Mang giống sen Bắc vào đất Tây Nguyên trồng, không chăm bón vẫn thu 50 triệu mỗi mùa
Với 1ha ao trồng hoa sen, chị Doãn Thu Hồng (27 tuổi, thôn Liên Hồ, xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) đã có thu nhập hơn 50 triệu đồng từ việc bán hoa, hạt sen cho người dân và các ngôi chùa tại địa phương.
Đến xã Liên Hà vào những ngày đầu tháng 6, thờđiểm mà cả Tây Nguyên vẫn còn nắng hạn. Những ao hoa sen của chị Hồng thường ngày nước mấp mé dưới lá sen, nhưng nay cạn sát đáy để hở lớp bùn dưới đáy ao.
Cánh đồng hoa sen rộng 1ha của gia đình chị Hồng đang vào mùa thu hoạch rộ. Vào thời điểm hái nhiều, có ngày chị Hồng hái bán được hàng ngàn bông hoa sen. Sau đó, chị bán cho các ngôi chùa tại địa phương và người dân vào các ngày rằm, mùng 1 hàng tháng.
Chị Hồng ngắt những bông hoa sen đang “độ chín” để mang đi giao cho những người đặt hàng. Theo chị Hồng, vào thời buổi hiện nay, mọi thứ đều giao dịch, đặt hàng trên mạng thì việc bán hoa trở nên dễ dàng hơn. Chị Hồng không phải mang những bó hoa ra ngoài chợ ngồi mời chào người qua đường.
Thông thường, vào những ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, các ngôi chùa tại xã Liên Hà và các xã lân cận sẽ đặt hoa sen của gia đình chị Hồng. Đến ngày, chị Hồng sẽ hái hoa giao đến để các phật tử nhà chùa cắm trang trí.
Vào thời điểm mùa mưa hay nước lên, chị Hồng sẽ phải dùng thuyền để bơi ra giữa hồ hái hoa sen. “Giống hoa sen này được gia đình tôi trồng từ năm 2008. Năm đó, có người họ hàng từ ngoài Bắc vào mang theo một bó củ sen. Thấy mấy ao bỏ không, tôi mang những củ sen này dúi xuống bùn. 6 tháng sau đã có cây sen mọc lên. Hợp khí hậu nên sen lớn và lan ra rất nhanh, chỉ vài năm ba cái ao của gia đình tôi đã kín sen”, chị Hồng nhớ lại.
Video đang HOT
Chị Hồng cũng cho biết, với 1ha ao sen của gia đình, chị không cần chăm bón. Nhưng cứ từ tháng 4 đến tháng 10 chị sẽ có một phần thu nhập riêng. Mỗi bông hoa sen sẽ được bán 1.500 đồng, ngoài ra chị Hồng còn tách những hạt sen non ra bán với giá 40.000 đồng/kg. Tính ra, chị không cần bỏ vốn ra với diện tích sen trên, mỗi năm chị Hồng cũng nhẹ nhàng thu hơn 50 triệu đồng từ các sản phẩm của sen .
Vào mỗi buổi sáng, chị Hồng sẽ hái hoa sen từ 6 – 8h rồi đưa đi giao cho những người đặt hàng. Những ngày không có đơn hàng, những bát hoa sen sẽ già, chị Hồng sẽ lấy tách hạt bán. Thời điểm nhiều hoa, chị Hồng thu được 20kg hạt sen non.
Một bông hoa sen nở giữa hồ khiến người xem sao xuyến, không thể không lấy điện thoại hay máy ảnh ra chụp hình, lưu lại làm kỉ niệm khi đến Liên Hà.
Trong phật giáo, hoa sen được xem là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên.
Hoa sen còn được chọn làm quốc hoa của đất nước Việt Nam tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh.
Cánh đồng hoa sen của gia đình chị Hồng được trồng trên phần đất của đập thủy lợi Nông Trường 3. Phần đất này đã được nhà nước đền bù, tuy nhiên, người dân vẫn tận dụng để trồng các loại rau màu, hoa sen…
Lâm Đồng: "Gã điên" nuôi heo giữa "bão" dịch tả lợn châu Phi, sau 4 tháng lãi hơn 1 tỷ
Nhiều người đã nói anh Vũ Quang Thành (xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) là "gã điên" khi xây chuồng nuôi heo lúc dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành.
Nhưng trong làm ăn, nhiều khi "liều ăn nhiều". Anh Thành lãi hơn 1 tỷ sau 4 tháng nuôi heo.
"Gã điên" ngược dòng nuôi lợn
Tháng 5/2020, tỉnh Lâm Đồng đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Người dân đang dần tái đàn để gây dựng những đàn lợn mới nhằm phục hồi kinh tế.
Đến xã Gia Lâm, chúng tôi được giới thiệu đến trang trại lợn của anh Vũ Quang thành. Đây được xem là hộ dân duy nhất nuôi lợn tại xã Gia Lâm.
Anh Thành tiến hành phun nước, vệ sinh chuồng trại nuôi lợn.
Trao đổi với phóng viên, anh Thành cho biết, vào năm 2019, khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành trên cả nước, các hộ chăn nuôi heo tại Lâm Đồng bị thiệt hại rất lớn. Vào thời điểm này, anh Thành đã tìm hiểu và rút ra được kinh nghiệm cho riêng mình.
Theo anh Thành, dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng đến hầu hết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, bởi công tác vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh chưa được chú trọng.
"Sau khi tìm hiểu và được người quen tư vấn, tôi đã vay thế chấp tài sản cho ngân hàng để vay 1 tỷ đồng. Trong đó, tôi dùng 800 triệu đồng xây dựng chuồng nuôi heo theo mô hình chuồng lạnh công nghệ Đan Mạch. Khi gia đình tôi quyết định rồi chở vật liệu xây dựng về xây chuồng nuôi lợn, nhiều người nói tôi là " gã điên" mới nuôi heo vào lúc này. Tuy nhiên, trước khi làm, tôi đã tìm hiểu rất kỹ nên bỏ ngoài tai hết", anh Thành nhớ lại.
Hệ thống chuồng lạnh nuôi heo của anh Thành được xây dựng trên diện tích 500m2 cùng hệ thống nhà kho, ao xử lý nước thải, hầm Biogas. Trong đó, tường của chuồng nuôi heo được xây cao kín, xung quanh lắp đặt nhiều cửa kính, hệ thống đèn điện. Nhiệt độ luôn được duy trì ở mức 20-27 độ nhờ hệ thống điều khiển tự động.
Tay cầm chiếc vòi xịt nước, anh Thành chia sẻ: "Thời buổi này, không biết thì phải tìm hiểu, phải học, hầu như tất cả kiến thức khoa học kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật nuôi heo đều có trên mạng. Lần nuôi heo đầu tiên bắt đầu làm chưa có kinh nghiệm nên rất lo lắng. Nhiều đêm tôi suy nghĩ đến mất ngủ. Nhờ áp dụng công nghệ nên khi vào khu chuồng chăn nuôi heo không hề có mùi hôi".
Hiệu quả bất ngờ, "liều ăn nhiều"
Theo thống kê của cơ quan chức năng địa phương, kể từ khi phát hiện dịch tả lợn châu Phi tại Lâm Đồng vào tháng 6/2019, đến nay đã khiến hơn 68.000 con heo mắc bệnh, tiêu hủy hơn 4.000 tấn. Hiện nay, tại xã Gia Lâm chỉ còn khoảng 10.000 con heo do các hộ liên kết nuôi gia công cho doanh nghiệp. Còn lại, anh Thành chính là hộ cá nhân duy nhất còn nuôi heo.
Sau khi được tư vấn, xây chuồng nuôi heo theo tiêu chuẩn của Đan Mạch, tháng 11/2019, 350 con heo giống được anh Thành lựa chọn kỹ càng, đảm bảo tiêu chuẩn được đưa vào nuôi trong mô hình chuồng lạnh. Sau 4 tháng chăm sóc tỉ mỉ đàn heo, anh Thành xuất bán, sau khi trừ chi phí, anh vẫn lãi hơn 1 tỷ đồng.
Sau lứa heo đầu tiên, anh Thành đã thu lãi hơn 1 tỷ đồng nhờ cách nuôi heo táo bạo giữa bão dịch tả lợn châu Phi.
"Phải đến khi xuất bán lứa lợn đầu tiên, tính toán lại số tiền lời tôi mới dám nghĩ đến 2 chữ thành công. Nhiều người trêu tôi là "liều ăn nhiều". Ngoài những kỹ thuật chăm sóc heo tôi học được thì việc xử lý phân, khí thải cũng được tôi tính toán ngay từ đầu để không ảnh hưởng đến môi trường cũng như những người dân xung quanh", anh Thành chia sẻ.
Nói về mô hình chăn nuôi heo của anh Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Lâm, ông Đinh Văn Sang nhận định, dịch tả heo châu Phi đã ảnh hưởng rất lớn đến các hộ dân nuôi ở quy mô nhỏ, lẻ. Dịch tả lợn châu Phi đã làm người dân thiệt hại rất lớn, khó khăn trong tái đàn. Cách làm mới, đưa công nghệ hiện đại vào chăn nuôi heo của anh Thành là rất táo bạo, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lâm Đồng: Xe máy chở 4 người gặp tai nạn làm 2 người tử vong Trên tỉnh lộ 725 đoạn đi qua địa phận thôn Đức Thành, xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết và 2 người bị thương. Ngày 11/5, Ban An toàn giao thông tỉnh Lâm Đồng cho biết, trên tỉnh lộ 725 đoạn đi qua địa phận thôn Đức Thành, xã Hoài...