Mang thai giả: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Mang thai giả là hiện tượng hiếm gặp ở phụ nữ, tuy nhiên tình trạng này vẫn xảy ra trong một số trường hợp với các triệu chứng gần giống với mang thai thật. Vậy mang thai giả là gì? Các triệu chứng mang thai giả thế nào?
1. Hiện tượng mang thai giả là gì?
Mang thai giả là hiện tượng liên quan đến vấn đề tâm lý khi người phụ nữ tin rằng mình đang mang thai. Ở người phụ nữ sẽ có các dấu hiệu gần giống mang thai thật, chẳng hạn như chậm kinh, mệt mỏi, buồn nôn, ngực căng tức, bụng to lên và cảm giác như có gì đang chuyển động trong bụng,…Tuy nhiên, thực tế trong bụng người phụ nữ lại không có thai nhi nào cả.
Mang thai giả thường có các triệu chứng y hệt như mang thai thật, ngoại trừ sự hiện diện của thai nhi. (Ảnh: Internet)
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai giả
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác tại sao phụ nữ gặp phải tình trạng mang thai giả. Tuy nhiên, có ba giả thuyết liên quan đến hiện tượng này như sau:
Giả thuyết thứ nhất: Một số chuyên gia sức khỏe tâm thần cho rằng hiện tượng mang thai giả có liên quan đến mong muốn mang thai hoặc sợ mang thai. Những điều này có thể ảnh hưởng đến hệ nội tiết, rồi từ đó gây ra các triệu chứng như mang thai thật.
Giả thuyết thứ hai: Giả thuyết này liên quan đến khao khát mang thai. Người phụ nữ sau khi bị sảy thai nhiều lần, bị vô sinh hoặc vì muốn kết hôn có thể hiểu sai những thay đổi nhất định trên cơ thể như một dấu hiệu rõ ràng rằng mình đang mang thai.
Giả thuyết thứ ba: Giả thuyết thứ ba liên quan đến những thay đổi về hóa học nhất định trong hệ thần kinh do rối loạn trầm cảm. Có thể những thay đổi hóa học đó là nguyên nhân gây ra các triệu chứng mang thai giả.
3. Triệu chứng mang thai giả thế nào?
- Mang thai giả thường có các triệu chứng y hệt như mang thai thật, ngoại trừ sự hiện diện của thai nhi. Chính vì vậy, người phụ nữ gặp phải tình trạng này sẽ tin rằng thực sự mình đang mang thai.
Video đang HOT
- Triệu chứng phổ biến nhất về mặt thể chất của hiện tượng mang thai giả là bụng căng phồng như có thai nhi trong bụng. Bụng có thể bắt đầu nở ra giống như trong thời kỳ mang thai khi một em bé đang phát triển. Tuy nhiên, thực tế phần bụng giãn ra này không phải là do có thai nhi trong bụng mà là do sự tích tụ của khí, mỡ, phân hoặc nước tiểu.
- Chậm kinh là triệu chứng thể chất phổ biến thứ hai của tình trạng mang thai giả. Thêm vào đó, có khoảng 50-75% phụ nữ gặp phải tình trạng mang thai giả cho biết họ có cảm giác thai nhi trong bụng đang di chuyển, thậm chí đang đạp mặc dù không hề có thai nhi nào trong bụng cả.
Chậm kinh là triệu chứng thể chất phổ biến của tình trạng mang thai giả. (Ảnh: Internet)
Các triệu chứng mang thai giả khác có thể bao gồm:
- Ốm nghén và nôn mửa
- Ngực đau và căng
- Núm vú có sự thay đổi về kích thước và màu sắc
- Tăng cân
- Xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ giả với các cơn cau bụng theo từng đợt
- Có cảm giác thèm ăn nhiều hơn
- Tử cung mở rộng
- Mềm cổ tử cung,…
4. Làm thế nào để kiểm tra mang thai giả?
Để xác định xem một phụ nữ có mang thai giả hay không, bác sĩ thường sẽ đánh giá các triệu chứng của họ, đồng thời thực hiện khám vùng chậu và siêu âm bụng.
Trong trường hợp mang thai giả, siêu âm sẽ không nhìn thấy em bé và cũng không nghe được nhịp tim của thai nhi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ theo dõi một số thay đổi thể chất xảy ra trong thai kỳ, chẳng hạn như tử cung mở rộng và mềm cổ tử cung. Xét nghiệm nước tiểu sẽ luôn cho kết quả âm tính trong những trường hợp mang thai giả, ngoại trừ những trường hợp ung thư hiếm gặp tạo ra hormone tương tự như hormone thai kỳ.
Ngoài ra, một số bệnh lý như mang thai ngoài tử cung, béo phì và ung thư cũng có thể khiến phụ nữ biểu hiện ra các triệu chứng mang thai giả.
5. Biện pháp điều trị mang thai giả
Mang thai giả là một hiện tượng tâm lý, vì vậy việc điều trị sẽ chủ yếu tập trung vào các biện pháp tâm lý cho bệnh nhân. Người phụ nữ có thể sẽ rất buồn khi biết rằng mình không có thai nên bác sĩ cần nhẹ nhàng thông báo kết quả, đồng thời sử dụng các liệu pháp điều trị tâm lý nhằm an ủi tinh thần của người bệnh.
Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình và bạn bè của bệnh nhân mắc phải tình trạng mang thai giả cũng nên thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần để giúp họ nhanh chóng vượt qua nỗi buồn.
Mang thai giả rất hiếm gặp, tuy nhiên khi gặp phải tình trạng này bạn sẽ có thể thấy xuất hiện các triệu chứng giống như mang thai thật. Nếu bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu mang thai thì hãy đi khám bác sĩ ngay để chắc chắn mình đã có thai hoặc để có biện pháp chữa trị nếu đó chỉ là những triệu chứng mang thai giả.
Tại sao "cậu nhỏ" chào cờ vào buổi sáng?
Cậu nhỏ giương cờ vào sáng sớm, hay nói theo ngôn ngữ ngành y là tình trạng cương dương về đêm, không chỉ là một hiện tượng sinh lý thú vị, mà còn là người có sức khỏe rất tốt.
Lý do cậu nhỏ chào cờ vào buổi sáng
Thời điểm từ 4h - 7h có liên quan đến kích thích dục năng ở cánh mày râu và đây là thời gian dễ đạt đỉnh của họ. Đồng thời, đó còn là thời điểm phái mạnh có khuynh hướng cần phóng thích năng lượng nhanh chóng, muốn yêu vội và yêu ngay.
Trung bình, một người đàn ông khỏe mạnh sẽ có vài đợt cương cứng trong một giấc ngủ ban đêm, mỗi đợt kéo dài từ 20-30 phút. Hiện tượng nam giới cương cứng vào sáng sớm đôi khi thể hiện quá trình lưu thông máu trong cơ thể nam giới diễn ra tốt. Hơn nữa, sức khỏe được hồi phục sau giấc ngủ, tinh thần thoải mái thì máu sẽ dồn nhiều về dương vật gây cương cứng.
Ảnh minh họa
Trong ngày, não của chúng ta sẽ giải phóng một chất gọi là noradrenaline, một loại hormone gây cản trở cương cứng. Tuy nhiên, khi chúng ta ngủ, não bộ sẽ giải phóng hormone này ít hơn, đồng nghĩa, vào ban đêm "cậu nhỏ" sẽ tự bật đứng lên theo từng thời điểm.
Thức dậy khi dương vật ở trong trạng thái cương cứng là điều rất phổ biến đối với nam giới ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bạn trẻ và thanh thiếu niên. Hầu hết tình trạng cương dương buổi sáng sẽ giảm bớt trong vòng vài phút sau khi nam giới đã thức dậy.
Cảnh giác khi không còn cương dương buổi sáng
Vì sao dương vật cương vào buổi sáng là cần thiết? Như đã đề cập ở phần đầu, dương vật "chào cờ" vào buổi sáng là biểu hiện có ở những người đàn ông khỏe mạnh. Sự hiện diện của tình trạng cương cứng vào ban đêm cũng thể hiện chức năng sinh lý và khả năng duy trì sự cương cứng khi quan hệ tình dục của phái mạnh.
Ảnh minh họa
Do đó, nếu nam giới không còn cương cứng vào ban đêm hoặc dương vật đã ngừng "chào cờ" vào mỗi sáng thì đây có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó.
Đàn ông càng lớn tuổi sẽ càng có nhiều nguy cơ gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn cương dương, triệu chứng này cũng khiến cho tình trạng "chào cờ" buổi sáng hiếm khi xuất hiện hơn. Lúc này, lưu thông máu trong cơ thể đã bị cản trở khiến dương vật không còn được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, từ đó các tế bào thần kinh ở khu vực này cũng không thể thực hiện được chức năng cương dương như thường lệ.
Mãn dục ở nam giới và những điều cần biết Mãn dục là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể con người theo thời gian, khi tuổi tác cao các cơ quan bên trong cơ thể bị lão hóa trong đó có cơ quan sinh dục. Mãn dục nam là gì? Mãn dục nam là tình trạng nồng độ testosterone trong máu giảm dưới mức bình thường là 10 - 35...