Mang thai hộ dễ biến tướng, mất nhân đạo
Nhiều cặp vợ chồng có nhu cầu mang thai hộ, nhưng dự thảo luật chưa lường hết được những biến tướng, xung đột, tranh chấp phát sinh, dễ dẫn đến mất nhân đạo.
Thảo luận tại hội trường ngày 26/11 về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hôn nhân gia đình, đại biểu Trần Hồng Thắm cho rằng mang thai hộ là vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp, dễ bị lợi dụng. Chẳng hạn để xác định quan hệ thân thích của người mang thai hộ, cơ quan nào sẽ đảm nhận. Dự luật cũng chưa quy định trách nhiệm pháp lý của bên nhờ với sức khỏe người mang thai hộ trong quá trình mang thai và sau khi sinh con.
Ngoài ra, nếu áp dụng chế tài xử lý trong trường hợp người mang thai hộ không chịu giao con thì liệu có nhân đạo đối với một người phụ nữ đã mang nặng, đẻ đau. Vì thế, đại biểu TP Cần Thơ đề nghị chưa đưa vấn đề mang thai hộ vào luật ở thời điểm này mà cần nghiên cứu, bổ sung đầy đủ.
“Cần đánh giá rõ mang thai hộ có thực sự mang lại kết quả hạnh phúc bền vững cho gia đình hay không? Đồng thời xử lý các xung đột với pháp luật, tranh chấp phát sinh do việc mang thai hộ cũng là vấn đề nên cân nhắc. Hiện nay nhiều nước trên thế giới vẫn cấm mang thai hộ, đặc biệt trong khối EU có 20/28 nước cấm”, đại biểu Thắm nói.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho rằng nếu quy định cho mang thai hộ như dự thảo luật thì yếu tố mất nhân đạo nhiều hơn yếu tố nhân đạo. Ảnh: Quangbinh.gov.vn
Đại Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cũng đề nghị nên xem xét thật kỹ nếu việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, quá trình thực hiện xuất hiện nhiều yếu tố mất nhân đạo thì không nên đưa vào. Thay vào đó khuyến khích những người không sinh được con nhận con nuôi. Tạo điều kiện cho nhiều trẻ khi sinh ra không có bố, mẹ, gia đình; không có ai chăm sóc; không có nơi nương tựa thì nhân đạo nhiều hơn là để phải mang thai hộ.
Video đang HOT
“Theo tôi nếu quy định như dự thảo luật thì chắc chắn yếu tố mất nhân đạo sẽ nhiều hơn yếu tố nhân đạo. Lấy ví dụ, nếu vi phạm hợp đồng thì con sinh ra thuộc về người mang thai hộ. Như vậy, vô tình người mẹ không có ý định sinh con thì lại phải nuôi. Chưa nói đến hậu quả của đứa con này là khi sinh ra phải chịu nhiều thiệt thòi mà bản thân đứa trẻ không có tội tình gì”, đại biểu Phương nói.
Đại biểu Triệu Thị Nái (Hà Giang) bày tỏ lo ngại, ngoài một số cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc vô sinh có nhu cầu mang thai hộ thì cũng không loại trừ một số chị em phụ nữ trẻ muốn giữ vóc dáng, vẻ đẹp bền lâu nên không muốn sinh con và cho con bú. Từ đó dẫn đến nhu cầu cần người mang thai hộ.
Bà Nái cho rằng không nên quy định mang thai hộ cho dù mục đích đặt ra là nhân đạo, điều này dễ bị lợi dụng. “Nhân đạo đâu chưa thấy mà tình hình có thể bị biến tướng trầm trọng hơn. Chúng ta muốn ngăn chặn việc đẻ thuê, cấm trao đổi vật chất trong mang thai hộ, nhưng quy định điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại dự thảo luật là rất lỏng lẻo và khó khả thi”, đại biểu tỉnh Hà Giang nói.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) nhận định, ranh giới giữa mục đích nhân đạo và thương mại là rất khó xác định, khái niệm mang thai hộ như dự thảo luật nêu là chưa rõ, chưa có sức thuyết phục cao. Ngoài ra còn nhiều xung đột, tranh chấp phát sinh do việc mang thai hộ. Phần lớn người phụ nữ phải gánh chịu.
Ngược lại, có nhiều đại biểu ủng hộ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nhưng cũng bày tỏ lo ngại về hệ lụy xảy ra nếu quy định không rõ ràng.
Theo VNE
Lo ngại gia tăng ly hôn
Thảo luận tại hội trường về dự thảo luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) sáng qua 26.11, nhiều đại biểu tỏ ra băn khoăn với những quy định mới được bổ sung vào dự luật như chế định ly thân và mang thai hộ.
ĐB Nguyễn Thị Thanh Hòa - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại buổi thảo luận - Ảnh: Ngọc Thắng
"Càng quy định thì họ càng ly hôn nhiều"
Ban hành văn bản gây lãng phí phải chịu trách nhiệm Chiều qua QH đã thông qua luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Có hiệu lực thi hành kể từ 1.7.2014, luật quy định về thực hành, tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước, vốn, tài sản, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên; hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu, Ủy ban TVQH đã bổ sung quy định về trách nhiệm khi ban hành các văn bản cá biệt không phù hợp thực tiễn hoặc trái luật gây lãng phí; phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Sáng cùng ngày, QH cũng đã thông qua luật Đấu thầu (sửa đổi) có hiệu lực kể từ 1.7.2014. Điểm mới của luật được nhìn nhận sẽ khắc phục tình trạng chỉ chọn đơn vị có giá bỏ thầu rẻ mà không tính đến tiến độ dự án và năng lực nhà thầu như hiện nay. Anh Vũ
ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa -Vũng Tàu) đề nghị cần phải cân nhắc việc bổ sung chế định ly thân vào dự thảo luật vì chưa đủ căn cứ thực tiễn, dù ly thân là một hiện tượng xã hội đã tồn tại trên thực tế. Ly thân là sự thỏa thuận mang tính riêng tư của hai vợ chồng, không nhất thiết phải có sự can thiệp của tòa án.
ĐB Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng) cũng cho rằng không nhất thiết đưa chế định ly thân vào luật và phân tích: dự thảo luật gần như đánh đồng giữa ly thân và ly hôn khi quy định các vấn đề liên quan. Như vậy, chẳng khác nào xem ly thân là một bước để tiến tới ly hôn. Trong khi đó, lặng lẽ ly thân nhiều khi chẳng những tốt cho con cái mà còn tốt cho quan hệ vợ chồng. "Nếu quy định ly thân như trong dự luật không những không góp phần ổn định gia đình, đời sống của vợ chồng mà còn làm suy yếu và dễ dẫn đến đổ vỡ", ĐB Hoàng nói. ĐB Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) còn lo ngại: "Càng quy định thì họ càng ly hôn nhiều".
Với tư cách là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, ĐB Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) cũng đề nghị cần phải cân nhắc kỹ vấn đề này. Bà cho biết: "Chúng tôi cũng đã tổ chức tham vấn bằng phiếu khảo sát thì hơn 1/3 cho rằng không nên đưa vào luật và rất băn khoăn nếu đưa quy định ly thân vào luật; có đến 40% số người được khảo sát là họ không trả lời. Qua tổ chức lấy ý kiến bằng hình thức hội thảo thì hầu hết không đồng tình đưa quy định ly thân vào luật, họ nêu rất nhiều lý do và đề nghị thay bằng chuyện quy định ly thân thì nên có các quy định về chính sách trợ giúp các vợ, chồng có cơ hội xây dựng gìn giữ hạnh phúc gia đình bền vững để giảm ly hôn và ly thân".
ĐB Hòa nhận xét: Theo dự thảo, 17 khoản quy định về ly thân thì có đến 9 khoản quy định giống như ly hôn. "Đặc biệt nghiêm trọng ở chỗ khi vợ, chồng hết giận nhau, muốn làm lành với nhau thì lại phải ra tòa án để tòa án cho chấm dứt ly thân thì tôi thấy cũng rất phức tạp và hành chính hóa việc này", ĐB Hòa nói.
Hôn nhân đồng giới chỉ trông chờ vào... Quốc hội
ĐB Thích Thanh Quyết cho rằng, việc quy định không cấm mà cũng không công nhận hôn nhận đồng giới là vấn đề rất lửng lơ. "Tôi thấy họ là những người vô tội, vì cơ địa trời đất sinh ra họ là như thế chứ họ không muốn thế, họ luôn than phiền gia đình không hiểu, xã hội chưa hiểu, chỉ còn trông chờ vào QH. Tôi đề nghị QH nên công nhận vì nó phù hợp với hiện tại và thể hiện tính nhân văn quảng đại, góp phần giảm sự kỳ thị đối với nhóm người này, đồng thời có cơ sở pháp lý để quản lý và giải quyết các hậu quả", ĐB này đề nghị.
Liên quan đến vấn đề mang thai hộ, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng nếu quy định như dự thảo về việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nhưng "chắc chắn yếu tố mất nhân đạo phải nhiều hơn yếu tố nhân đạo". ĐB Phương dẫn chứng: "Điều 94 quy định nếu vi phạm hợp đồng thì con sinh ra thuộc về người mang thai hộ. Như vậy, vô tình người mẹ không có ý định sinh con, trứng này không phải là trứng của vợ chồng mình, khi sinh ra một đứa con lại phải nuôi đứa con này".
Đồng quan điểm, ĐB Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) cho rằng: Pháp luật chỉ nên ra quy định chế tài phạt hợp đồng chứ không thể buộc bên mang thai hộ (đã vì mục đích nhân đạo giúp đỡ người khác), nay lại vì lý do nào đó bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận nuôi con mà phải gánh vác trách nhiệm, thậm chí là gánh nặng cho bản thân và gia đình.
Quy định "toàn dân đóng bảo hiểm bắt buộc" không khả thi Thảo luận tại hội trường về dự thảo sửa đổi, bổ sung luật Bảo hiểm y tế (BHYT) chiều qua, nhiều ĐB bày tỏ băn khoăn về quy định toàn dân đóng bảo hiểm bắt buộc. Đa số ĐB cho rằng nội dung quan trọng nhất trong lần sửa đổi, bổ sung luật lần này là chuyển từ hình thức có "trách nhiệm tham gia" sang "tham gia bắt buộc". Theo ĐB Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Yên Bái), dự thảo luật đưa ra quy định bắt buộc toàn dân tham gia BHYT nhưng toàn bộ nội dung lại không thể hiện được sự bắt buộc, không có quy định, chế tài nào để xử lý đối với người phải tham gia. "Với quy định như dự thảo đưa ra là không khả thi vì chúng ta có bắt buộc được những người dân có mức thu nhập trung bình phải bỏ ra một khoản tiền để mua BHYT trong khi họ có sức khỏe tốt và chưa cần sử dụng dịch vụ y tế? Chúng ta có bắt buộc được toàn dân hay không khi mà nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến dưới có chất lượng khám chữa bệnh rất kém, khiến người mua bảo hiểm phải thường xuyên đi khám vượt tuyến", ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) nói thẳng.
Theo TNO
Xóa bỏ quy định "cấm" kết hôn giữa những người đồng giới Sáng nay 26/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi. Cặp đôi đồng giới Linh - Hằng trong đám cưới tổ chức công khai ngày 27/10 vừa qua ở cổng Công viên Thống Nhất (Hà Nội) Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu Quốc hội bàn thảo là việc xóa bỏ...