Mang lại ánh sáng cho người bệnh
Trong những năm qua, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa đã nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân lực, đổi mới tinh thần thái độ phục vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) của Nhân dân.
Bệnh viện Mắt Thanh Hóa trang bị hệ thống máy sinh hiển vi trong lĩnh vực nhãn khoa, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị nhiều bệnh về mắt.
Trao đổi với ông Phạm Văn Dung, Giám đốc Bệnh viện Mắt Thanh Hóa, được biết: Để nâng cao chất lượng khám và điều trị các bệnh về mắt cho người dân, bệnh viện xác định, tổ chức bộ máy và đào tạo con người là những nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Bộ máy tổ chức, nhân lực trong đơn vị đã được sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi người; thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo chuyên khoa và chuyên khoa sâu để phát triển kỹ thuật mới. Tại bệnh viện, đã tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt khoa học, tập huấn chuyên ngành cập nhật kiến thức mới, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu KCB ngày một cao của Nhân dân. Áp dụng tối đa công nghệ thông tin và tự động hóa vào quy trình tiếp nhận khám bệnh, quản lý người bệnh nằm viện, hồ sơ bệnh án. Bệnh viện cũng tích cực phối hợp cùng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện công tác phòng, chống mù lòa tại cộng đồng, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ mắt. Với những người cao tuổi bị đục thủy tinh thể hoặc bị các bệnh về mắt khác như: mộng, quặm… được chỉ định và giới thiệu đến bệnh viện để thực hiện phẫu thuật. Hàng năm, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp bằng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị và các nguồn huy động hợp pháp khác, để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng KCB… Bệnh viện cũng đã ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác khám, tư vấn điều trị bệnh, như: Kỹ thuật cắt dịch kính điều trị bệnh lý bán phần sau tiếp tục được hoàn thiện; tiến hành kỹ thuật ghép màng ối và ghép giác mạc điều trị bệnh lý kết giác mạc; chụp mạch ký huỳnh quang không thuốc bằng phần mềm OCT- A… Để thực hiện được các kỹ thuật mới, hiện đại, bệnh viện cũng đã bổ sung thêm các trang thiết bị, như: Phần mềm chụp ảnh ký huỳnh quang không thuốc OCT – A; máy đo công suất thủy tinh thể nhân tạo IOL master… Cùng với nâng cao chất lượng KCB, tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân của cán bộ, y, bác sĩ của bệnh viện ngày càng được đánh giá tốt hơn, các phong trào thi đua đã triển khai trong toàn bệnh viện, như: Tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân tận tình, chu đáo; thực hiện tốt “Quy tắc ứng xử” của cán bộ y tế; chủ động đổi mới tư duy, phong cách, thái độ phục vụ người bệnh. Định kỳ hàng tháng, bệnh viện thực hiện lấy ý kiến, khảo sát sự hài lòng của người bệnh đến khám và điều trị. Công tác điều dưỡng trong bệnh viện luôn được duy trì thực hiện tốt, hoạt động chăm sóc người bệnh đạt hiệu quả cao. Đội ngũ điều dưỡng viên, kỹ thuật viên luôn nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác chăm sóc người bệnh toàn diện. Tại bệnh viện đã tích cực tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội trú, ngoại trú và thân nhân người bệnh trong quá trình KCB để họ biết cách phòng tránh một số bệnh là nguyên nhân gây nên mù lòa. Ngoài ra, bệnh viện thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến 27 huyện, thị xã, thành phố về công tác chăm sóc mắt cho Nhân dân trên địa bàn; phối hợp với các trung tâm y tế tuyến huyện, tăng cường công tác truyền thông chăm sóc mắt tại cộng đồng cho Nhân dân 3 huyện (Như Thanh, Vĩnh Lộc và Quảng Xương), khám tư vấn và phát thuốc miễn phí cho 4.403 lượt người để biết các bệnh về mắt gây mù lòa tại cộng đồng và biết cách phòng tránh cũng như tham gia điều trị kịp thời.
Với tâm huyết xây dựng một bệnh viện của Nhân dân, nhằm giúp người dân được tiếp cận công nghệ điều trị hiện đại, tiên tiến, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa luôn không ngừng phấn đấu, quyết tâm xây dựng đơn vị trở thành một bệnh viện chuyên khoa mắt chất lượng cao, dịch vụ hoàn hảo, với đội ngũ y, bác sĩ không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có tinh thần, thái độ chăm sóc bệnh nhân chu đáo, tận tình.
Sở Ngoại vụ tăng cường công tác tuyên truyền về biên giới, hải đảo
Những năm qua, Sở Ngoại vụ đã phối hợp với các sở, ban, ngành, lực lượng chức năng của tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia trên biển, hải đảo, đất liền cho Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, gìn giữ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.
Cán bộ và Nhân dân khu vực ven biển dự buổi tập huấn cập nhật thông tin biển, đảo do Ban Chỉ đạo công tác biên giới mở tại huyện Hậu Lộc.
Thanh Hóa có 102km bờ biển, 213km đường biên giới quốc gia tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào). Những năm qua Đảng, Nhà nước và địa phương có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng biên giới, hải đảo của tỉnh phát triển.
Đồng chí Mai Văn Thoại, Trưởng Phòng Lãnh sự biên giới, Sở Ngoại Vụ cho biết: Thời gian gần đây, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Trên biển, Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động diễn tập quân sự bất hợp pháp trên biển Đông; tình trạng tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền, đánh bắt trộm hải sản vẫn diễn ra; việc mua bán, sử dụng xung, kích điện, khai thác hải sản sai vùng, khu vực, tàu thuyền không đủ thủ tục, giấy chứng nhận, thiết bị an toàn, tranh chấp ngư trường... diễn biến phức tạp. Trên tuyến biên giới, hoạt động vi phạm quy chế xuất nhập cảnh trái phép vẫn diễn ra, hoạt động đi lại của người Mông trên địa bàn có chiều hướng giảm, tình trạng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm việc giảm mạnh nhưng vẫn còn tồn tại, nhiều diễn biến mới khó lường.
Từ thực tế đó, năm 2020, Sở Ngoại vụ (Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo công tác biên giới tỉnh Thanh Hóa) đã thường xuyên tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai lồng ghép công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý biên giới, hải đảo bằng nhiều hình thức phong phú, như: Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các điều ước, công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia, Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Luật Thủy sản; các văn bản chỉ đạo của tỉnh Thanh Hóa về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU). Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa hai nước Việt Nam - Lào, biên bản thỏa thuận đã ký kết giữa 2 tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chương trình, đề án về bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự khu vực biển, đảo tỉnh Thanh Hóa, như: Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021"; Đề án "Tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho Nhân dân và các hoạt động kinh tế biển, đảo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020".
Theo đó, năm 2020 khu vực biên giới trên biển, các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức được 82 đợt tuyên truyền với 8.869 lượt người tham dự; cấp phát 2.905 tờ rơi, tờ bướm, pfofile, băng rôn; mở 4 lớp tập huấn cho hơn 1.100 người tại các xã, phường, thị trấn khu vực ven biển tham dự, tổ chức 3 đợt tập huấn cho 410 ngư dân và thuyền viên thuộc các xã ven biển về xử lý cấp cứu các tình huống trên biển. Trên khu vực biên giới đất liền, các lực lượng chức năng cũng đã tổ chức được 205 đợt tuyên truyền với 8.536 người tham dự, 7 hội nghị với 4.357 lượt người tham gia; treo 45 băng rôn, phát 29.420 tờ rơi, 120 phướn, 5.625 áp phích cổ động, 2.250 sổ tay, 20.000 tài liệu các loại, 10.000 tờ gấp, 106 lượt phát thanh về công tác quản lý biên giới, di cư tự do, kết hôn không giá thú... Các nội dung tuyên truyền được biên soạn ngắn gọn, kèm theo các hình ảnh minh họa dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm từng địa bàn, từng dân tộc, từ đó giúp cho cán bộ, Nhân dân, đặc biệt là cư dân biên giới hiểu rõ hơn ý nghĩa nội dung của Luật Biên giới quốc gia, các văn kiện pháp lý về biên giới, nâng cao ý thức quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và chủ quyền biên giới quốc gia.
Ngoài ra, để thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới, hải đảo có hiệu quả, các cơ quan, đơn vị chức năng cũng đã tổ chức hội đàm, đàm phán, giao ban để trao đổi giải quyết các sự kiện biên giới. Sở đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa tham mưu cho các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ củng cố, duy trì đoàn kết hữu nghị với tỉnh Hủa Phăn (Lào) giữ vững môi trường hòa bình, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, xử lý các sự kiện biên giới.
Thời gian tới, Sở Ngoại vụ tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị chức năng, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Ban Bí thư, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên đất liền và trên biển. Thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh...
Phấn đấu công nhận 4 xã nông thôn mới nâng cao, 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Theo Văn phòng điều phối Xây dựng nông thôn mới Cần Thơ, năm 2021 thành phố phấn đấu công nhận thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Diện mạo xã nông thôn mới nâng cao Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh. ể đạt được mục tiêu đề ra, TP Cần Thơ...