượt qua 'giông bão'?
Tổng thống Nga đặt ra thời hạn 2 năm để Nga khôi phục tình trạng kinh tế, khi "các yếu tố bên ngoài" thay đổi. Vậy, ông Putin dựa trên điều gì để có thể tự tin như vậy?
Ông Putin (trái) mời ông Kim Jong-un sang thăm Nga - Ảnh: Reuters
Trong bài phát biểu quan trọng ở buổi họp báo cuối năm hôm 18.12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có câu trả lời cho vấn đề được quan tâm nhất: Kinh tế Nga có khả quan nếu tiếp tục bị châu Âu và Mỹ trừng phạt? Có! Bloomberg dẫn lời ông Putin cho rằng người Nga sẽ chỉ đợi 2 năm để thấy mọi thứ ổn định trở lại, với điều kiện "các yếu tố bên ngoài thay đổi".
Các giải pháp kinh tế
Sự khủng hoảng của kinh tế Nga, theo cách nói của các tờ báo, hãng tin như The Guardian, Reuters, Business Insider..., được thấy rõ nhất khi giá dầu tụt dốc và đồng rúp biến động theo hướng bất lợi. Washington Post hôm 19.12 có bài viết cho rằng Nga sẽ sớm nhận ra sự thua thiệt khi kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ.
Theo cách dễ hiểu nhất, Nga phải đa dạng hóa kinh tế và tìm thị trường mới sau khi có khả năng tiếp tục bị châu Âu trừng phạt.
Liệu Tổng thống Putin sẽ đưa Nga vượt qua "giông bão"? - Ảnh: Reuters
Ngày 19.12, The Moscow Times xác nhận thông tin ông Putin đã mời lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sang Nga. Lời mời này nhằm vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Liên bang Xô Viết thắng phát xít Đức. Nhưng NK News cho rằng đây sẽ là buổi nói chuyện xung quanh mối quan hệ song phương giữa điện Kremlin và Bình Nhưỡng.
Nga có kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu khí đốt sang Hàn Quốc và dự kiến tập đoàn Gazprom sẽ xây đường ống dẫn khí đốt thông qua Triều Tiên để đến Hàn.
Ngoài ra trong buổi phỏng vấn của Rusia Today hồi tháng 7 năm nay, ông Putin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường Mỹ Latin. Trước đó, Nga cũng ký kết nhiều hợp đồng kinh tế quan trọng với Cuba, bao gồm việc khai thác dầu mỏ ở Vịnh Mexico.
Hồi tháng 11 tại Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Nga đã ký hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỉ USD với Trung Quốc, xem như đã và đang tiếp tục tìm con đường mới khi bị châu Âu trừng phạt.
Sự tự tin của ông Putin
Trong buổi họp báo hôm 18.12, ông Putin đã giữ thái độ rất tự tin, kể cả khi nói về việc đồng rúp và giá dầu đang ảnh hưởng xấu đến kinh tế Nga. Khi được hỏi về việc làm thế nào Nga ứng phó với lệnh trừng phạt mới của Mỹ và EU, ông kể một câu chuyện khá ấn tượng.
Ông Putin giữ sự tự tin rất cao về dự trữ tại Nga - Ảnh: AFP
Câu chuyện được được Bloomberg và kremlin.ru ghi lại rằng: Putin đã gọi điện trò chuyện với vài doanh nghiệp. Ông hỏi họ có tiếp tục tham gia thị trường không, họ lo ngại về số vốn vay ngân hàng phải trả. Sau đó ông Putin hỏi nếu vét túi thì họ còn bao nhiêu tiền. Người kia đáp còn 3 tỉ USD. Ông Putin nói với các phóng viên: "Họ còn 3 tỉ USD dự trữ. Các bạn hiểu ý tôi chứ? Đó không phải 30 đồng kopek (100 kopek = 1 rúp - NV), và đó chỉ là 1 doanh nghiệp của chúng tôi thôi".
Ông Putin tỏ ra rất tự tin về tiền dự trữ của Nga, và câu chuyện đó có thể xem là trợ lực cho ông chủ điện Kremlin sẵn sàng "đấu" với Mỹ và phương Tây trong cuộc chiến giá dầu.
Không riêng Nga, việc đồng rúp tụt giá cũng ảnh hưởng lớn đến các kế hoạch làm ăn của thế giới. Hãng Gazprom vừa qua đã hủy hợp đồng với tập đoàn hóa chất Đức BASF SE. Hiện Nga cung cấp đến 40% nhu cầu nhập khẩu khí đốt của Đức, theo The Moscow Times.
Khi tuyên bố kinh tế Nga sẽ phục hồi sau 2 năm nữa khi các "yếu tố bên ngoài" thay đổi, đó là cách ông Putin nhắc nhở rồi châu Âu cũng sẽ cảm nhận sự tổn thương khi trừng phạt Nga. Ý kiến này đã từng được Russia Today dẫn hồi đầu tháng này. Nhưng liệu Nga sẽ "sống sót" với thế mạnh và lượng tiền dự trữ ấy?
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Khôi phục quan hệ Việt-Trung phát triển ổn định Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ quan điểm, lập trường của VN trong vấn đề Biển Đông, theo đó luôn ưu tiên thông qua các biện pháp hòa bình để cùng TQ giải quyết tranh chấp, bất đồng. Tại phiên họp do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì...