Mang tiếng “thực phẩm bẩn”: Hai tháng, mất 20 tỷ đồng
Hơn 20 tỷ đồng là tổng số tiền mà công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Sin chịu thiệt hại trong vòng chỉ hai tháng sau những lùm xùm chưa rõ ràng về việc sản xuất kinh doanh “ thực phẩm bẩn, quá đát”. Đây cũng là bài học đắt giá để các doanh nghiệp thực phẩm cần cam kết đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm vì sức khỏe người tiêu dùng.
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (FTA) dẫn số liệu của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết tiêu dùng thực phẩm trong năm 2016 có thể sẽ đạt 538.431 tỷ đồng. Còn theo thống kê, hiện cả nước có 741 công ty chế biến thực phẩm.
Hệ luỵ nhãn tiền
Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển của thị trường thực phẩm như hiện nay, sự nghi ngờ và hoang mang thực phẩm bẩn vẫn là vấn đề lớn. Nhất là khi có đến 95% giới tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang rất quan ngại về an toàn thực phẩm và họ rất muốn được cung cấp một nguồn thực phẩm sạch.
Và, có khoảng 56% người tiêu dùng cho biết đã tìm các yếu tố minh bạch từ các sản ph ẩm thực phẩm sử dụng. Với họ, minh bạch là yếu tố hàng đầu.
Lý do của mối quan ngại này đến từ con số khoảng 75.000 người đã chết vì bị ung thư trong thời gian qua và mỗi năm cả nước có khoảng 150.000 người bị phát hiện ung thư mới.
Nhiều người cho rằng chính thực phẩm bẩn, quá đát, thực phẩm độc, sử dụng chất cấm đã gây nên sự khủng khiếp này. Nhất là số người bị ngộ độc thực phẩm hàng năm cũng không phải là ít.
Trở lại vấn đề của công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Sin (Việt Sin), trước những lùm xùm vì “thực phẩm bẩn, quá đát” thời gian gần đây, trong buổi họp báo tại Tp.HCM ngày 25/8, lãnh đạo công ty này thừa nhận đã bị thiệt hại hơn 20 tỷ đồng từ những điều tiếng.
Có đến 95% giới tiêu dùng Việt Nam hiện nay rất quan ngại về an toàn thực phẩm
Hệ quả này cũng được dự báo trước khi một loạt siêu thị đã quyết định thu hồi nhiều sản phẩm (cá viên, bò viên, tôm viên, chả giò…) của Việt Sin khỏi kệ siêu thị vào tháng 6/2016 sau động thái kiểm tra của Phòng Cảnh sát môi trường Công an Tp.HCM về an toàn thực phẩm đối với Việt Sin.
Theo đó, như những gì báo chí đã loan tin: Lực lượng công an đã phát hiện nhiều sản phẩm của công ty này không có công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc có nhưng không còn giá trị, sử dụng chất phụ gia màu caramen tạo màu cho sản phẩm nhưng trên bao bì lại ém nhẹm thông tin này…
Video đang HOT
Cam kết không gian dối
Đó là chưa kể, vào tháng 7/2016, Trung tâm Giám định pháp y thuộc Sở Y tế Tp.HCM đã đưa ra kết quả giám định hai mẫu bò viên của Việt Sin là GoGo và Merlion không hề có nguyên liệu là bò mà chỉ có trâu và cá.
Những thông tin đó đã làm suy giảm mạnh lòng tin của người tiêu dùng vào một thương hiệu thực phẩm vốn rất phổ biến tại các tỉnh thành phía Nam như Việt Sin trong suốt 19 năm nay.
Sự việc này làm cho bà Nguyễn Thị Minh Tâm – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Việt Sin – phải giải thích rõ một số thông tin mà báo chí đã đưa về việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Sin thời gian vừa qua.
Nhưng chính bà Tâm cũng phải thừa nhận rằng Viet Sin có mắc phải một số sai lầm. Bà chia sẻ: “Chúng tôi thừa nhận có mắc phải những sai sót nhỏ và đã tiếp thu, khắc phục ngay lập tức để có thể hoàn thiện mình hơn nữa”.
Thực tế cho thấy, không chỉ DN có chút đỉnh tiếng tăm như Việt Sin mới mang tiếng có sản phẩm là “thực phẩm bẩn” mà đã có khá nhiều tên tuổi lớn trong ngành thực phẩm cũng từng vướng phải chuyện này. Đơn cử như Tân Hiệp Phát, bánh kẹo Kinh Đô…
Theo Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, để vượt trên vòng xoáy thực phẩm bẩn, cần phải làm rõ: Nhân tố chi phối thị trường thực phẩm hiện nay; Có nhà sản xuất thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn không; Vì sao người tiêu dùng không biết đến họ?
Hiệp hội này cho rằng, để có thực phẩm minh bạch, cần nâng cao vị thế của người sản xuất, thoát sản xuất manh mún và phải tạo được thương hiệu thực phẩm minh bạch của Việt Nam.
Quay lại vấn đề của Việt Sin, con số thiệt hại 20 tỷ đồng chỉ trong vòng hai tháng là một bài học đắt giá để các DN trong ngành thực phẩm nội địa thấu hiểu được giá trị của thương hiệu thực phẩm sạch, an toàn và minh bạch. Thiệt hại này thực ra chưa là gì so với Tân Hiệp Phát trong scandal “con ruồi trong chai nước ngọt”.
Với một thương hiệu có 19 năm hoạt động trên thị trường thực phẩm Việt Nam, có thâm niên 13 năm xuất khẩu vào thị trường Mỹ và có 116 sản phẩm được đăng ký sử dụng an toàn vệ sinh thực phẩm, trước đông đảo giới báo chí, bà chủ của Việt Sin đã phải cam kết không làm bất cứ điều gì gian dối để gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Đã đến lúc cần phải nhìn nhận, câu chuyện sản xuất thực phẩm của Việt Sin không còn là chuyện riêng của DN này nữa mà đang là vấn đề chung của nhiều DN sản xuất thực phẩm hiện nay.
Điều mà người tiêu dùng quan tâm lúc này là các DN cần thoát khỏi vòng xoáy lợi ích thực phẩm bẩn để mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.
Theo Thơi bao kinh doanh
Cái chết rình rập: Người Việt hại nhau vì tiền
Theo các chuyên gia, thực phẩm bẩn là nguồn gốc của mọi vấn đề trong xã hội, là khởi nguồn của sự tệ hại, vì đồng tiền mà sinh ra lòng tham, sự vô cảm. Hậu quả, cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình.
"Thần chết" hiện lên trong mâm cơm
Tại diễn đàn "Đón sóng thực phẩm sạch" diễn ra vào sáng ngày 23/8, TS, thầy thuốc ưu tú Hoàng Đình Chân - Giám đốc Bệnh viện ung bướu Hưng Việt, đã chỉ ra con số đáng báo động với ngành thực phẩm hiện nay.
Cụ thể, có 40/120 mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng, có 455/735 mẫu thịt gia súc, gia cầm không an toàn cho người sử dụng.
TS. Chân cũng dẫn báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, hơn 2.000/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán thuốc kém chất lượng; hơn 2.500/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán vi phạm quy trình chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Thực phẩm bẩn đang bủa vây bữa cơm của các gia đình Việt
"Phải nói rằng đây là con số hết sức báo động nếu chúng ta không quan tâm tới thực phẩm sạch. Dưới góc độ người làm y tế, có một câu nói rất nổi tiếng là: Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình, thậm chí ngay trong từng bữa ăn của trẻ nhỏ", TS Chân nói. Bởi, thực phẩm bẩn có thể gây ung thư dạ dày, thực quản, ung thư gan, ung thư tuỷ, ung thư vòm họng, ung thư đại trực tràng,... ".
Trước đó, tại những hội thảo liên quan tới tình trạng thực phẩm bẩn, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát từng thừa nhận, không phải riêng với thịt mà rau, gạo, hoa quả hiện nay cũng có vấn đề. Theo lời ông Phát, mỗi khi nghĩ đến cảnh chuối được ngâm ủ trong thùng hóa chất có thuốc trừ sâu mà ông thấy lạnh cả xương sống. Một chuyên gia trong ngành cũng tâm sự, thịt cá, rau củ, hoa quả,... đâu đâu cũng chỉ nhìn thấy đồ độc hại.
"Về những vùng trồng rau xanh quanh Hà Nội, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật được dùng tràn lan. Người dân vô tư phun thuốc trừ sâu độc hại ở ruộng bên này, lúc phun gió khiến thuốc bay sang thửa ruộng bên cạnh có rau đang thu hoạch vô cùng nguy hiểm". Vị chuyên gia này nói , độc hại từ đó mà sinh ra. Thế nên, "thần chết" mới hiện hữu trong mâm cơm người Việt.
Thực tế, theo số liệu từ Bộ Y tế, mỗi năm tại Việt Nam có 150.000 ca mắc mới và hơn 75.000 người chết vì ung thư. Nghĩa là, trung bình một ngày có 250 người chết với các loại ung thư phổ biến như ung thư vú, gan, đại tràng, khoang miệng, dạ dày.
Vì đồng tiền, vì lòng tham mà một bộ phận người Việt bất chấp tất cả, tẩm đủ các thứ thuốc độc hại vào rau củ quả rồi đem bán cho người tiêu dùng
Tất cả do đồng tiền và lòng tham
Đề cập tới vấn đề trên, bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị TH True Milk, cho rằng, thực phẩm bẩn là nguồn gốc của mọi vấn đề trong xã hội. Đó là khởi nguồn cho sự tệ hại nhất của con người và chính đồng tiền đẻ ra lòng tham, sự vô cảm đó.
"Hàng ngày đọc những thông tin về số người mắc ung thư tôi rất đau lòng. Khoa học đã chỉ ra nhiều nguyên nhân gây ung thư, một trong số đó được chỉ đích danh đó là do thực phẩm bẩn. Và chúng ta có thể giảm thiểu những nỗi đau này bằng sách sản xuất thực phẩm sạch. Nhưng nói đến thực phẩm bẩn, không chỉ có mỗi chuyện ung thư, mà quan trọng hơn là chuyện chất lượng giống nòi Việt, tầm vóc người Việt", bà Hương nói.
Bà Thái Hương cho rằng, trong nông nghiệp, có 3 khâu cần phải minh bạch rõ ràng, đó là: giống, phân bón và bảo quản. Nếu thị trường thiếu minh bạch, doanh nghiệp cũng thiếu minh bạch trong sản xuất, kinh doanh thì việc thất bại trong lĩnh vực thực phẩm sạch là điều có thể đoán trước.
Trong khi đó, GS. Nguyễn Lân Dũng cũng cho biết, một năm Việt Nam nhập 4.100 loại thuốc trừ sâu, 100 nghìn tấn thuốc thì không cách nào kiểm soát nổi.
Ông khẳng định: "Không phải người giàu có mới làm được rau bảo đảm, vấn đề đặt ra là có làm hay không. Không có cách gì chống được sâu mà không có nhà lưới. Vì vậy, chúng ta nên phát triển thuốc trừ sâu sinh học, thay thế hoá học và thay thế hệ thống thực phẩm hiện tại bằng việc trồng rau trong nhà lưới và chỉ dùng phân hữu cơ". Ông Chu Xuân Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cũng thừa nhận rằng, nhiều loại thực phẩm bẩn được gắn mác thực phẩm sạch để lừa khách hàng.
"Qua quá trình kiểm tra, kiểm soát, chúng tôi nhận thấy có hiện tượng rau củ quả "bẩn" được đưa vào các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, cửa hàng,... được gắn mác an toàn. Trong năm 2015, chúng tôi cũng đã tịch thu, tiêu hủy gần 12.000 kg thủy hải sản đông lạnh; gần 20.000 kg thịt bò, thịt lợn, thịt trâu,... Trong số đó, có những lô hàng được bán ở các cửa hàng uy tín, gắn mác thực phẩm sạch đánh lừa khách hàng", ông Kiên nói.
Chia sẻ về vấn đề niềm tin của người tiêu dùng trên thị trường thực phẩm sạch, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cũng nêu nghịch lý là nhiều người bán thực phẩm sạch nhưng không bán được, vì người tiêu dùng không có niềm tin, vì giá chưa đủ hấp dẫn,... Cuối cùng, đạo đức của người sản xuất, kinh doanh cũng không thể duy trì được, bởi "có thực mới vực được đạo".
Theo Vietnamnet
Rau ngậm 100 tấn thuốc trừ sâu mỗi năm, hỏi sao người Việt không bị đầu độc "Tôi rất thắc mắc: Trong số 4.100 loại thuốc trừ sâu chúng ta nhập về (90% nhâp từ Trung Quốc) với số lượng 100.000 tấn và có tới 1.643 hoạt chất khác nhau trong khi Trung Quốc có 1,4 tỉ dân nhưng họ chỉ cho phép sử dụng hơn 600 hoạt chất". Vấn đề thực phẩm bẩn đang gây bức xúc trong xã...