Mang tiếng “chuột sa chĩnh gạo”, tôi nhục nhã ê chề chỉ vì 5 nghìn hành mua ngoài chợ
Giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy may khi ngày đó không đồng ý với lời đề nghị của mẹ chồng. Dù nhà rất rộng, những 7 tầng liền nhưng bà nhất quyết không thuê người giúp việc. Ngày nhận tôi về làm dâu cũng là ngày bà chuyển tất cả những công việc nhà đó sang cho tôi.
Nhà chồng tôi sinh được 2 người con trai nhưng vợ chồng anh chồng tôi sinh sống bên nước ngoài nên vợ chồng tôi sống cùng bố mẹ chồng. Đúng là phải ở trong chăn mới biết chăn có rận, người trong cuộc mới biết sự tình mọi chuyện thế nào.
Ngày biết tôi sắp về làm dâu nhà đó, ai cũng chúc mừng rồi khen ngợi ra mặt. Họ nói tôi có mắt nhìn người rồi thì nói tôi kiếp trước phải tu tốt lắm kiếp này mới được lấy chồng giàu.
Chẳng hiểu sao, tôi nghe những lời đó mà trong lòng chẳng thấy vui chút nào. Có thể họ khen xuất phát từ sự vô tư song với tôi lời khen đó nghe như kiểu đời này kiếp này mục đích sống của người phụ nữ chỉ là làm sao lấy được chồng giàu, càng giàu càng tốt.
Tiền rất quan trọng, giàu dĩ nhiên là tốt hơn nghèo rồi nhưng đó không phải thước đo duy nhất để đánh giá một con người. Chồng tôi cũng phải là người thế nào thì tôi mới đồng ý nhận lời yêu anh và quyết định sẽ gắn kết đến cuối cuộc đời này chứ.
(Ảnh minh họa)
Tôi còn nhớ ngày cưới xong dọn về nhà chồng ở, chị chồng tôi khi đó còn nói một câu tôi nhớ mãi: “Chị là chị phục em đấy. Vài năm nữa chị về mà vẫn thấy em ở đây thì đúng là sức chịu đựng của con người quá ghê gớm”.
Tôi thấy chồng kể vợ chồng anh chị lấy nhau lúc còn ở Việt Nam. Thời gian đầu anh chị cũng sống cùng nhà chồng nhưng sau một thời gian thì cả hai quyết định ra nước ngoài. Nghe chồng kể chuyện mà sao tôi thấy anh chị dại dột thế nhỉ. Ra nước ngoài có phải sung sướng gì cho cam, anh chị cũng mở một cửa hàng ăn nho nhỏ, làm việc tối ngày chứ có phải được chơi như ở đây.
Vậy nhưng có về làm dâu rồi tôi mới hiểu được phần nào cơ sự đó. Nhà chồng tôi đúng là rất có điều kiện. Trước đây bố chồng tôi mở một salon ô tô cũng thuộc dạng có tiếng ở vùng. Vài năm gần đây chồng tôi bắt đầu tham gia quản lý cùng bố, mẹ chồng tôi thì trước giờ chỉ ở nhà quán xuyến việc gia đình.
Video đang HOT
Cũng vì bà chỉ ở nhà nên sau khi đám cưới kết thúc, bà có đề nghị tôi nghỉ việc để ở nhà chu toàn việc chồng con. Bà nói phụ nữ việc quan trọng là làm vợ, làm mẹ. Nhà điều kiện chẳng thiếu nên đi làm được vài đồng thì thôi ở nhà chăm chồng cho chu đáo.
Giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy may khi ngày đó không đồng ý với lời đề nghị của mẹ chồng. Dù nhà rất rộng, những 7 tầng liền nhưng bà nhất quyết không thuê người giúp việc. Ngày nhận tôi về làm dâu cũng là ngày bà chuyển tất cả những công việc nhà đó sang cho tôi.
Nhà chồng tôi không bao giờ ăn sáng ở ngoài, đó là thói quen đã được duy trì cả 2 chục năm nay. Sau khi tôi về làm dâu, mỗi buổi sáng bắt đầu đều là sự mệt mỏi. Thay vì ngủ đến 7 giờ mới dậy đi ăn sáng rồi đi làm như trước đây, giờ tôi phải dậy từ 5 rưỡi để đi chợ rồi nấu ăn cho cả gia đình.
Mà có phải cả nhà đều ăn uống giống nhau hay nấu gì thì ăn nấy đâu. Trong khi mẹ chồng tôi đặc biệt thích những món ăn truyền thống và khẩu vị mặn thì bố chồng tôi lại thích ăn đồ tây. Cứ thế mỗi sáng tôi phải nấu vài món để phù hợp với từng người trong gia đình.
Rồi đến khi nhà có việc, tôi mới thấm được hết nỗi khổ đi làm dâu. Nhà có công có việc, tầm 4-5 mâm cỗ là mẹ chồng tôi chẳng khi nào thuê người hay đặt cỗ. Chị dâu thì ở nước ngoài không về, nhà lại vai vế thấp nên hầu như chỉ có tôi là người làm. Những hôm có việc như vậy tôi đều phải nghỉ nửa buổi làm về sớm. Ăn xong nhìn cả đống mâm bát đang đứng chờ, tôi chỉ dám khóc thầm trong lòng.
Nhà chồng tôi luôn có một cuốn sổ chi tiêu để ở trên tủ giày ngay cạnh cửa. Hàng ngày mẹ chồng tôi sẽ kẹp tiền ở đấy để tôi lấy đi chợ buổi sáng. Cũng chính vì điều này mà tôi muốn được ở riêng hay chí ít là ăn riêng vô cùng.
Từng khoản chi tiêu trong gia đình, dù là vài nghìn tôi cũng phải ghi lại. Mẹ chồng tôi nói làm như vậy thành thói quen sẽ không bị tiêu vung tay. “Chồng mình kiếm ra tiền nhưng mình phải biết trân trọng từng đồng, như thế mới được. Con nhìn nhà này đâu phải tự nhiên mà có được như ngày hôm nay”.
(Ảnh minh họa)
Hôm đó vội vội đi làm nên tôi ghi nhanh rồi vội dắt xe đi cho kịp. Chiều vừa về, mẹ chồng tôi đã đứng cạnh tủ giày cầm quyển sổ chi tiêu.
“Con về rồi đấy à. Sáng nay con ghi nhầm hay làm gì mà mua cả 5 nghìn hành lá thế? Đi chợ bao nhiêu lâu mà vẫn bị chúng nó lừa thế à. Đi chợ mua rau mua thịt thì tranh thủ bốc xin luôn ít hành. Ai đời đi chợ mà lại phải mua những 5 nghìn hành. Không biết quý từng đồng thì rồi cái cơ ngơi này cũng tan hết mà thôi”.
Lúc đầu nghe tôi định giải thích là do tối nay tôi làm món chả cá nên mua nhiều hành và thì là nhưng nghe đến mấy câu sau, tôi thấy xót xa cho thân phận mình thật sự. Đấy, những người ở ngoài kia đâu có biết cảnh làm dâu “ chuột sa chĩnh gạo” của tôi nó khắc nghiệt đến thế nào.
Theo Ái Như (Khám phá)
Về làm dâu được vài ngày đã bị nhà chồng 'bẻ hành bẻ tỏi', dâu mới liền ủ mưu đưa họ vào 'khuôn khổ'
Đến giờ thì chỉ còn cách tối ưu nhất mà Hân phải tung ra để đổi lấy sự bình yên cho mình.
Ai cũng bảo Hân có phúc lắm mới lấy được Kiên - anh hàng xóm gần nhà. Đến lúc 2 bên tổ chức đám cưới mà khách khứa đến còn chả phân biệt được bên nào nhà trai, bên nào nhà gái. Nhà Hân cũng yên tâm lắm, cơ bản là tính tình mọi người gia đình Kiên ai cũng biết cả, chắc sẽ không có chuyện xung đột cảnh làm dâu.
Nhưng cho đến ngày thứ 6 sống ở đây, Hân nghĩ mình đã lầm. Đúng là có làm hàng xóm bao năm cũng chẳng thể biết được trong nhà người ta thế nào khi không sống cùng.
Công việc của Kiên phải đi suốt, Hân lại đang ốm nghén nên xin nghỉ làm 1 thời gian. Thành ra, mọi hoạt động cô đều phải "chạm trán" với mọi thành viên trong nhà chồng. Điều đó không dễ dàng chút nào.
Ảnh minh họa
Sáng ra thì bố chồng chửi đổng: "Con dâu nhà người ta thì dậy sớm quét sân, chợ búa dọn dẹp, dâu nhà này thì ngủ trương mắt lên". Đến trưa mẹ chồng lại soi xét mâm cơm: "Nóng thế này mà xào cho lắm thịt thì ai ăn, nấu nồi canh cua nhiều thế cho cả họ ăn à?". Chiều đến lại cô em chồng: "Chị cho em mượn son nhé, cho em mượn ipad, cho em mượn túi xách...". Thật đầu Hân lúc nào cũng căng như dây đàn vì mệt mỏi.
Chẳng biết có phải họ nghĩ 2 bên đã thân quen từ trước nên cứ thoải mái mà thể hiện, hạch sách hay không mà cứ "vô tư" kiểu này Hân thấy khó chịu quá. Có lẽ tất cả cũng chỉ vì Hân ở nhà, tiếp xúc với bố mẹ chồng nhiều thành ra hay để ý nhau. Chắc phải nghĩ cách thoát khỏi cảnh này.
1 tối, sau khi bàn bạc và thống nhất với Kiên, Hân tuyên bố: "Con cứ ở nhà chờ sinh chắc không ổn nên con muốn buôn bán thêm vài thứ để phụ giúp anh Kiên. Công việc sắp tới thời gian phụ thuộc vào yêu cầu khách hàng nên có việc gì ở nhà không làm được bố mẹ thông cảm giúp con".
Ban đầu, bố mẹ chồng Hân không hài lòng lắm nhưng vẫn còn hơn là để cô ở nhà "ăn bám". Mặc dù cách nhau không xa nhưng nhà chồng Hân trong ngõ, nhà đẻ cô ngoài mặt đường nên Hân lấy luôn lí do bán hàng để tiện ở nhà ngoại.
Với sự hỗ trợ của bố mẹ đẻ, Hân bán đủ các mặt hàng, dần dần lượng khách cũng ổn định. Nhưng khổ nỗi, có hôm về muộn Kiên lại sang luôn nhà vợ ăn cơm hoặc Hân liên tục đi sớm về khuya không làm được việc nhà nhiều, bố mẹ chồng lại càng khó chịu.
Ảnh minh họa
Đến giờ thì chỉ còn cách tối ưu nhất mà Hân phải tung ra để đổi lấy sự bình yên cho mình. Kiếm ra tiền cô cũng chi tiêu thoáng tay hơn. Bình thường thay vì tự đi chợ hay thi thoảng mua cho bố chồng chai rượu, mẹ chồng cái áo thì giờ Hân không làm thế.
Biết tính từng người trong gia đình chồng, Hân gần gũi mẹ chồng như thể chưa bao giờ có khoảng cách mẹ chồng nàng dâu. Sau đó là màn "nịnh bợ" rất bài bản: "Tháng này con kiếm được, con biếu mẹ 10 triệu. Mẹ nói bố thông cảm cho việc buôn bán của con nhé. Mẹ đi chợ mẹ cũng biết đấy. Con cũng khổ tâm lắm. Lúc nào con cũng coi mẹ như mẹ đẻ nên con mới dám nhờ mẹ, chỉ có mẹ là thấu hiểu cho con thôi".
Nghe con dâu phụng phịu, mẹ chồng lườm yêu cái rồi đáp: "Cha bố cô, tham vừa thôi không ảnh hưởng đến cháu tôi". Còn phần về bố chồng, Hân cũng không tiếc tay mua rượu sâm hay mấy thứ quà sang trọng để ông có dịp thể hiện với bạn bè. Cô em chồng thì xử lý đơn giản nhất, Hân lấy hàng về có cái gì em thích cô cũng cho em, thành ra con bé chả tiếc lời ca ngợi chị dâu.
Vẫn biết vật chất quyết định ý thức nhưng Hân không chắc mình có thể dùng cách này mãi được. Thế nên, dù có bán được hàng thi thoảng Hân vẫn giả vờ về sớm 1 hôm, mặt ủ rũ than thở ế quá. Vậy là lại được mẹ chồng an ủi, thậm chí còn nấu cơm, mua hàng ủng hộ cho.
Hân rút ra, thay vì biếu xén lặt vặt thì gom lại biếu 1 lần cả cục cho hoành tráng, thế ông bà mới biết được giá trị. Đúng là kiếm ra tiền có tiếng nói hẳn. Nhà có ai ốm đau hay công việc gì Hân đều xông xáo đứng lên, mẹ chồng bớt được 1 việc cũng hài lòng. Thế nên, cứ chủ động kinh tế thì chẳng lo gì nhà chồng không ưng. Như Hân đây, tạo vị thế với nhà chồng ngay từ đầu thì về sau càng dễ sống.
Theo docbao.vn
Làm dâu nhà giàu, đến lúc ở cữ tôi cũng không được yên thân vì mẹ chồng 2 nhân cách, trở mặt nhanh như lật bàn tay Bình thường bà lạnh lùng với con dâu, cháu nội là thế, nhưng khi có khách tới chơi với dâu đẻ là bà như biến thành 1 con người khác. Hôm cưới, bạn bè người thân đưa tôi về nhà chồng, nhìn cơ ngơi 5 tầng mặt phố hoành tráng cùng xưởng may nuôi mấy chục công nhân của gia đình nhà anh,...