Mang bầu những tháng cuối thai kỳ cần lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm này
Phụ nữ mang bầu ai cũng muốn ăn thật nhiều để em bé có đủ dưỡng chất, bụ bẫm, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu tăng cân quá nhiều trong những tháng cuối thai kỳ lại là dấu hiệu bệnh lý mà bà bầu nào cũng cần phải biết.
Lấy nhau được gần 10 năm, chị Hương (Ba Đình-Hà Nội) mới mang thai. Vì hiếm muộn nên gia đình nhà chồng chị Hương cưng con dâu hết mực. Hễ chị Hương thèm ăn uống gì là chồng chị đáp ứng ngay tức khắc.
Chỉ trong 6 tháng đầu, chị Hương tăng 9kg, tháng thứ 7 đi khám thai, chị Hương đã tăng đến 16kg. Trái với thái độ phấn khởi của vợ chồng chị Hương, sự tăng cân quá nhiều trong những tháng cuối thai kỳ cộng với biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu và phù chân của chị Hương đã khiến các bác sỹ nghi ngờ đến khả năng nhiễm độc thai nghén. Sau khi làm xét nghiệm thử nước tiểu, chị Hương nhận được kết luận là tiểu đường thai nghén.
Nếu 3 tháng cuối thai kỳ có dấu hiệu tăng cân bất thường, nhức đầu, phù chân thì sản phụ cần phải đến ngay các cơ sở y tế khám. Ảnh minh họa
Theo BS Thu Thủy, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, nếu 3 tháng cuối thai kỳ có dấu hiệu tăng cân bất thường, nhức đầu, phù chân thì sản phụ cần phải đến ngay các cơ sở y tế khám vì đây là những dấu hiệu bất thường.
Video đang HOT
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tăng cân quá nhanh trong 3 tháng cuối thai kỳ, cụ thể là quá 2kg mỗi tháng hoặc trên 1kg mỗi tuần là dấu hiệu đáng báo động vì đó là dấu hiệu bệnh lý như phù hoặc cao huyết áp.
Các dạng phù bà bầu hay mắc phải trong trường hợp này là phù trắng, phù mềm, phù từ chân đến mắt hoặc phù tăng vào buổi sáng hay chỉ đơn giản là phù chân do bị chèn ép ở tháng cuối sẽ được bác sỹ kết luận sau khi thử nước tiểu. Nếu trong 3 tháng cuối có những biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, phù chân cần phải nghĩ ngay đến khả năng nhiễm độc thai nghén.
Vậy tăng cân ở bà bầu như thế nào là chuẩn? Thông thường ở các nước Châu âu thường khuyến cáo bà mẹ nên đạt từ 11-16kg. Nhưng ở Việt Nam, khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng mức tăng cân của bà mẹ mang thai trong thời gian 9 tháng lý tưởng nhất là từ 10-12kg. Trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg và 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg. Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4kg thì người mẹ có nguy cơ đẻ bị đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai, đứa trẻ thường chỉ đạt cân nặng dưới 2.5kg. Nếu bà mẹ tăng quá nhiều lại sinh ra những đứa trẻ thừa cân và có nguy cơ phải mổ đẻ.
Bà bầu nên tăng từ 10-12kg trong suốt thai kỳ. Ảnh minh họa
Phụ nữ mang thai tăng từ 15kg trở lên dễ sinh con thừa cân (trên 3,8kg nếu trẻ sơ sinh chào đời đủ tháng). Hầu hết trẻ sơ sinh vượt ngưỡng cân nặng này đều phải được chăm sóc theo dõi chặt chẽ trong những ngày đầu. Trẻ sơ sinh càng to thì khả năng phải mổ đẻ của người mẹ càng cao, kéo theo việc mẹ chậm có sữa nuôi con, phải dùng sữa ngoài khiến sức đề kháng của trẻ yếu. Vi vậy, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo bà mẹ tăng từ 10 -12 kg là lý tưởng nhất, vì ở độ cân nặng này sẽ đảm bảo đứa trẻ sinh ra đạt cân nặng ở mức độ 3kg. Điều này có lợi ở chỗ giúp bà mẹ có đủ lượng mỡ dự trữ góp phần tạo sữa cho con bú.
Minh Châu
Theo giadinh.net
Rụng trứng là khó chịu: Có phải mãn kinh sớm?
Bạn đọc N.T.P (36 tuổi, TP HCM) hỏi: Thời gian gần đây tôi hay gặp hiện tượng khó chịu mỗi khi bước vào giai đoạn rụng trứng: Nhiệt miệng, nổi mụn, phù chân, nổi mề đay, sưng và ngứa "vùng kín"..., thường hết trong 3 ngày. Tôi lo lắng không biết đó có thể là dấu hiệu của tình trạng mãn kinh sớm hay không?
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông , Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời: Các triệu chứng đó là bình thường ở người phụ nữ trong giai đoạn rụng trứng, do sự tăng cao nồng độ một số nội tiết trong máu như estrogen, FSH, LH... và sẽ mất đi trong vài ngày. Triệu chứng phổ biến là:
- Tăng tiết chất nhầy sinh dục khiến âm đạo, âm hộ có cảm giác ẩm ướt hơn, đôi khi có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát nhẹ.
- Căng tức vùng bụng dưới hoặc có khi đau bụng dưới, đau lưng nhẹ.
- Thân nhiệt tăng nhẹ, cảm giác người nóng bức hơn.
- Tăng ham muốn tình dục.
- Ra máu thấm giọt: Ra một ít huyết âm đạo dây dính theo chất nhờn, khí hư.
- Một số triệu chứng khác ít gặp hơn như: Tăng nhạy cảm của cơ thể (nhạy hơn với một số mùi, vị; tăng cảm giác da hoặc ngứa nhẹ...), đau đầu nhẹ, cảm giác mập ra nhanh chóng, chân sưng nhẹ...
Nếu kinh nguyệt của bạn vẫn còn thường xuyên và đều đặn thì chứng tỏ buồng trứng vẫn còn làm việc tốt, đó không phải là biểu hiện của thời kỳ tiền mãn kinh như bạn lo lắng. Giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có một số biểu hiện khác như: Rối loạn kinh nguyệt, cơn bốc hỏa; các triệu chứng tâm thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu...
Những người nhạy cảm với sự thay đổi nội tiết như bạn thì có thể kèm cả hội chứng tiền kinh (đau bụng và khó chịu trước khi hành kinh).
Những ngày rụng trứng và những ngày sắp hành kinh, bạn cần lưu ý nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, tránh chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá...), gia vị cay nóng, tắm nước ấm, có thể uống thêm ít thảo dược Đông y dạng an thần, giữ vệ sinh sinh dục để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa, uống đủ nước... Nếu các triệu chứng không giảm hoặc quá nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt thì nên đi khám phụ khoa để được các bác sĩ khám và loại trừ các bệnh lý khác, tư vấn và điều trị.
Thu Anh ghi
Theo nguoilaodong
Loại quả này tràn ngập trong mùa hè nhưng không phải ai cũng biết cách ăn để tránh bị nóng và tăng cân PGS.TS Nguyễn Thị Lâm đưa ra những cảnh báo khi ăn xoài để bạn tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình vào mùa hè này. Mùa hè là thời điểm tiết trời nóng nực, oi ả nhất trong năm. Nhưng cũng chính trong thời tiết này, chúng ta lại bị cám dỗ bởi nhiều loại hoa thơm trái ngọt....