Mạng lưới giúp Australia phát hiện ca F0 trong cộng đồng
Để phát hiện các ca nhiễm lẩn khuất trong cộng đồng, Australia duy trì các mạng lưới giám sát, phối hợp hành động từ bác sĩ đến mỗi người dân.
Australia là một trong số ít quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đang kiên trì với chiến lược “không Covid-19″ bằng việc quyết liệt áp phong tỏa kết hợp với xét nghiệm rộng rãi và truy vết quyết liệt.
Australia khuyến cáo xét nghiệm nCoV với những người vừa từ nước ngoài trở về trong vòng 14 ngày hoặc tiếp xúc gần với người mắc Covid-19. Những người vừa trở về sau chuyến đi trên du thuyền và phát triển triệu chứng nghi Covid-19 trong vòng 14 ngày cũng được yêu cầu xét nghiệm, hoặc những người đi qua vùng được coi là có nguy cơ lây lan cao.
Ngoài việc xét nghiệm trực tiếp những người nghi nhiễm nCoV, Australia còn lập các kế hoạch theo dõi, giám sát để phát hiện virus lẩn khuất trong cộng đồng, ở những người không biết mình nhiễm bệnh.
Theo kế hoạch ứng phó khẩn cấp nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19 của Australia, chính phủ nước này sẽ kích hoạt những mạng lưới giám sát được thiết lập cho kế hoạch ứng phó với các đại dịch cúm và Covid-19 nằm trong số đó.
Người dân xếp hàng chờ bên ngoài một trung tâm tiêm chủng ở Sydney, Australia, ngày 25/8. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Mạng Nghiên cứu Thực hành Giám sát Australia (ASPREN) là một mạng lưới gồm các bác sĩ đa khoa sẽ ghi lại số bệnh nhân mắc bệnh giống cúm trong số những bệnh nhân mà họ thăm khám. Những bác sĩ đa khoa này sẽ lấy mẫu xét nghiệm trong một nhóm nhỏ những bệnh nhân đó để xem có người nào nhiễm nCoV hay không. Các mẫu sinh phẩm sẽ được gửi đến Trung tâm Bệnh lý học Nam Australia để xét nghiệm.
Một mạng lưới giám sát khác được kích hoạt là FluCAN. Hệ thống này sẽ báo cáo số ca nhập viện tương ứng với một căn bệnh nào đó, thường là cúm, cùng với những dữ liệu lâm sàng liên quan đến ca bệnh. Thông tin mà nó cung cấp giúp các chuyên gia y tế công cộng có cái nhìn rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh và các triệu chứng.
Tuy nhiên, các hệ thống này chỉ có thể theo dõi những người bệnh nặng đến mức phải điều trị tại các cơ sở y tế, không thể phát hiện những ca Covid-19 thể nhẹ hoặc không triệu chứng.
Đây là lúc mà một hệ thống giám sát trực tuyến mang tên FluTracking phát huy tác dụng. Bất kỳ ai trong cộng đồng cũng có thể tham gia khảo sát và trả lời hai câu hỏi đơn giản mỗi tuần về việc họ có bị ho sốt hay không.
Kết hợp với nhau, cả hệ thống trên giúp cung cấp thông tin về số ca mắc các bệnh giống cúm trong cộng đồng. Nếu số người bệnh giống cúm nhiều hơn so với bình thường, điều có có thể báo hiệu một ổ dịch có nguy cơ đã xuất hiện. FluTracking được kích hoạt để giám sát Covid-19 từ tháng 2/2020.
Tuy nhiên, không ít người đặt ra câu hỏi liệu hệ thống giám sát của Australia có thể phát hiện các ca nhiễm nCoV sớm đến đâu. Liệu chúng có thể phát hiện ra một ổ dịch khi số ca nhiễm chỉ khoảng vài chục, hay hệ thống chỉ phát đi cảnh báo khi số ca nhiễm đến vài trăm hoặc vài nghìn.
Nhằm tối ưu hóa và khắc phục những hạn chế của hệ thống giám sát này, Australia cũng học hỏi các sáng kiến từ những quốc gia khác để áp dụng vào hệ thống giám sát của mình.
Hồi đầu năm ngoái, London bắt đầu áp dụng một hệ thống xét nghiệm các ca bệnh nhẹ tại nhà bệnh nhân, giúp đảm bảo yếu tố cách ly và giảm nguy cơ lây lan virus. Trong khi đó, nhiều nơi tổ chức các trạm xét nghiệm cho tài xế ngay trong xe ôtô, nhằm hạn chế nguy cơ virus lây lan.
Kế hoạch ứng phó khẩn cấp của Australia đề xuất huy động cả các phòng khám tư nhân nhỏ thực hiện xét nghiệm Covid-19 nhằm giúp giảm tải cho hệ thống y tế. Xét nghiệm tại chỗ trong xe ôtô cũng là một lựa chọn.
Số ca Covid-19 của Australia thời gian gần đây đang tăng nhanh trở lại. Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn khả quan hơn hầu hết các quốc gia phát triển khác. Australia đến nay báo cáo hơn 55.000 ca nhiễm và hơn 1.000 ca tử vong.
Bên cạnh áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, việc nhanh chóng phát hiện những ca nhiễm lẩn khuất trong cộng đồng để ứng phó kịp thời cũng được cho là một phần nguyên nhân khiến dịch bệnh ở Australia không diễn biến quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trước làn sóng lây lan quá mạnh của biến chủng Delta, giới chức Australia đang dần thay đổi quan điểm về chiến lược “không Covid-19″ và muốn chuyển sang “sống chung với Covid-19″.
“Mục tiêu của chúng tôi là sống chung với virus chứ không phải sống trong nỗi lo sợ về chúng”, Thủ tướng Scott Morrison nói ngày 23/8. Ông bảo vệ kế hoạch bắt đầu mở cửa khi 70% dân số Australia đủ điều kiện hoàn thành tiêm chủng, bất chấp số ca nhiễm tăng kỷ lục ở Sydney. Ông cũng ngầm cảnh báo các bang cố tình duy trì biện pháp phong tỏa có thể đối mặt nhiều hậu quả.
“Chúng ta phải phá vỡ vòng luẩn quẩn này”, Morrison nói về việc các bang phải đóng và mở cửa liên tục vì Covid-19. “Những ngày u tối phải kết thúc”.
Gia tăng số ca mắc COVID-19 tại bang Victoria, Australia
Bang Victoria của Australia đã ghi nhận sự tăng vọt số ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng trong bối cảnh chính phủ nước này chuẩn bị gia hạn lệnh phong tỏa nghiêm ngặt.
Ngày 1/9, bang này ghi nhận thêm 120 ca nhiễm mới, tăng mạnh từ mức 76 ca của một ngày trước đó.
Cảnh vắng vẻ tại Sydney, Australia, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngày 28/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bang Victoria đã áp đặt lệnh phong tỏa từ đầu tháng 8 vừa qua ngay sau khi có ca mắc COVID-19, nhưng số ca nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng lên trong 4 tuần qua. Thủ hiến bang Daniel Andrews tuyên bố lệnh phong tỏa sẽ vẫn được duy trì tại Victoria, nhưng cam kết sẽ nới lỏng một số biện pháp hạn chế nếu số ca nhiễm mới duy trì ở mức thấp và tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tăng.
Trong khi đó, ở bang láng giềng New South Wales (NSW) đã phát hiện thêm 1.116 ca nhiễm mới, giảm so với 1.164 ca thông báo một ngày trước đó. Bang này cũng ghi nhận thêm 4 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi trong đợt bùng phát dịch này lên 100 người. Thủ hiến bang Gladys Berejiklian cho biết bang này có thể đạt tỷ lệ 70% dân số tiêm chủng đầy đủ vaccine vào giữa tháng 10 tới thay vì mục tiêu ban đầu là cuối tháng, sau khi các đợt bùng phát dịch bệnh tại đây đã thúc đẩy người dân đi tiêm chủng. Đến nay, 37% dân số trên 16 tuổi ở bang NSW đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Australia đang nỗ lực ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ 3 vốn đã khiến hơn 50% trong tổng số 25 triệu dân của nước này bị phong tỏa. Các thành phố lớn nhất là Sydney và Melbourne, thủ đô Canberra đã phải áp đặt quy định ở nhà nghiêm ngặt kéo dài nhiều tuần. Hiện Australia ghi nhận tổng cộng khoảng 55.000 ca nhiễm, trong đó 1.012 ca tử vong.
*Trong khi đó, tại quốc gia láng giềng New Zealand, trong bối cảnh các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đã được nới lỏng ở hầu hết các khu vực trên cả nước, người dân ngày 1/9 đã đổ ra các bãi biển và xếp hàng mua đồ ăn mang về.
Hiện ngoài khoảng 1,7 triệu người tại thành phố lớn nhất Auckland vẫn đang trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt cấp độ 4 thêm 2 tuần nữa, những khu vực khác của đất nước đã được nới lỏng. Theo đó, người dân đã được đến các bãi biển và các hoạt động giải trí ngoài trời được nối lại. Các cửa hàng cũng được mở cửa trở lại sau 2 tuần đóng cửa, trong khi hoạt động xây dựng được tiếp tục. Tuy nhiên, các trường học và văn phòng vẫn đóng cửa trên toàn quốc, doanh nghiệp chỉ có thể cung cấp dịch vụ không tiếp xúc.
Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern đã áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc từ ngày 17/8 vừa qua sau khi làn sóng dịch bệnh do biến thể Delta bùng phát trở lại ở nước này. Ngày 1/9, New Zealand ghi nhận 75 ca nhiễm mới (trong đó 74 ca ở Auckland), tăng từ mức 49 ca trong ngày trước đó. Tổng số ca bệnh trong đợt bùng phát dịch lần này đã tăng lên 687 ca, trong đó hầu hết là ở Auckland.
Australia khuyến cáo người dân về việc tiêm trộn vaccine COVID-19 Giới chức y tế Australia đã khuyến nghị người dân nên tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19 cùng loại thay vì trộn lẫn. Một cảnh sát tiêm vaccine COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: AP Tờ Guardian (Anh) cho biết biến thể Delta đã gây ảnh hưởng đến các bang New South Wales và Victoria nên người dân được khuyên tiêm vaccine COVID-19 sớm...