Măng cụt có thể làm thuốc chữa bệnh theo cách này nhưng nhiều người chưa hề biết đến
Theo lương y Bùi Hồng Minh, ăn măng cụt ngon ngọt và bạn có thể tận dụng nhiều phần của loại quả này làm thuốc chữa bệnh cực hay.
Măng cụt đang vào mùa rộ, cực ngon ngọt dễ ăn lại có vô vàn tác dụng
Hàng năm, cứ vào độ giữa tháng 4 đến tháng 6, măng cụt lại bước vào mùa rộ và người ta luôn tranh thủ để tìm đến loại quả ngon ngọt này để tráng miệng, làm quà biếu… Theo cách gọi truyền tụng từ cung đình xưa, trái măng cụt (Garcinia mangostana) có tên là giáng châu. Măng cụt là một loại trái cây được người tiêu dùng nội địa ưa thích và có tiềm năng xuất khẩu.
Với đặc tính giải nhiệt nên măng cụt cực thích hợp để ăn vào mùa nắng nóng. Măng cụt có tính mát và axit trytophan – chất có liên hệ trực tiếp với serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh) có công dụng tạo sự phấn chấn tinh thần, làm dịu căng thẳng. Đây cũng là lý do măng cụt còn được biết đến như là “khắc tinh” của sầu riêng – một loại quả có thể sinh nhiệt cao. Ở Thái Lan, người ta gọi sầu riêng và măng cụt là “quả vợ chồng”, nếu ăn quá nhiều sầu riêng bị nhiệt trong người thì bạn có thể ăn vài quả măng cụt là giảm hẳn ngay.
Với đặc tính giải nhiệt nên măng cụt cực thích hợp để ăn vào mùa nắng nóng.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, vỏ quả chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước, cây cũng chứa tanin. Quả măng cụt rất giàu protein và các loại lipit, có tác dụng bồi bổ rất tốt cho cơ thể. Người suy nhược, thiếu dinh dưỡng, người vừa khỏi bệnh đều có thể dung loại quả này để có tác dụng điều dưỡng.
Hàm lượng cao chất xanthone cao trong măng cụt có tác dụng phòng chống ung thư cực tốt. Chất xanthone trong măng cụt còn có khả năng tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn và giữ cân bằng môi trường axit trong dạ dày, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ phát triển các bệnh dạ dày. Hàm lượng vitamin E, C phong phú giúp nâng cao sức đề kháng, làm chậm lão hóa…
Hàm lượng cao chất xanthone cao trong măng cụt có tác dụng phòng chống ung thư cực tốt.
Không chỉ là thức ăn tráng miệng ngon và ấn tượng, đem lại nhiều công dụng sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp, măng cụt còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y ít ai ngờ tới.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, vỏ quả măng cụt có vị chua chát, tính bình, đi vào hai kinh phế và đại tràng, có công năng thu liễn, sáp trường, chi huyết, dùng trị tiêu chảy, ngộ độc thức ăn.
Video đang HOT
Bài thuốc chữa bệnh từ quả măng cụt
Theo lương y Bùi Hồng Minh, vào mùa măng cụt đang rộ, bạn có thể tận dụng để làm thuốc chữa bệnh cực tốt. Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả măng cụt mà bạn có thể áp dụng cực dễ dàng và hiệu quả là:
Vào mùa măng cụt đang rộ, bạn có thể tận dụng để làm thuốc chữa bệnh cực tốt.
- Chữa đau bụng đi tiêu chảy, chữa lỵ: Cho chừng 10 vỏ quả măng cụt vào một nồi đất hay nồi đồng (tránh nồi sắt hay nồi tôn) thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi kỹ trong vòng 15 phút. Ngày uống 3 – 4 lần chén to nước này.
Hoặc có thể dùng theo đơn: Vỏ quả măng cụt khô 60g, hạt mùi 5g, hạt thìa là 5g, nước 1.200ml. Đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn chừng một nửa (600ml). Mỗi lần uống 120ml. Uống mỗi ngày 2 lần.
- Chữa lỵ: Dùng vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8g), trà xanh (loại ngon) 6g, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.
Măng cụt còn chứa thành phần đường khá cao vì vậy người béo phì nên hạn chế ăn quả này.
- Giảm mùi hôi miệng: Lấy vỏ măng cụt đem đun sôi, lấy nước này súc miệng hàng ngày sẽ giúp giảm mùi hôi miệng, kháng khuẩn kháng viêm cực tốt.
- Giảm cân hiệu quả: Pha chế trà từ vỏ măng cụt bằng cách thái nhỏ vỏ, mang phơi khô. Mỗi lần dùng cho một nắm nhỏ vào đun sôi với nước trong 5 phút.
Lưu ý: Măng cụt còn chứa thành phần đường khá cao vì vậy người béo phì nên hạn chế ăn quả này. Măng cụt cũng có thành phần kali tương đối cao, cho nên người mắc bệnh thận và tim mạch cũng phải thận trọng khi ăn.
Theo Helino
Cá diếc không những ngon, bổ dưỡng mà còn có công dụng chữa những loại bệnh này
Với đặc tính thịt dẻo vị thơm, hương vị tươi mới, đặc trưng, cá diếc khiến nhiều người yêu thích. Nhưng bạn có biết loại cá này còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh?
Cá diếc được Đông y đánh giá cao về dinh dưỡng, không chỉ thơm ngon mà còn là thuốc quý
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá diếc là một trong những "đặc sản" tuyệt hảo về hương vị và chất dinh dưỡng trong nhóm cá nước ngọt mà bạn không nên bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh hàng ngày của mình. Với đặc tính thịt dẻo vị thơm, hương vị tươi mới, đặc trưng, cá diếc khiến nhiều người yêu thích.
Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4 và từ tháng 8-12 được xem là thời điểm thu hoạch cá tốt nhất, khi đó thịt cá rất béo ngậy và ngon ngọt. Nhưng ít ai biết rằng, bên cạnh vai trò là thực phẩm, cá diếc còn là một vị thuốc quý trong Đông y.
Bên cạnh vai trò là thực phẩm, cá diếc còn là một vị thuốc quý trong Đông y.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cá diếc có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, ích khí, bổ huyết, hành thủy, tiêu thũng, tiêu khát, sát khuẩn, dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng, tiêu hóa kém, thúc đẩy việc tạo sữa, trị viêm đại tràng mạn tính, chữa vàng da...
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong thịt cá diếc chứa nhiều dinh dưỡng, với protein chiếm 17,7%, lipit 1,8% và nhiều khoáng chất khác như calci 70mg%, phốt pho 152mg%, sắt 0,8mg%. Ngoài ra còn có nhiều vitamin các loại như B1, axit nicotinic... Hơn nữa, các thành phần axit amin và protein có sự tương đồng rất lớn với những tổ chức protein và axit amin mà cơ thể con người cần.
Các thành phần axit amin và protein có sự tương đồng rất lớn với những tổ chức protein và axit amin mà cơ thể con người cần.
Bài thuốc chữa bệnh từ cá diếc, biến thực phẩm này thành thuốc quý trong Đông y
Với giá trị dinh dưỡng cao cùng khả năng chữa bệnh tuyệt vời, lương y Bùi Hồng Minh nhận định cá diếc hoàn toàn có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Hiện tại là thời điểm mùa cá diếc ngon béo đang rộ nhất, do đó, bạn đừng vội bỏ qua những bài thuốc chữa bệnh từ cá diếc nhé! Một số bài thuốc từ loại cá siêu ngon, cực bổ sẽ được tiết lộ ngay dưới đây:
- Bổ huyết: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, câu kỷ tử 12 g, hoàng kỳ 12 g, gừng sống 3 g, hạt tiêu, gia vị vừa đủ, thêm chút rượu (10 ml). Tất cả nấu chín, ăn cá, uống nước. Ăn liền trong nhiều ngày.
Với giá trị dinh dưỡng cao cùng khả năng chữa bệnh tuyệt vời, lương y Bùi Hồng Minh nhận định cá diếc hoàn toàn có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.
- Tiêu đờm, khỏi ho: Cá diếc hầm cà rốt: cà rốt 500g, cá diếc 250g (1 con), gia vị. Hầm chín, ăn lúc đói. Dùng cho cả trường hợp ho ra máu, ho lao. Hoặc bạn có thể dùng cá diếc bé kho nhừ với củ cải (ăn được cả xương) cũng là món ăn bồi bổ canxi, chữa ho rất tốt.
- Bụng lạnh, đau, nôn mửa, chân tay phù thũng: Nấu cháo cá diếc với táo đỏ ăn 3-5 ngày. Cụ thể, cá diếc 250g, táo đỏ 50g, gạo lứt 100g, hành, gừng, rượu vang, muối tinh vừa đủ. Cá diếc đánh vảy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cùng với nước, rượu vang, hành, gừng, muối nấu chín nhừ, dùng sàng lọc bỏ bã, lấy nước, cho gạo đãi sạch, táo đỏ thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa từ từ đến khi hạt gạo nở ra, nêm muối vừa ăn.
- Đầy bụng, lạnh bụng, suy nhược cơ thể, ăn uống kém: Làm canh cá diếc củ cải ăn liên tục 5 ngày. Cá diếc 200g, củ cải 200- 400g. Cá diếc mổ bỏ ruột, rửa sạch; củ cải rửa sạch, cắt khúc; cho cá và củ cải vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ (có thể cho thêm khế cùng hầm). Khi ăn thêm dấm hoặc vắt chanh. Ăn khi đói.
Cá diếc có giá trị dinh dưỡng cao, do đó một số nhóm người không nên ăn nhiều.
- Ngủ ít, ngủ không ngon giấc: Cá diếc 300g, lá vông nem bánh tẻ 50g, hoa thiên lý 50g, gia vị vừa ăn. Xương cá giã nhỏ lọc lấy nước khoảng 400ml, đun sôi rồi cho lá vông và hoa thiên lý cùng với phần cá nạc. Nấu sôi lại là được. Ăn nóng lúc đói vào buổi chiều. Ngày 1 lần trong một tuần lễ.
- Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa hiệu quả hơn nhất là trong những ngày ăn nhiều đồ béo, ngấy: Nấu cháo cá diếc đậu xanh, hoặc canh cá diếc nấu dứa, hoặc cá diếc nấu chua...
Lưu ý: Cá diếc có giá trị dinh dưỡng cao, do đó một số nhóm người không nên ăn nhiều. Trong đó bệnh nhân gút, dị ứng với cá, người mắc bệnh gan và thận đều cần kiêng kị. Nói chung, các chứng bệnh có urê huyết cao, hôn mê gan không nên ăn cá diếc.
Theo Helino
Giải nhiệt ngày nắng nóng cùng những gợi ý thực phẩm chữa bệnh từ chuyên gia Đông y Một số thực phẩm chữa bệnh, giúp giải nhiệt ngày nắng nóng nên được bổ sung sớm từ bây giờ được lương y Bùi Hồng Minh đưa ra ngay dưới đây có thể sẽ hữu ích với bạn. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, nắng...