Mang thai hộ em gái, tôi có thành kẻ cướp chồng em?
Oái oăm thay, chồng của em gái lại chính là Hải – người đàn ông bao năm nay tôi ôm ấp bóng hình.
Sau khi cha mẹ ly hôn, tôi chuyển về quê ngoại sống cùng mẹ. Còn bố tôi cũng bán căn nhà và đưa em gái tôi bỏ đi xa xứ.
Học hết cấp 3, tôi rời quê xuống thành phố tìm việc làm và rồi yêu Hải. Hải là chàng trai hiền lành, xuất thân là con nhà nông như tôi. Anh cũng hi vọng cuộc sống trên thành phố sẽ khiến chúng tôi đổi đời. Nhưng cơ hội mãi chẳng đến khi tiền đi làm thuê ít ỏi, chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày.
Trong một lần sơ sểnh, tôi mang thai. Hoàn cảnh không cho phép chúng tôi giữ con nên tôi nuốt nước mắt tới bệnh viện phá thai. Trở về từ bệnh viện, tôi nằm bẹp trong phòng trọ khóc hết nước mắt.
Hoàn cảnh không cho phép chúng tôi giữ con nên tôi nuốt nước mắt tới bệnh viện phá thai. Ảnh minh họa
Hai tuần sau, ở quê có người báo tin lên rằng mẹ tôi đang bị siết nợ vì vỡ hụi, đang phải trốn chui trốn lủi tránh chủ nợ. Nhà chỉ có hai mẹ con, tôi phải trở về quê ngay lập tức để tìm cách giúp mẹ. Cũng từ đó tôi và Hải xa cách, bặt tin nhau. Mối tình của chúng tôi chẳng cần nói lời chia tay cũng rơi vào quên lãng.
Sau đó để có tiền giúp mẹ trả nợ, tôi theo sự sắp đặt mai mối mà kết hôn với một công tử nhà giàu ở quê. Số tôi chẳng phải “chuột sa chĩnh gạo” hay như nàng lọ lem bỗng trở thành công chúa. Họ chọn tôi bởi vì con trai họ là một thanh niên ăn chơi, nghiện ngập khét tiếng trong vùng, chẳng cô gái nào dám lấy làm chồng.
Dù không xuất phát từ tình yêu nhưng tôi vẫn toàn tâm toàn ý với chồng và gia đình chồng để trả ơn nghĩa. 3 năm kết hôn mà tôi vẫn chưa sinh được con, trong khi chồng vẫn mải chơi hơn chăm làm. Đôi khi nghĩ lại chuyện quá khứ, tôi thoáng ớn lạnh. Tôi tự hỏi có khi nào vì lần đó tôi phá thai mà giờ đây không thể làm mẹ được nữa?
Video đang HOT
Tôi động viên chồng đến bệnh viện khám. Kết quả sức khỏe tôi bình thường, còn chồng tôi bị vô sinh do nhiều năm ăn chơi quá đà. Từ đó chồng tôi càng chán nản, anh tiếp tục sa vào nghiện hút, gái gú, rồi mua bán ma túy. Cuối cùng anh bị bắt và phải ngồi tù.
Vừa tròn 30 tuổi, tôi sống cuộc sống đơn thân không con cái, chờ chồng thụ án tù đằng đẵng. Khi không tìm được niềm hạnh phúc ở hiện tại, người ta thường tiếc nuối quá khứ. Tôi nghĩ nếu hồi đó mình đẻ con rồi bí mật nuôi con không cho ai biết thì có lẽ bây giờ tôi đã không phải cô đơn nữa. Đôi khi hình bóng của Hải vẫn hiện về dấm dứt trong tim tôi. Hải là mối tình đầu của tôi và có lẽ là người đàn ông tôi yêu đến hết đời này. Từ khi tôi trở về quê, tôi không còn biết tin gì về Hải nữa, có lẽ anh đã lấy vợ, sinh con và sống hạnh phúc bên gia đình của mình.
Một thời gian sau thì tôi được hội ngộ với em gái. Sau khi ly hôn với mẹ tôi, cha dẫn em gái vào miền Nam, đi bước nữa với một phụ nữ trong đó. Em gái tôi dẫn theo cả gia đình về thăm quê. Oái oăm thay, chồng của em lại chính là Hải – người đàn ông bao năm nay tôi ôm ấp bóng hình. Em gái tôi không hề biết trước đây tôi và Hải từng yêu nhau. Gặp nhau mừng mừng tủi tủi nhưng chúng tôi chỉ dám nhận là bạn từ thời đi học, có quen biết nhau.
Thì ra sau khi tôi về quê, Hải cũng dò hỏi khắp nơi thông tin của tôi nhưng không được. Anh cũng trải qua một thời gian chán nản, muốn buông xuôi vì tất cả mọi chuyện đều không như ý. Sau này anh chuyển vào miền Nam và gặp em gái tôi ở đó. Quả đúng là tình chị duyên em. Ông trời thật khéo trêu người khi Hải trở thành em rể của tôi.
Sau 4 năm lấy chồng, em gái tôi vẫn chưa sinh được mụn con nào. Bác sĩ nói em bị dị tật tử cung nên không thể sinh nở. Hàn huyên tâm sự đủ chuyện, thế rồi em gái tôi nói nhỏ, muốn nhờ tôimang thai hộ vì bây giờ luật đã cho phép rồi. Nó bảo muốn có con vô cùng nhưng lực bất tòng tâm. Nhà chồng cũng đang thúc giục và đe dọa nếu không sinh được con thì phải chấp nhận cho chồng có bồ nhí.
Nghe em gái nói, tôi rất bối rối. Bản thân tôi muốn giúp em gái sinh con. Nhưng trong lòng tôi vẫn còn yêu Hải, điều này có khiến tôi trở thành kẻ cướp chồng em gái hay không?.
Theo Doisongphapluat
Em gái mang thai hộ cho anh trai, có loạn luân?
Từ 15.3, những phụ nữ có chồng nhưng vì nhiều lý do không thể sinh con sẽ được phép nhờ người mang thai hộ. Các quy định về pháp lý, y tế... đã có, song các cặp vợ chồng cần người mang thai hộ sẽ phải đối mặt với nhiều rắc rối về quan niệm xã hội.
Chỉ nên nhờ người thân bên vợ mang thai hộ
Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ (MTH) vì mục đích nhân đạo ghi rõ, người MTH phải là "người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ MTH bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ". Như vậy, người nhờ MTH với người MTH có thể là những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời và những người có quan hệ thân thích khác của bên vợ hay bên chồng.
Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, nếu em gái MTH cho anh trai có bị coi là loạn luân không? Người em gái MTH cho vợ chồng người anh, khi đứa trẻ sinh ra lớn lên biết được cô ruột đã sinh ra mình và gọi là mẹ, như vậy, vô hình chung, hai anh em ruột trở thành cha mẹ của đứa trẻ sẽ nảy sinh những bất cập ảnh hưởng đến luân thường đạo lý. Hiện nay, trình độ dân trí ở một số nơi còn thấp, còn lạc hậu nên họ không hiểu hết ý nghĩa của việc MTH vì mục đích nhân đạo mà chỉ thấy em gái mang thai của anh trai là nghĩ ngay đến... sự loạn luân!?
Nhiều cặp vợ chồng đang mong mỏi tìm người MTH.
Một ý kiến nữa cho rằng, Luật Hôn nhân và Gia đình (HNVGĐ) cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Như vậy, trong thời gian em gái MTH cho anh, thai nhi phát triển nhờ dinh dưỡng từ người mang thai, vậy giữa em gái, anh trai và đứa trẻ có phải là dòng về máu trực hệ hay không?...
Có ý kiến cho hay, Luật HNVGĐ quy định như thế là không khả thi vì anh em trai không thể nhờ chị em gái ruột hoặc chị em gái con bác, chú, cô, dì ruột MTH. Do đó, đề nghị sửa đổi thành "là người thân thích cùng hàng của bên vợ nhờ MTH" (bỏ cụm từ "hoặc bên chồng"). Vì người được nhờ MTH là người thân thích cùng hàng bên vợ của cặp vợ chồng nhờ MTH thì đứa trẻ sinh ra không bị ảnh hưởng gì đến tâm sinh lý, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ.
Bệnh viện có đủ năng lực thẩm định hồ sơ pháp lý MTH?
Luật quy định, bệnh viện (BV) được phép thực hiện kỹ thuật MTH phải tổ chức tư vấn y tế, pháp lý, tâm lý cho vợ chồng nhờ MTH hộ và người MTH. BV phải có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật MTH... chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ và chuyên môn kỹ thuật do cơ sở mình thực hiện. Đây là quy định bất khả thi, bởi đối với các BV, bác sĩ chỉ có thể tư vấn các vấn đề liên quan đến y tế, còn các vấn đề pháp lý là trách nhiệm của cơ quan công an. BV chỉ có thể xem xét hồ sơ đề nghị được MTH và thực hiện khi hồ sơ đó có đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định. BV không thể thẩm định được các loại giấy tờ đó có hợp pháp hay không.
Nhiều ý kiến cho rằng, để tránh các vấn đề phức tạp, rắc rối của việc MTH mang thai hộ, các BV không nên tham gia nhiều vào việc xét duyệt tính pháp lý, sắp xếp hay thương lượng giữa hai bên liên quan. Ở nhiều nước, việc xét duyệt, hướng dẫn hợp đồng, tư vấn các cặp vợ chồng thường được thực hiện bởi các tổ chức độc lập với cơ sở y tế thực hiện kỹ thuật. Các BV chỉ đơn thuần là nơi thực hiện kỹ thuật chuyên môn y tế sau khi các bên liên quan đã hoàn tất các thủ tục. Thông thường, các kiện cáo về các vấn đề liên quan xảy ra sau này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở y tế thực hiện kỹ thuật.
Một lo ngại nữa là theo quy định, bên nhờ MTH là người trực tiếp chi trả các khoản phí thực hiện dịch vụ nên trong trường hợp xảy ra tranh chấp, họ sẽ được cơ sở y tế bảo vệ, bên MTH sẽ là người bị thiệt song chưa có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho người MTH. Một quy định hoàn toàn mới ra đời và đang được người dân đặc biệt quan tâm, do vậy những băn khoăn, vướng mắc sẽ còn rất nhiều.
Những rắc rối có thể xảy ra khi em bé chào đời
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến - chuyên gia đầu ngành về sản khoa - khuyến cáo: Các cặp vợ chồng phải ý thức được những rắc rối liên quan đến việc nhờ MTH có thể xảy ra sau này khi em bé chào đời.
Theo Thứ trưởng Tiến, em bé sinh ra nhờ MTH hoàn toàn mang dòng máu của bố mẹ, chứ không phải của người MTH. Nhưng trước khi thực hiện kỹ thuật MTH cần thực hiện đầy đủ các vấn đề liên quan tới luật pháp, thực hiện các cam kết để đảm bảo em bé và cặp vợ chồng nhờ MTH được pháp luật bảo vệ, không gặp phải tình trạng người MTH cố tình làm khó, đòi con sau này. Sẽ có thể xảy ra các tình huống: Người MTH không muốn giao đứa trẻ; đứa bé có thể bị dị tật và cả hai bên liên quan đều không muốn nhận đứa trẻ và đổ lỗi cho bên còn lại hoặc cho nhân viên, cơ sở y tế; thất bại và tốn kém với nhiều đợt điều trị MTH gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi cho các bên; cặp vợ chồng nhờ MTH có thể ly dị hoặc ly thân trong khi điều trị, một trong hai người cũng có thể mất vì bệnh hay tai nạn; cặp vợ chồng nhờ MTH không nhận đứa trẻ do đã ly dị, tai nạn, do trẻ bị dị tật, bệnh lý...
Thứ trưởng Tiến cho biết thêm, các kỹ thuật MTH hiện nay được thực hiện tốt, chỉ cần cặp vợ chồng nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định, sau đó bộ phận thẩm định riêng của các BV sẽ thẩm định những hồ sơ đó nếu đủ điều kiện sẽ được thực hiện ngay kỹ thuật MTH.
Mang thai hộ bị cấm ở nhiều quốc gia
Theo khảo sát của Liên đoàn Sinh sản Thế giới về vấn đề MTH được thực hiện vào năm 2013 tại 105 quốc gia, đã có 62 quốc gia tham gia khảo sát. Trong đó, 19 quốc gia có quy định, luật MTH rõ ràng; 24 quốc gia theo đạo Hồi và Thiên chúa giáo nghiêm cấm MTH; 14 quốc gia không có quy định cụ thể nhưng cho phép thực hiện MTH dựa trên các luật liên quan.
Theo Lao Động
Bắt đầu cho phép mang thai hộ Kể từ ngày 15.3, quy định cho phép mang thai hộ bắt đầu được triển khai. Kiểm tra trước khi cho trứng và tinh trùng kết hợp để tạo thành phôi bên ngoài cơ thể trong điều trị vô sinh - Ảnh: Thanh Tùng Cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo - là quy định được bổ sung trong luật...