Măng tây, khoai tây, hải sản, các loại hạt và thịt đỏ chứa chất gây ung thư vú
Một nghiên cứu đã cảnh báo, măng tây, khoai tây, hải sản, các loại hạt và thịt đỏ có chứa các hợp chất gây ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu của Cambridge đã phát hiện asparagine, một axit amin cũng được tìm thấy trong sữa và gia cầm, có thể giúp tế bào ung thư di chuyển từ vú sang máu và tập trung vào các vùng khác của cơ thể.
Măng tây, khoai tây, hải sản, các loại hạt và thịt đỏ chứa chất gây ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu đã cho những con chuột bị ung thư vú một loại enzyme ngăn ngừa việc sản xuất axit amin asparagine. Loài gặm nhấm được cho enzyme, được gọi là L-asparaginase, 5 lần một tuần trong 19 ngày. Chúng cũng được đưa vào một chế độ ăn uống ít asparagine.
Mặc dù không rõ cách thức chúng hoạt động nhưng một nhóm nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít asparagine làm giảm đáng kể khối u ở những con chuột bị ảnh hưởng.
Điều này có nghĩa là bệnh nhân ung thư vú có thể nên dùng chế độ ăn kiêng một số loại trái cây và rau quả, hoặc các loại thuốc có ít asparagin nhằm ngăn ngừa bệnh di căn.
Giáo sư Greg Hannon thuộc Viện Nghiên cứu Ung thư Anh, Cambridge cho hay: “Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được một trong những cơ chế chính thúc đẩy khả năng lan truyền của các tế bào ung thư vú. Khi asparagine có sẵn được giảm, tế bào khối u giảm khả năng di căn ở các bộ phận khác của cơ thể. Phát hiện này bổ sung thêm thông tin quan trọng cho sự hiểu biết về cách chúng ta có thể ngăn chặn sự lan truyền ung thư, nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân”.
Video đang HOT
Mặc dù Charles Swanton, chuyên gia lâm sàng của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư đồng ý rằng những phát hiện này là “thú vị”, nhưng ông cho biết cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn để xác định liệu kết quả có được áp dụng trong môi trường thực tế trong phòng thí nghiệm hay không.
Martin Ledwick, y tá trưởng của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư cũng nhấn mạnh, điều quan trọng là bệnh nhân ung thư phải nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ thay đổi nào về chế độ ăn uống.
Baroness Delyth Morgan – Giám đốc điều trị ung thư vú cho biết thêm: “Chúng tôi khuyến khích mọi bệnh nhân tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, giàu trái cây, rau và hạn chế thịt chế biến và thực phẩm có hàm lượng chất béo cao hoặc đường nhằm giúp họ có cơ hội sống lâu hơn”.
Các phát hiện được công bố trên tạp chí Nature.
Huy Hoàng
Theo: dailymail/vietQ
Sự thật về bệnh nhân ung thư không được ăn thịt đỏ
Nhiều bệnh nhân ung thư tự kiêng cho mình, họ cho rằng không nên ăn thịt đỏ vì ăn nhiều thịt đỏ sẽ nuôi tế bào ung thư.
Bệnh nhân ung thư không được ăn thịt đỏ
Chị Nguyễn Huyền M. 43 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội bệnh nhân ung thư vú đã điều trị 4 năm. Chị M. cho biết từ ngày chị bị bệnh ung thư, chị cắt toàn bộ thịt có màu đỏ, hạn chế thịt động vật 4 chân đã giảm nguy cơ tái phát ung thư.
Theo chị M. phương pháp ăn uống của chị là tăng kiềm hóa trong thực đơn hàng ngày của mình.
Không riêng chị M., ông Nguyễn Văn Th. 54 tuổi, ung thư đại trực tràng đã điều trị được 2 năm. Ông Th. cho biết ông kiêng hoàn toàn thịt động vật 4 chân, trứng vịt lộn, các loại ốc, ếch, cá ở dưới bùn sâu và thường ăn thịt gia cầm là chính.
Theo GS Lê Thị Hương - Đại học Y Hà Nội với người bệnh ung thư, các bác sĩ không khuyên người bệnh bỏ ăn thịt đỏ hoàn toàn nhưng bệnh nhân chỉ được ăn với số lượng ít. Người dân cần phân biệt rõ, thịt đỏ là thịt của con 4 chân, không phải là thịt có màu đỏ.
Vì vậy, thay vì ăn nhiều thịt đỏ, người bệnh nên ăn nhiều thịt gia cầm, thịt gà, thịt vịt. Trong trường hợp người bệnh thèm ăn thì vẫn có thể ăn thịt đỏ theo khuyến cáo của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người dân nên ăn thêm các loại thịt cá, tôm, hải sản vì chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như omega 3, omega 6, các chất khoáng, vitamin, kẽm, sát...
GS Hương khuyến cáo người bệnh nên hạn chế các thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, xúc xích, lạp xưởng vì chúng rất mặn, không tốt cho cơ thể.
Giải pháp tốt nhất cho người bệnh là ăn cân đối dinh dưỡng, bổ sung tinh bột từ các loại hạt nguyên sẽ tốt hơn là hạt tinh chế.
Đối với các sản phẩm thực phẩm chức năng cho bệnh nhân ung thư, PGS Dương Trọng Nghĩa - Bệnh viện Y học trung ương cho biết thực phẩm chức năng cho bệnh nhân ung thư cũng được nhiều bệnh nhân quan tâm. Tuy nhiên theo PGS nghĩa thực phẩm chức năng xếp vào nhóm thực phẩm chứ không phải là nhóm thuốc. Thực phẩm chức năng không điều trị thay thế cho thuốc, các phương pháp chữa bệnh, phẫu thuật...
Thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ cho một số chức năng của cơ thể trong hoàn cảnh nhất định. Một số thực phẩm chức năng giúp bổ sung các khoáng chất, vitamin cần thiết, có tác dụng cải thiện sức khỏe, có chất chiết xuất từ tự nhiên.
Tuy nhiên, thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư chứ không có tác dụng chữa bệnh. Trên thực tế, thực phẩm chức năng khá an toàn trong điều trị cho bệnh nhân ung thư.
Các phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư hiện nay như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, cũng có mặt trái của nó, nhưng đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa thay thế được các phương pháp này.
Các thuốc y dược cổ truyền hiện nay cũng có những loại thuốc giúp ức chế tế bào ung thư, nâng cao sức khỏe bệnh nhân, cải thiện tình trạng bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị, giúp chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trở nên tốt hơn.
Tuy nhiên, các loại thuốc đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư chứ không thể thay thế các phương pháp y học hiện đại.
Theo infonet
Những thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên tránh xa Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong điều trị gout. Do đó để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout quay trở lại, người bệnh cần "nói không" với các thực phẩm dưới đây. Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong điều trị gout. Ảnh minh họa Nước ta trong những năm gần...