Mắng con
Chiều đi làm về, anh thường nghe em quát mắng con: nào là con với cái lớn rồi mà chẳng được tích sự gì, ăn xong có mỗi cái bát cũng mang vào chậu; nào là không biết xót tiền hay sao mà chưa đến tối điện đã sáng trưng khắp nơi, nào là…
Dù rất khó chịu vì những lời lẽ của em nhưng anh đành làm thinh vì biết em đang bực, đang muốn “xả”, nếu anh chặn lại em sẽ quy cho anh cái tội bênh con. Anh cũng không muốn con nghĩ trong mọi việc chúng luôn có bố là đồng minh. Điều quan trọng hơn là anh không muốn vợ chồng mình to tiếng với nhau trước mặt mẹ.
Em ạ, anh cũng biết một ngày làm việc của em dài hơn nhiều người khác: công việc ở công ty với cường độ cao, áp lực về tiến độ; về nhà lại phải lo đủ thứ. Công việc của anh đi sớm về muộn, không phụ được cho em. Hai thằng con trai lớn tướng nhưng còn ham chơi, chẳng những không đỡ đần cho mẹ mà còn luôn bày bừa ra để mẹ phải dọn dẹp… Đầu óc căng thẳng, mệt mỏi nên em rất dễ cáu gắt, bực bội, từ những chuyện rất nhỏ.
Nhưng, thật sự là anh không hài lòng với cách em quát mắng con bằng những lời lẽ khó nghe như vậy. Việc con quên cất bát, hay vào nhà vệ sinh quên tắt điện… em có thể nhẹ nhàng nhắc nhở, chứ không phải là quy thành tội để phê phán, chỉ trích con. Những lời quát mắng ra rả của em chẳng những con không sợ mà vô hình trung còn biến em thành một người mẹ dữ dằn trong mắt con. Đôi lúc, những lời quát mắng của em còn vô tình đụng chạm đến cả mẹ. Vợ chồng mình đã thống nhất đón mẹ lên đây cho mẹ có điều kiện nghỉ ngơi, nhưng em cứ mắng con suốt ngày khiến mẹ đâm ra nghĩ ngợi. Hôm trước, mẹ đã bảo với anh hay để mẹ về quê… chứ ở đây mẹ thấy bất tiện cho các con. Người già vốn cả nghĩ và dễ chạnh lòng. Ngay cả anh nhiều lúc cũng có cảm giác vợ đang ám chỉ mình, dù anh biết em không cố ý làm việc đó.
Video đang HOT
Trước đây, anh đã nhiều lần nhắc em, con đã lớn hãy để con va chạm cuộc sống, dạy con làm việc nhà nhưng em cứ khăng khăng là thả ra sợ con hư hỏng, nhìn con làm lóng nga lóng ngóng thà mình làm quách cho đỡ mất thời gian. Lần đầu con rửa bát bị rơi vỡ, em quy cho con cái tội đểnh đoảng, bất cẩn rồi “đuổi” con ra. Anh bảo con đi gấp quần áo thì em giành lấy, bảo để cho con nó học. Cứ thế, em ôm hết việc vào mình rồi kêu khổ, kêu sở… Thấy em quá bận rộn, anh bàn chuyện thuê người giúp việc, em nhất nhất phản đối: có người lạ trong nhà phức tạp lắm. Cứ thế, em tự cuốn mình vào cái vòng luẩn quẩn: căng thẳng vì công việc, làm nhiều đâm ra hay nói, nói nhiều chồng con kêu nhức tai… rồi lại căng thẳng hơn.
Những lời anh cảnh báo em giờ đang thành hiện thực rồi đấy. Hai thằng con trai lớn tồng ngồng nhưng nấu bát mì cũng phải chờ mẹ. Anh nói ra không có ý phê phán hay trách móc gì em, chỉ mong em thay đổi cách dạy con khi chưa quá muộn. Anh biết em đang có những kỳ vọng lớn lao đặt vào con, nhưng trước khi làm được những việc lớn lao, con phải tự làm được việc đơn giản nhất là chăm sóc bản thân mình.
Theo VNE
Ngán ngẩm vì chồng quen ăn bám
Tôi không thể chịu đựng nổi khi chồng ăn bám, ỷ lại vào vợ đủ mọi thứ.
Tôi phải làm gì lúc này, liệu có nên ly hôn với người chồng ăn bám vợ hay không?
Những buổi tối trong tuần, chúng tôi cũng hay gặp nhau ở xe nước mía đầu hẻm nhà anh để kể nhau nghe những chuyện vui buồn.Tôi gặp anh trong buổi văn nghệ giao lưu giữa các trường đại học và cao đẳng tại TPHCM. Anh là sinh viên Bách khoa, tôi là cô giáo nuôi dạy trẻ. Tôi tốt nghiệp trước anh và có việc làm ổn định. Những buổi tối cuối tuần sau khi tôi xong việc, anh cũng xong bài vở, chúng tôi cùng đi ăn kem, đi hát karaoke đến tận khuya.
Cảm thông anh chưa làm ra tiền, trong tất cả những buổi hò hẹn, tôi là người chủ động trả tiền ăn uống. Tôi rất hãnh diện khi được trả tiền vì nghĩ mình như một người vợ đang "nắm tiền" chồng. Gia đình tôi tương đối khá giả nên tôi không phải đóng góp tiền bạc, ba mẹ tôi chỉ mong tôi vui sống là được.
Chúng tôi lấy nhau sau khi anh tốt nghiệp và có việc làm. Nhà chồng tôi có khoảng sân rộng nên ba mẹ anh "cắt" cho chúng tôi một miếng đất nhỏ, ba mẹ tôi cho ít tiền để dựng một căn nhà cấp 4. Cuộc sống như thế cũng đã ổn. Những tưởng tôi sẽ hạnh phúc khi lấy được người chồng có học thức, có nhà cửa đàng hoàng. Nhưng không! Lấy nhau rồi, anh vẫn cứ thói quen "được tôi bao cấp". Tiền điện nước, ăn uống trong nhà, anh đều chờ tôi chi ra. Thậm chí cái bóng đèn ngủ có vài ngàn đồng anh cũng chờ tôi mua. Mỗi lần tôi yêu cầu anh đóng góp là mỗi lần vợ chồng cự cãi.
Chồng tôi không chỉ ăn bám vợ mà còn thường xuyên lớn tiếng chửi mắng tôi tính toán (Ảnh minh họa)
Ỷ sống trong khuôn viên nhà ba mẹ, anh thường lớn tiếng chửi mắng tôi, nào là tính toán, nào là ky bo. Ba mẹ anh cũng biết điều nên yêu cầu anh phải trích lương phụ tôi trả những khoản chi tiêu trong nhà hàng tháng. Anh hỏi tôi: "Sao trước đây cô chi được? Hay cô quen bỏ tiền bao trai còn với chồng thì ky bo?".
Anh còn lấy lý do tôi thường về trễ để chửi mắng tôi. Tôi là cô giáo giữ trẻ, nhiều lúc phụ huynh đón con muộn, tôi không thể giao các bé cho bảo vệ trường mà về được. Đôi lúc tôi rất bực mình, nhưng nghĩ lại họ phải họp hành ở cơ quan hoặc bận công tác không thể đón con đúng giờ, nên phải nén sự mệt mỏi mà cảm thông với họ. Cũng công bằng khi hằng tháng những phụ huynh thường đón con trễ cũng có gởi tiền cho tôi để tôi có thêm chút ít bỏ vào ngân quỹ gia đình.
Tôi cố giải thích để anh hiểu hoàn cảnh của tôi, nhưng anh bỏ ngoài tai. Chiều về, thay vì phụ tôi bắc nồi cơm hay rửa bó rau anh lại đi uống bia cùng bạn bè, rồi về nhà chửi rủa, đánh đập tôi. Một tối, ba chồng tôi buông tiếng: "Hai đứa không sống chung với nhau được, không cảm thông cùng nhau thì hãy ly hôn, giải thoát cho nhau đi".
Như một người lạc lối tìm ra hướng đi, tôi tiếp thu ý kiến của ba chồng, nhưng nghĩ lại, vợ chồng dù chưa có con, cũng đâu phải là tình qua đường, muốn thôi là thôi. Có cách nào để cứu vãn cuộc hôn nhân của chúng tôi không? Tôi phải làm thế nào?
Theo Eva
Vợ khăng khăng bắt chồng lựa chọn giữa mẹ và vợ Mấy ngày nay, cô ấy bắt tôi lựa chọn giữa mẹ và vợ. Cô ấy bảo tôi về sống với mẹ mình đi. Tôi định đi nhưng nhìn hai con, tôi thương chúng đến không cất bước đi được. Tôi lấy vợ được 8 năm nay. Vợ chồng tôi đã có 2 mặt con trai gái đủ cả. Sau khi chúng tôi sinh...