Mang rau Đồng Nai lên TP.HCM bị CSGT phạt 2 triệu: ‘Trên đây mắc, sao mua nổi’
Một người phụ nữ đi xe hơi chở rau và các thực phẩm khác từ Đồng Nai lên TP.HCM bị CSGT thổi phạt 2 triệu vì ra đường không cần thiết bức xúc: Sao lại không cần thiết, rau đây mắc quá sao mua, chết đói thì sao.
Người phụ nữ đôi co với CSGT khi bị lập biên bản. ẢNH: ĐỘC LẬP
Tối 13.7, Đội CSGT – TT Công an Q.Phú Nhuận (TP.HCM) phối hợp cùng lực lượng của UBND P.9, Q.Phú Nhuận kiểm tra người dân ra đường không lý do theo Chỉ thị 16 tại đường Hoàng Minh Giám (đoạn gần Công viên Gia Định).
Trong 1 giờ kiểm tra, tổ công tác lập biên bản 3 trường hợp vì ra đường không cần thiết. Cả 3 trường hợp đều trình bày đủ lý do nhưng không được CSGT, lực lượng của UBND P.9 chấp nhận.
Bản tin Covid-19 ngày 13.7: Cả nước 2.301 ca bệnh, TP.HCM có thể cách ly F0 tại nhà
“Rau TP.HCM mắc quá sao mua nổi”
Khoảng 19 giờ 30 phút, một người phụ nữ đi xe hơi biển số Đồng Nai bị CSGT yêu cầu dừng xe, trình bày lý do ra đường. Xuống xe, người này chỉ xuất trình được giấy xét nghiệm âm tính, nhưng CSGT báo sẽ phạt vì “ra đường không cần thiết”, chị bức xúc to tiếng với lực lượng chức năng.
Chị cho rằng rau ở TP.HCM quá mắc nên phải mua từ vườn ở Đồng Nai đem lên cho nhân viên của mình. ẢNH: ĐỘC LẬP
Chị cho hay, nếu không có lý do cần thiết thì không việc gì phải ra đường lúc này, vì ra đường vừa tốn tiền, vừa tốn thời gian, nhưng ngoài đường không có gì “mở để chơi hết”. Do đó, việc chị ra đường lúc này là có lý do cần thiết mới ra.
CSGT phân tích: “Chỉ thị 16 quy định rồi, không ra đường khi không có việc cần thiết rồi mà”. “Tôi đi đưa thực phẩm mà anh nói không hợp lý là sao, không được, tôi đi đúng quy trình mà. Tất cả mọi nơi khó khăn đều khó khăn trong ăn uống. Đi ra đường giá cả vậy sao mua. Bao nhiêu người trong gia đình mình sao mình không lo”, người này to tiếng với lực lượng chức năng. Sau đó, chị lên xe đóng cửa. CSGT phải gõ cửa mời chị xuống làm việc.
Trong lúc CSGT lập biên bản, chị bức xúc: “Chưa chết vì dịch đã chết vì đói rồi”. ẢNH: ĐỘC LẬP
Sau khi đọc biên bản, người này vẫn bức xúc: “Tôi không dùng biện pháp chống dịch khi nào, không hợp lý. Tôi mang thực phẩm này cần thiết cho nhân viên của tôi ăn, cần thiết cho gia đình của tôi. Trên xe của tôi vẫn có đầy đủ thực phẩm, mà anh kêu tôi không thực hiện là không được. Giờ từ tỉnh này qua tỉnh khác yêu cầu có giấy xét nghiệm tôi cũng có giấy mà”, chị nói ý kiến.
Khi nhận thấy người phụ nữ nóng nảy, CSGT đã khuyên chị bình tĩnh để tiếp tục làm việc. CSGT hỏi: “Sao không mua đồ ăn ở đây mà phải chuyển từ Đồng Nai lên?”. Chị giải thích: “Đồ ăn ở đây quá mắc. Người nhà tôi rất đông, nhân sự của tôi rất đông. Tôi không có khả năng để phục vụ nhân sự bao nhiêu người như vậy”.
Tối 13.7, dòng xe ra đường vẫn còn khá đông. ẢNH: ĐỘC LẬP
Phó chủ tịch UBND P.9 kiểm tra giấy tờ xác nhận đi lại của người lưu thông trên đường. ẢNH: ĐỘC LẬP
CSGT nói tiếp rằng chị có ý kiến gì có thể viết vào biên bản này, dù vậy người phụ nữ vẫn không chịu vì cho rằng câu từ trên biên bản không đúng. “Tôi thấy thực phẩm ở dưới đó rẻ thì tôi mua thôi, tôi mua ở vườn. Anh mua cho mình gia đình anh thì khác, anh có vài chục con người ăn đi thì anh tính như thế nào. Anh trả lời đi”.
Sau một hồi đôi co qua lại, người phụ nữ này cho hay, chị từng mua rau tại TP, 40.000 đồng chỉ được vài cọng rau loe hoe nên không thể chấp nhận nổi. Để di chuyển mỗi ngày từ Đồng Nai lên TP.HCM, chị xét nghiệm đều đặn 3 ngày/lần và dùng giấy đó trình đi đường.
Đề xuất mở chợ “giải cứu” heo ở Biên Hòa trong dịch Covid-19
Nhiều người nói “đi về nhà” cũng bị phạt
Theo ghi nhận, trong tối 13.7, CSGT – TT Công an Q.Phú Nhuận cũng ghi nhận một số trường hợp nói “đi về nhà” nhưng không chứng minh được nhà ở khu vực bắt buộc phải đi từ quận này sang quận khác.
Đây là trường hợp 4 người ngồi trên xe ô tô nói đi từ Gò Vấp đến đường Hai Bà Trưng mua thuốc nhưng không được CSGT chấp nhận vì “đi mua thuốc sao đi đông vậy”. Để nhắc nhở, CSGT đã lập biên bản 1 người. ẢNH: ĐỘC LẬP
Chị T. (đi ô tô theo hướng Hoàng Minh Giám về sân bay Tân Sơn Nhất) bị CSGT thổi phạt, không trình được các giấy tờ xác nhận đi lại. Khi CSGT báo lập biên bản vì ra đường không cần thiết, chị thắc mắc: “Ủa anh ơi, em đi về nhà em mà sao lại không cần thiết?”. CSGT đáp: “Giấy tờ của chị ở Thủ Đức, giờ chị nói chị đi về nhà mà sao đi hướng này?”. “Em còn nhà bên Tân Bình nữa. Nhà 2 cái, mỗi người đứng tên một cái”, chị trả lời.
CSGT cho rằng, nếu chị tạm trú ở đâu thì phải có xác nhận của công an khu vực ở đó thì mới chứng minh được đó là nơi ở của mình. Chị T. hỏi tiếp: “Nhưng em làm hộ khẩu Thủ Đức rồi thì vẫn làm tạm trú nơi khác nữa hả?”. Giải đáp thắc mắc này, CSGT yêu cầu chị ở nhà nào thì phải có tạm trú tại đó để cơ quan chức năng dễ quản lý, việc đi lại của chị cũng được chứng minh rõ ràng. Chị T. đồng ý ký biên bản.
Người phụ nữ bị phạt khi nói “đi về nhà” nhưng giấy tờ đăng ký lại ở nơi khác. ẢNH: ĐỘC LẬP
CSGT – TT Công an Q.Phú Nhuận ngoài xử phạt về ra đường không cần thiết sẽ phạt luôn các vi phạm về giao thông nếu phát hiện. ẢNH: ĐỘC LẬP
Cùng lúc đó, UBND P.9 cũng lập biên bản ông K. đi từ Q.Gò Vấp sang Q.5, đi ngang Q.Phú Nhuận. Ông K. nói, ông làm bảo vệ và đang đi về nhà. Nhưng ngoài một tờ giấy xác nhận làm bảo vệ của ông, không ghi ngày tháng giá trị hiệu lực, ông K. không trình được giấy tờ nào khác. Sau một hồi giải thích mãi không được chấp nhận, ông K. ký biên bản rồi đặt mạnh cây viết xuống bàn.
Ngoài các tổ kiểm tra trên Công viên Gia Định, tối cùng ngày, tổ công tác khác của CSGT – TT Công an Q.Phú Nhuận (TP.HCM) tiếp tục tuần tra kiểm soát ngẫu nhiên trên đường, Khi phát hiện người dân ra đường không lý do và các vi phạm giao thông, trật tự khác, tổ đều lập biên bản xử lý.
Bộ Y tế phân bổ hơn 746.000 liều vắc xin Pfizer về trong tháng 7, TP.HCM nhiều nhất
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa ký quyết định phân bổ hơn 746.000 liều vắc xin Pfizer tiếp nhận trong tháng 7 (trong đó có 1 lô đã về).
Theo quyết định này, vắc xin sẽ được phân bổ cho tất cả 63 tỉnh thành, lực lượng quân đội, công an, các bệnh viện và viện theo 4 đợt.
Trong đó, TP.HCM được nhận nhiều nhất, kế đến là Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang... Trong các bệnh viện, Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, Viện Pasteur TP.HCM, ĐH Y Hà Nội... là những đơn vị được phân bổ nhiều vắc xin nhất.
Bộ Y tế cũng yêu cầu bảo quản vắc xin theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất, tổ chức tiêm chủng ngay sau khi được phân bổ. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, vắc xin này cũng có thể sử dụng tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần trước đó và tiêm mũi 1 cho người chưa được tiêm chủng.
Theo Bộ Y tế, trong tháng 7 này sẽ tiếp nhận 8,7 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19, trong đó có trên 746.000 liều Pfizer, 2 triệu liều Moderna, gần 2,6 triệu liều AstraZeneca... Tháng 7 là thời điểm Việt Nam nhận được nhiều vắc xin nhất kể từ đầu năm 2021. Dự kiến trong quý 3 này sẽ có 3 triệu liều Pfizer được chuyển cho Việt Nam.
Bắc Ninh: Ghi nhận thêm 7 ca dương tính ngoài cộng đồng Tính đến 18h ngày 8/7, tỉnh Bắc Ninh ghi nhận thêm 7 ca dương tính với SARS-CoV-2 ngoài cộng đồng, nâng tổng số ca F0 trên địa bàn tỉnh lên 1.641 ca F0. Chốt chặn cứng nơi có ca F0 ở thành phố Bắc Ninh. Trong đó, thành phố Bắc Ninh ghi nhận 5 ca dương tính, thị xã Từ Sơn ghi nhận...