Mạng lưới điều trị đột quỵ trên địa bàn TP HCM
Tính đến thời điểm hiện nay (7/2019), đã có 17 bệnh viện trên địa bàn TP HCM có thể tiếp nhận và điều trị bệnh đột quỵ.
Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Nhân dân 115 hiện nay luôn trong tình trạng quá tải, trong thời gian qua các chuyên gia đột quỵ của bệnh viện đã chuyển giao kỹ thuật điều trị đột quỵ cho nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố và trên cả nước.Trung tâm đột quỵ của Bệnh viện Nhân dân 115 có quy mô lớn nhất và có đầy đủ tất cả kỹ thuật điều trị đột quỵ, và cũng là bệnh viện đầu tiên của châu Á nhận “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng” của Hội Đột quỵ châu Âu. Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cũng đã được công nhận và là bệnh viện thứ 2 của châu Á đạt chuẩn chất lượng vàng này.
Tại TP HCM, tổng cộng có 17 bệnh viện có thể tiếp nhận và can thiệp điều trị cho bệnh nhân đột quỵ. Để tận dụng tối đa “cửa sổ thời gian vàng” đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, khi có các dấu hiệu đột quỵ, nên gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa ngay người bệnh đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất.
Ứng dụng công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo “RAPID” trong điều trị đột quỵ tại TP HCM
Video đang HOT
Phương pháp chính trong điều trị đột quỵ là tái thông mạch máu não bị tắc nghẽn nhằm cứu lấy vùng nhu mô não đang bị tổn thương bằng các liệu pháp thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Tuy nhiên, các liệu pháp điều trị này chỉ hiệu quả khi người bệnh đến sớm – trong vòng 4,5-6 giờ của “cửa sổ thời gian vàng”, do đó nên được đưa đến bệnh viện gần nhất có khả năng thực hiện những kỹ thuật điều trị này.
Bên cạnh đó, mạng lưới điều trị đột quỵ của TP HCM còn được trang bị thêm công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo “RAPID” tại Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Gia An 115. Với ứng dụng trí tuệ nhân tạo này, cho phép mở rộng cửa sổ điều trị lên đến 24 giờ so với 6 giờ trước đây, nghĩa là sẽ có thêm 18 giờ nữa cho những người bệnh không may được phát hiện muộn.
TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM, Trưởng khoa Bệnh lý Mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, với phương pháp trên, thông qua phần mềm, bác sĩ sẽ thấy được vùng tranh tối tranh sáng, những vùng nhu mô não sẽ chết trong những giờ tiếp theo, giúp cho bác sĩ tiên đoán được vùng não sẽ bị hoại tử trong thời gian rất gần và đưa ra quyết định có nên tiếp tục lấy huyết khối tái tưới máu, việc điều trị có mang lại lợi ích cho người bệnh hay không.
Dưới đây là danh sách các bệnh viện trên địa bàn TP HCM trong mạng lưới điều trị đột quỵ với năng lực thực hiện các kỹ thuật điều trị đột quỵ tương ứng:
M.P
Theo petrotimes
Bệnh viện đầu tiên khu vực phía Bắc đạt chứng nhận Vàng về điều trị đột quỵ
Bệnh viện TƯQĐ 108 là bệnh viện thứ 3 trong cả nước (trước đó có Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) và là bệnh viện đầu tiên trong Quân đội đạt chứng nhận Vàng về điều trị đột quỵ.
TS.BS. Nguyễn Huy Thắng (bên trái) - Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam trao chứng nhận Vàng cho đại diện Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện TƯQĐ 108
Chứng nhận này đòi hỏi nhiều tiêu chí theo bộ tiêu chí của Hội Đột quỵ châu Âu, trong đó quan trọng nhất là thời gian từ lúc bệnh nhân đến cửa bệnh viện đến khi bệnh nhân được điều trị đặc hiệu phải dưới 60 phút.
Theo TS.BS. Nguyễn Huy Thắng - Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam: Tiêu chuẩn chất lượng vàng trong điều trị đột quỵ là thước đo để các đơn vị đột quỵ biết vị trí của mình, là động lực để các đơn vị ngày càng nâng cao chất lượng điều trị đột quỵ. Một bệnh viện ở Việt Nam đạt được Chuẩn Vàng của Hội Đột quỵ châu Âu tức chất lượng điều trị đột quỵ ở bệnh viện đó tương đương với chất lượng ở châu Âu.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam mới có 3 bệnh viện đã được nhận Chứng nhận Vàng của Hội Đột quỵ châu Âu, trong đó, Bệnh viện TƯQĐ 108 là bệnh viện đầu tiên ở miền Bắc được trao chứng nhận này.
Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện TƯQĐ 108 đã thiết lập được các nhóm cấp cứu trước viện có thể liên lạc qua nhiều phương tiện như Zalo,Viber... Nhờ đó đã có nhiều bệnh nhân được cấp cứu, điều trị sớm trong những giờ vàng. Công tác truyền thông của Bệnh viện cũng rất được chú trọng, bằng nhiều hình thức khác nhau Tổ truyền thông cùng với Trung tâm Đột quỵ não đã tuyên truyền cho người dân biết cách phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ và khuyến cáo các bệnh nhân phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Từ đó, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện trong "giờ vàng" ngày càng tăng cao.
K.Chi
Theo infonet
Cụ ông 72 tuổi bị đột qụy liệt nửa người được cứu sống kịp thời Ngày 9/7, đại diện bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa thực hiện thành công ca can thiệp hút huyết khối điều trị đột qụy và sau đó đặt stent động mạch cảnh trong để tránh tái phát nguy cơ đột qụy cho cụ ông 72 tuổi. Theo đó, người bệnh là ông N.V.N, 72 tuổi, TP.HCM,...