Mạng lưới buôn hổ hàng tỷ USD sang Trung Quốc làm thuốc
Các nhà hoạt động hy vọng vụ bê bối sát hại hổ tại đền thiêng ở Thái Lan sẽ thức tỉnh dư luận thế giới, khi nạn buôn lậu loài vật hoang dã này ngày một nở rộ.
Một nhà sư chăm sóc hổ tại ngôi đền ở tỉnh Kanchanaburi. Đền sau đó bị cơ quan chức năng lục soát. Ảnh: AP
Theo Guardian, một tuần trước, chỉ cần bỏ ra 600 baht Thái (gần 17 USD) là một du khách có thể tới thăm ngôi đền chuyên nuôi hổ tại tỉnh Kanchanaburi, phía tây thủ đô Bangkok của Thái Lan. Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt vời khi những con hổ sống chung với người một cách gần gũi. Chỉ cần chi thêm khoảng gần 22 USD họ sẽ được tham gia cho hổ ăn, hoặc chụp ảnh với một chú hổ ngả đầu vào lòng.
Trong gần 250.000 người đã tới ngôi đền này có nhiều ngôi sao làng showbiz thế giới như Jay Z hay Beyoncé. Tất cả đều thấy thích thú khi những con vật được xem như hung dữ nhất thế giới lại hiền lành đến vậy.
Nhưng giờ cánh cửa vào ngôi đền này đã bị đóng và toàn bộ những con “mèo lớn” đã được đưa đi, có lẽ là vĩnh viễn. Sau một thập kỷ bị cáo buộc bởi các nhóm bảo vệ động vật về những hành vi độc ác, buôn lậu động vật hoang dã và nuôi hổ sinh sản, 1.000 cảnh sát, binh sĩ quân đội và nhân viên chính phủ Thái Lan đã lục soát ngôi đền. Tại đây, hoạt động buôn lậu các bộ phận cơ thể hổ tới thị trường Trung Quốc đã bị phanh phui. Những mối đe dọa với đời sống của hổ hoang dã cũng lộ rõ.
Số lượng hổ trong tự nhiên ước tính chỉ còn khoảng 3.200 cá thể, giảm mạnh so với mức 100.000 năm 1900. Nhưng nghiên cứu do Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA), tổ chức Bảo tồn và Giáo dục Môi trường vì Cuộc sống (Cee4life) của Australia cùng số liệu từ các cuộc điều tra của Traffic – mạng lưới theo dõi hoạt động buôn bán động vật hoang dã – cho thấy hơn 5.000 con hổ đang bị nuôi nhốt tại Trung Quốc, 1.450 con tại Thái Lan, 180 con tại Việt Nam và khoảng 400 con tại Lào. Ngoài ra, còn có nhiều vườn thú tư nhân và những cá nhân tự nuôi hổ tại các nước, chủ yếu tập trung tại châu Á.
Bà Debbie Banks, đến từ tổ chức EIA, từng thâm nhập vào các trại nuôi hổ ở Trung Quốc. Bà cho biết trong thập kỷ qua, hoạt động nuôi nhốt hổ đã phát triển nhanh chóng và là một ngành hái ra tiền, núp dưới vỏ bọc bảo tồn. Sự tồn tại của những trại như vậy đang làm gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xa xỉ cũng như các loại thuốc đông y cổ truyền của Trung Quốc, gây nguy hại cho số ít những cá thể hổ hoang dã còn lại.
“Những nơi như vậy cất trữ lượng lớn các bộ phận cơ thể hổ trong các kho đông lạnh. Cuộc khám xét vừa qua tại Thái Lan chỉ là phần nổi của hoạt động buôn bán trải rộng khắp Đông Nam Á. Những nơi được xem là bảo tồn hổ lại đang bí mật bán các bộ phận cơ thể của chúng ra chợ đen để thu lợi lớn”, bà Banks nói.
Tại Kanchanaburi, những gì được phát hiện đằng sau tầm mắt của du khách đã gây sốc cho ngay cả những nhà điều tra hoạt động buôn bán động vật hoang dã kỳ cựu. Ngoài 137 con hổ sống, họ còn tìm thấy một phòng thí nghiệm, cho thấy các nhà sư đã sử dụng nhiều bộ phận cơ thể hổ để ngâm rượu và bào chế thuốc. Trong một kho lạnh, xác 40 con hổ con được tìm thấy.
Video đang HOT
Những bình rượu “hổ bao tử” được tìm thấy trong ngôi đền tại Thái Lan. Ảnh:Reuters
Các trại nuôi như vậy đang phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, trong bối cảnh nhu cầu trên thị trường đối với xương và các bộ phận cơ thể hổ tăng nhanh, trong khi lượng hổ trong tự nhiên giảm mạnh. Chủ các trại này thường tuyên bố họ đang nâng cao nhận thức của mọi người về tình cảnh của hổ, và nói rằng những con vật được nuôi nhốt sẽ được đưa trở lại tự nhiên.
Bà Banks thì nhìn nhận những luận điệu đó một cách khinh bỉ. Những cơ sở nuôi hổ đó theo bà chỉ vì lợi nhuận, và hầu hết bị tình nghi liên quan đến hoạt động mua bán phi pháp các bộ phận cơ thể hổ.
Khó ngăn chặn
Bất chấp một hiệp ước quốc tế được ký năm 2007, cấm việc nuôi hổ để lấy các bộ phận buôn bán, và trang trại nuôi hổ phải bị đóng cửa, thực tế lại đang diễn ra theo chiều ngược lại. Hoạt động buôn bán các bộ phận cơ thể hổ nuôi nhốt vẫn gia tăng, trong khi nhu cầu trên chợ đen đối với hổ hoang dã cao hơn bao giờ hết.
Mạng lưới Traffic cho biết các bộ phận cơ thể của khoảng 1.600 cá thể hổ đã bị giới chức các nước châu Á bắt giữ trong giai đoạn 2000 – 2014.
“Rất khó để biết được đâu là bộ phận cơ thể hổ hoang dã, đâu là từ hổ nuôi nhốt, nhưng không thể tất cả đều là hổ hoang dã”, người phát ngôn Richard Thomas nhận định. “Rất nhiều trong số hàng trăm bộ phận cơ thể hổ bị thu giữ tại châu Á có vẻ như từ những con vật nuôi nhốt, và Traffic từng kêu gọi nhiều quốc gia, trong đó có Thái Lan, cho biết các biện pháp được triển khai để ngăn chặn những hoạt động buôn bán phi pháp như vậy”.
Có nhiều nghi ngờ mạnh mẽ rằng, những quan chức tham nhũng cùng các doanh nhân hùng mạnh đứng đằng sau hoạt động buôn bán các bộ phận cơ thể hổ trị giá hàng tỷ USD này. “Trung Quốc từ lâu vẫn có những ưu ái nội bộ một cách có hệ thống cho các công ty giao dịch da và các sản phẩm phái sinh, được sản xuất chủ yếu từ các loài động vật nuôi nhốt”, báo cáo của Tổ chức Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) khẳng định.
Bất chấp các lệnh cấm được quốc tế áp đặt đối với hoạt động buôn bán này, những tuyến biên giới lỏng lẻo giữa Thái Lan, Myanmar, Lào và Trung Quốc giúp những kẻ buôn lậu dễ dàng tuồn các loài động vật.
Một khi các bộ phận cơ thể hổ được đưa tới Trung Quốc, món lợi những kẻ buôn bán thu được là rất lớn. Suốt nhiều thập kỷ, các bộ phận cơ thể hổ được sử dụng trong các loại thuốc Đông y, khiến giao dịch chợ đen rất phát triển.
Từ năm 1993, Trung Quốc đã cấm sử dụng xương hổ, nhưng ông John Scanlon, tổng thư ký của CITES, cho biết nhu cầu đối với một số loại vẫn tiếp tục tăng, do nhiều người mua muốn chứng tỏ độ giàu có.
Bộ da của một con hổ nuôi nhốt trưởng thành tại Trung Quốc có giá hơn 58.000 USD. Theo EIA, giới nhà giàu Trung Quốc đang mua những tấm da để làm thảm và treo tường, uống rượu hổ có giá 500 USD/chai. Xương hổ có giá tương đương với vàng, và một bát súp pín hổ – được tin là giúp tăng cường sinh lý ở nam giới – có giá hơn 300 USD.
Binh sĩ quân đội Thái Lan phát hiện nhiều da hổ, xác hổ con trong ngôi đền bị lục soát. Ảnh: Reuters
Tại Trung Quốc chỉ còn khoảng 50 con hổ hoang dã, nhưng hai trại nuôi hổ lớn cùng nhiều trại nhỏ đang nuôi nhốt hợp pháp khoảng 5.000 con. Một số người cho rằng việc nuôi nhốt và nhân giống hổ có thể phục vụ mục đích bảo tồn, tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc này khiến nhu cầu mua bộ phận hổ càng tăng cao.
“Chúng tôi không muốn thấy những con hổ bị thương mại hóa dù theo bất kỳ cách nào”, Colman O’Criodain, chuyên gia của tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết. “Sự thật là những con hổ càng hoang dã thì chúng được tin là càng tốt khi làm thuốc. Việc nuôi nhốt hổ cũng rất tốn kém. Và với sự khó khăn trong việc phân biệt rõ giữa các sản phẩm hoang dã và nuôi nhốt, rủi ro là rất lớn. Có quá nhiều cám dỗ để người ta kinh doanh trục lợi”.
Bà Banks thì khẳng định: “Các trại nuôi hổ không giúp ích gì cho việc bảo tồn hổ hoang dã. Trái lại, việc buôn bán các sản phẩm dù hợp pháp hay phi pháp từ các cơ sở đáng sợ này đều đang kích thích nhu cầu thị trường, làm gia tăng hoạt động săn bắt trộm, dẫn tới sự tuyệt chủng của hổ hoang dã”.
Các nhà hoạt động bảo vệ động vật hy vọng rằng vụ bê bối tại ngôi đền ở Kanchanaburi, Thái Lan sẽ khiến thế giới thức tỉnh. Nhưng để chấm dứt hoạt động buôn bán một trong những loài động vật oai vệ nhất thế giới, có lẽ cần phải có một cuộc cách mạng văn hóa khác tại Trung Quốc,Guardian viết.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Báo Tây viết về 4 chú hổ con bị đông lạnh ở VN
Báo Daily Mail của Anh đã đăng tải bài viết khiến nhiều độc giả phương Tây khiếp sợ khi vụ việc 4 chú hổ con bị đông lạnh rồi nấu cao mới bị phát hiện gần đây ở Việt Nam.
4 chú hổ đông lạnh được phát hiện ở Nam Định.
Theo tác giả bài báo Abe Hawken, hổ sau khi được đông đá sẽ được dùng để nấu cao. Người Việt Nam tin rằng cao hổ có tác dụng chữa bệnh thấp khớp rất tốt. Trong bài báo tác giả cho biết vụ việc được công an tỉnh Nam Định phát hiện khi đuổi theo một kẻ buôn bán động vật hoang dã. Người này có tên Phạm Văn Tú, 26 tuổi và đang tìm cách bán 4 chú hổ con đông lạnh.
Phạm Văn Tú cho biết mình mua 4 con hổ từ chợ ở biên giới Việt Nam - Lào với giá 2 triệu đồng, Daily Express đưa tin. Phạm Văn Tú đang định bán lại số hổ trên với giá 8 triệu đồng bằng cách rao trên mạng Facebook. Tú đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ và cáo buộc có liên quan tới một đường dây chuyên buôn bán động vật hoang dã.
Theo Daily Mail, tại các nước khu vực Đông Nam Á, hoạt động buôn bán hổ và những bộ phận của hổ rất phổ biến trên mạng xã hội. Đáng buồn là hiện nay ở Lào và Việt Nam chỉ còn khoảng 30 cá thể hổ sinh sống ngoài tự nhiên.
Tiến sĩ Pieter Kat, một nhà khoa học từ quỹ LionAid trả lời Express: "Số lượng hổ ở Việt Nam đã sụt giảm ở mức độ chóng mặt và chỉ còn vài chục cá thể. Chính việc buôn bán các sản phẩm từ hổ đã khiến số lượng loài động vật này suy giảm nhanh chóng".
Độc giả Juliet từ thành phố Kent, vương quốc Anh chia sẻ: "Đây là tội ác thực sự của loài người. Tôi không thể diễn tả bằng lời". Một người khác từ thành phố Carmathen nói rằng chính con người đã hủy diệt sự sống trên hành tinh xanh. Rất nhiều người khác bày tỏ sự e sợ hành động dã man này của kẻ buôn lậu hổ.
Theo Danviet
Cháy nhà truyền thống Êđê, 4 cháu nhỏ thoát chết trong gang tấc Khoảng 13 giờ ngày 3-5, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại buôn Dlung 1A, thuộc phường Thống Nhất, TX. Buôn Hồ (Đắk Lắk) khiến một ngôi nhà dài truyền thống của đồng bào Êđê bị thiêu rụi, 4 cháu nhỏ trong nhà may mắn thoát chết Các nhân chứng tại hiện trường cho biết, vào thời điểm trên, họ phát hiện đường...