Mang bệnh hiểm nghèo, cô học trò xứ Thanh vẫn đỗ á khoa
Mang trong mình căn bệnh lupus ban đỏ, em Nguyễn Thị Bích Diệp đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi ĐH vừa qua với 28 điểm-đỗ á khoa vào ĐH Quốc gia Hà Nội. Không chỉ thế, cô học trò quê Thanh Hóa còn thi đỗ ĐH Ngoại thương.
Kết quả này của cô học trò lớp 12C2, Trường THPT Triệu Sơn 2 (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) khiến thầy cô và các bạn trong trường khâm phục. Để có được kết quả thi cao đối với một học sinh bình thường đã khó, với Bích Diệp quả là một “kỳ tích”.
Điều kiện học tập của Diệp cũng như những học sinh nơi vùng quê chiêm trũng của huyện Triệu Sơn rất khó khăn. Hơn nữa, Diệp lại mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo Lupus ban đỏ hệ thống mà theo bác sĩ cho biết đây là căn bệnh hiểm nghèo phải điều trị lâu dài. Căn bệnh của em mới được phát hiện gần một năm nay. Suốt năm học cuối cấp, trong người Diệp lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, đau nhức.
Diệp sinh ra trong một gia đình không mấy dư giả về kinh tế ở thôn Đại Đồng 3 (xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa), bố em là cán bộ hợp đồng văn hóa xã, mẹ làm nông nghiệp. Sau Diệp còn một cậu em trai học lớp 10. Từ khi Diệp phát hiện căn bệnh, gia đình em trở nên khó khăn hơn bởi những chi phí đưa em đi điều trị tại Hà Nội hàng tháng.
Lúc đầu khi mới phát hiện căn bệnh, tưởng chừng như em không thể tiếp tục học được. Song, với nghị lực của mình, Diệp đã vượt lên trên bệnh tật, nỗ lực học tập và đạt được kết quả đáng khen ngợi.
Dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, Bích Diệp vẫn đạt thành tích cao trong học tập.
Nỗ lực đó được Diệp chứng minh bằng kết quả tốt nghiệp THPT với 55 điểm, đạt loại Giỏi (trong đó môn Toán 10, Hóa 10 và Sinh 10 điểm). Không chỉ có thể mà thành tích học tập của Diệp trong suốt 12 năm liền đều là học sinh giỏi toàn diện; năm lớp 11 đạt giải Nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hoá học; năm lớp 12 đạt giải Khuyến khích học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hoá Học, mặc dù thời điểm đó em vừa ở viện về, thầy cô đưa em vào đội tuyển thi học sinh giỏi của trường, nhưng em vẫn đạt kết quả đáng khen ngợi.
Trong kì thi tuyển sinh Đại học năm nay, Diệp đăng kí dự thi hai trường: ĐH Nhoại thương và ngành Công nghệ sinh học của ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội. Kết quả, em đỗ á khoa Trường ĐH Quốc gia Hà Nội với 28 điểm (Toán 8,25; Sinh 9,5; Hóa 10 điểm). Diệp cũng thi đỗ thừa điểm vào ngành Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương Hà Nội với 27 điểm (chưa cộng điểm ưu tiên).
Video đang HOT
Thành tích của cô học trò quê là niềm tự hào của bố mẹ, thầy cô và bạn bè.
Đây là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực vươn lên của em trong suốt 12 năm qua. Khi được hỏi về dự định chọn ngành học, Diệp cho biết sẽ chọn học Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Chia sẻ về phương pháp học tập của mình, cô á khóa chia sẻ, trong quá trình học cần nắm chắc lý thuyết, học theo sơ đồ cây. Rèn luyện các bài tập theo các dạng chứ không học chung chung, chăm chỉ làm bài tập, học các mẹo làm trắc nghiệm. Ngoài ra, khi đi thi cần phải tự tin và đặt ra mục tiêu cụ thể và phải phấn đấu vì mục tiêu của mình.
Dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, nhưng Diệp không một chút biểu hiện lo lắng và buồn chán, mà em rất tự tin và quyết tâm khi nói về dự định trong tương lai: “Em sẽ cố gắng thi đậu vào lớp tài năng của trường. Mong muốn phấn đấu trở thành giảng viên của trường ĐH Khoa học tự nhiên và việc phấn đấu vào lớp tài năng là bước đầu tiên. Em sẽ cố gắng vừa học vừa bảo vệ sức khỏe, sắp xếp thời gian hợp lý để học tập và tự chăm sóc sức khỏe cho mình”.
Mẹ Diệp phấn khởi với thành tích trong kỳ thi ĐH vừa qua của con gái.
Thành tích mà Diệp đạt được như là một món quà dành cho bố mẹ. Nói về thành tích của con, cô Ngô Thị Hường không giấu được niềm tự hào: “Từ nhỏ đến lớn gia đình không phải lo lắng về Diệp, cháu rất chăm ngoan, thương bố mẹ, chi tiêu cũng rất tiết kiệm. Đối với một người chân đất, làm nông nghiệp có một người con đưa đến thành tích như thế là món quà vô giá để tặng bố mẹ. Ở các cấp học, cháu được thầy cô và bạn bè quý mến. Gia đình suy sụp khi biết con bị bệnh, nhưng được thầy cô và bạn bè động viên, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Là người mẹ, tôi xin cảm ơn thầy cô và bạn bè tạo đà cho con vượt qua khó khăn, có một thành tích đáng tự hào”.
Được biết, từ khi Diệp bị bệnh, gia đình trở nên chật vật hơn khi hàng tháng phải chi phí cho em đi khám và điều trị ở bệnh viện. Rồi đây, lại thêm một khoản chi phí cho em theo học đại học cũng là nỗi lo lắng không nhỏ của gia đình cô á khoa giàu nghị lực này…
Duy Tuyên
Theo Dantri
18 tuổi bị hãm hiếp ngoài xó chợ và thảm kịch 30 năm "quăng thân vào gió bụi"
Mai năm nay 43 tuổi, gầy giơ xương, mắt trũng sâu nanh nọc, mặt mũi hốc hác vô hồn. Ăn, ngủ, tắm giặt, mọi sinh hoạt ở đầu đường, xó chợ, gầm cầu, bãi sông...
Cuộc sống vô gia cư, lang bạt, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường. (Ảnh minh họa)
Hai "vợ chồng" nằm vỉa hè, không có tình dục vì cả hai đều bị bệnh xã hội
Người ta kể về cuộc đời ly kỳ nhiều hơn tiểu thuyết của chị, lúc đầu chúng tôi không tin. Rồi những đêm khuya nghiêng mình về sáng, rồi những ngày mưa gió bịt bùng nước ngập tứ phía, chúng tôi ngồi tâm sự với chị ở những góc vắng cô liêu của Hà Nội. Chị kể về việc mình bị "bọn chúng nó" bắt ăn một gói xôi rồi dí dao hãm hiếp ở xó chợ Đồng Xuân, bị đổ bệnh lậu, bị giang mai. Năm đó chị mới 18 tuổi, đang đi rửa bát thuê. Bệnh ấy đã mạn tính, đã ăn vào máu hầu như phải " sống với nó đến bao giờ mình không còn sống nữa thì thôi". Chị thú nhận cả lối sống trâng tráo bấy lâu nay: " Đời lang bạt dạy mình phải dám tắm truồng ở bãi xe Long Biên, dám nằm ngủ cởi truồng với tờ báo úp trên ngực ở vỉa hè phố Cầu Đông ngày nóng nực, mặc ông đi qua bà đi lại, như thế mới tồn tại được. Đố đứa nào dám bắt nhé".
Bệnh tật đầy mình, thi thoảng say thuốc lậu, giang mai, chị nằm bẹp rên hừ hừ. Giọng nói khàn như vịt đực vì bệnh giang mai biến chứng sùi lên cả họng. Anh Tiêu (thường gọi là "Bờm"), ông "chồng" hờ của chị (người ta bảo anh người Mê Linh, Hà Nội) cũng ngủ vỉa hè, đi nhặt rác cùng cảnh ngộ. Lúc anh đòi "chăn gối" không được cũng đá rác vỉa hè, đập cột điện góc đường tỏ ý bực dọc. Tương lai tăm tối, đường về quê bịt kín, đến cái việc "cưỡng chế" đem vào trung tâm bảo trợ xã hội bây giờ người ta cũng chán thèm "bắt cóc bỏ đĩa" những người như anh chị nữa. Chị Mai cứ vật vờ góc chợ Đồng Xuân, ra bãi sông Hồng, ngược chợ Cầu Đông, sang chợ Long Biên. Lúc nóng thì chị xin nước rửa bát, xách nước sông lên cọ cái bệ bê tông khai mù toàn phân và nước giải của những kẻ mắc bệnh "đái đường" ngoài gầm cầu để ngủ. Lúc rét thì chị vào góc chợ Cầu Đông, ngủ với anh chồng hờ Lê Văn Tiêu, chung một chăn chiên, mỗi đứa ngoảnh một đầu, cứ thế mà ngủ không có "đầu ấp tay kề" gì cả, bởi cả hai đều bị bệnh rất nặng ở bộ phận sinh dục...
Quê gốc ở dưới Ý Yên, tỉnh Nam Định, cô bé Mai bỏ nhà lang bạt lên Hà Nội là đủ thứ nghề nhọc nhằn kiếm sống từ năm 14 tuổi. Một thời gian sau, bà mẹ cũng bỏ quê lên đất Hà Nội cùng con. Bấy giờ chợ Đồng Xuân được coi là "cái ổ" với bao nhiêu điều mà chỉ có những người lấy vỉa hè, xó chợ làm nhà như mẹ con cô bé Mai mới may ra hiểu hết. Một thời, người Hà Nội có câu cửa miệng "kẻ cắp chợ Đồng Xuân" là thế. Chị Mai kể rằng: Bấy giờ ông bố đẻ chị bạc ác, theo gái, nhà nội có ý cướp đất, đuổi mẹ con chị ra... đường. Ông bà ngoại có 3 người con, người cậu ở quê chẳng có gì gọi là dư dả, dì út làm tạp vụ quét dọn ở một tòa báo trên Hà Nội suốt bao năm, nhưng không giúp mẹ con chị được cái gì. Bà ấy cũng chết cách đây vài năm.
Hồi năm 1984, xã hội còn khó khăn đủ bề, cô bé Mai 14 tuổi được người làng bên nhận về để trông em bé cho người ta. Bỗng dưng thấy người ta la làng kêu cứu, Mai bế đứa bé chạy đến ngó. Thì hóa ra vụ dây điện cao thế giật cháy đen hai người lớn. Đứa bé bắn ra vườn, Mai bị hút vào đó, thập tử nhất sinh. Mẹ chị dồn cả gia sản để chữa bỏng cho con đi - về từ bệnh viện. Gia đình đã nghèo, vì thế lại càng nghèo. Tâm lý tuổi mới lớn, đang ăn ngon mặc đẹp ở nhà chủ làng bên, nay người ta không nhận nữa, nhà lại thêm nghèo rớt mồng tơi. 14 tuổi, Mai bỏ nhà một mình bắt xe khách lên Hà Nội làm nghề rửa bát thuê.
Đời chị tàn tạ từ cái buổi bị hãm hiếp ở xó chợ
Ngoài những lúc rửa bát thuê ra, một mình Mai cứ lang thang khắp các xó chợ Đồng Xuân, Bắc Qua, Cầu Đông ngủ tạm. Mai quên mất mình đã bước sang tuổi thiếu nữ, đứa quen với nhà chủ đã bắt đầu để ý. Một đêm hiu hắt, cái thằng quen biết với chủ nhà ấy tìm đến "nhà trọ" của Mai, ai ngờ đó là xó chợ với tấm chăn bông cáu bẩn cuốn như tổ sâu. Cô chui vào đó như con rùa non chui xuống đám cỏ rối và cứ nghĩ đã an toàn.
Chuyện thế nào thì chỉ có giời mới biết, nhưng Mai hồi ức lại với tôi như sau: " Nó mang theo một gói xôi và một con dao nhọn. Lúc bấy giờ chị đang bị sốt, nằm rên hừ hừ, giữa lúc ngày hè mà cuốn mấy lần chăn bông vẫn lạnh. Nó bảo chị ăn xôi, coi như trả "tiền" cho cái việc hãm hiếp chị. Em bảo 18 tuổi thì đã biết gì cuộc đời đâu. Chị sợ lắm, sợ con dao thì ít mà sợ nó thì nhiều. Nó còn lật chăn ra để xem mặt chị, xem xong thì mới... hiếp. Hôm đó chị kêu khóc. Ngay bên cạnh chị có hai đứa "vô gia cư" như chị, chúng nó lớn tuổi hơn, nó quắp nhau như vợ chồng. Nó trông thấy thế cũng mặc kệ, không đoái hoài một câu nào, ý như thể "cho mày chết". Không ai cứu, cũng không biết kêu ai. Đời chị trượt dài từ ngày bị hãm hiếp . Hôm đó đang "thấy tháng", rất bẩn thỉu, mà nó cũng không tha. Sau vụ đó, chị bị đổ bệnh lậu, bệnh giang mai rất nặng.
Gần đây chị đi khám, bác sĩ bảo, nếu chữa từ hồi đó, nó "thay máu" đi thì sẽ sớm khỏi hẳn. Bây giờ hầu như không chữa được nữa. Càng khó chữa khi mà chữa gần khỏi thì lại quan hệ tình dục với người không an toàn. Thiên hạ bây giờ chất chứa lắm bệnh nhiều tật lắm. Bây giờ bệnh biến chứng đủ kiểu, ho rát cổ cả đêm cả ngày, viêm họng hạt rồi răng bị rụng dần, đau nhức. Bệnh lan vào đến phổi, sinh ra lao nặng. Các vết sùi ở chỗ kín phải đi viện đốt, đốt xong nó loét sâu phải uống kháng sinh liên tục. Không uống kháng sinh thì bệnh hoành hành, uống vào thì say thuốc, suốt ngày nằm một góc, nôn nao muốn lộn mửa cái dạ dày ra. "Cảm giác như người say xe ấy, không biết trời đất sao nữa, từ sáng tới tối mới ngớt say. Bệnh này, cực kỳ khó chịu, chị phải uống 6 triệu đơn vị kháng sinh mỗi đợt mới ngớt bệnh cơ".
Không làm gì thì chết đói. Không chỉn chu thu xếp thì bên trật tự phường người ta đi dọn dẹp cảnh quan, người ta lại thu đủ thứ xong nồi, quần áo, chăn màn của chị đem đi... đốt. " Tiếc quá, vừa bị thu mất mấy cái nồi, chị mua những 95 nghìn, nhịn ăn bao nhiêu bữa, đi nhặt rác bán cho người ta cả đêm mới mua được đấy. Chị toàn nấu cơm ở bãi chợ Long Biên, phía qua chợ rau, gần hàng cá ấy", có lần chị khoe với tôi.
Hôm sau chúng tôi mang tặng ít thuốc và cái nồi, chị Mai lại tiếp tục cằn nhằn vì cái bệnh lậu, giang mai: " Cái thằng mặt quỷ nhà chị (anh Tiêu, chồng hờ hiện nay) nó ghê lắm, nó cặp với cả bà 60 tuổi suốt mười năm trời, cả con bé chưa đầy 20 tuổi đang nuôi con mọn đi ăn xin, rồi theo cả đứa em gái con bé kia đi thuê nhà gần hai tháng trời, con bé kia phục thuốc chữa bệnh cho để "làm lại cuộc đời". Nó cứ ngang nhiên cặp với hết người này người khác ngay trước mặt chị, thế mà đời nó vẫn bật lại vỉa hè sống chồng vợ với chị đấy. Nó mang đủ thứ bệnh, đến vài tháng gần đây (tháng 8 năm 2013), chị mới cấm nó "gần gũi" chị đấy chứ. Nó cũng bị giang mai, bị lậu đến mức vô sinh. Vì thế chị với nó có phải dùng biện pháp tránh thai gì đâu, cứ vỉa hè, cứ "chung chăn" suốt mười mấy năm qua".
(Còn nữa)
Theo Xahoi
Hà Nội: "Đạp vịt" cũng phải mặc áo phao Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cương quyết không cho phương tiện (cả trên sông, trên hồ, khu vui chơi giải trí...) xuất bến khi hành khách không mặc áo phao cứu sinh hoặc không sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân... (Ảnh minh họa) Cương quyết không cho phương tiện (cả trên sông, trên hồ, khu vui chơi giải...