Mandy Phim kinh dị “hack não” không kém Hereditary
Đâu chỉ có Hereditary mới là phim kinh dị khiến người xem “đau não”, Mandy – bộ phim có sự tham gia của Nicolas Cage cũng làm khán giả “mệt mỏi” chẳng kém khi có khá nhiều chi tiết hơi khó hiểu. Nhưng nếu hiểu các chi tiết này thì bạn sẽ hiểu bộ phim được tán dương bằng tràng pháo tay dài 5 phút ở Liên hoan phim Cannes, cũng không phải không có lý do.
Nếu bạn chưa hiểu bộ phim, thì bài viết này có thể sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc phần nào, đồng thời còn có một số chi tiết thú vị khác được nhà làm phim lồng ghép mà chưa chắc bạn đã nhận ra hết.
Các chương trình TV trong phim
Trong phim, có một đoạn quảng cáo phô mai Cheddar Goblin được chiếu trên chiếc TV. Đoạn quảng cáo này được Chris ‘Casper’ Kelly đạo diễn, ông cũng là người đạo diễn cho bộ phim ngắn Too Many Cooks (2014).
Đoạn quảng cáo phô mai Cheddar Goblin có thật ngoài đời. (IMDb)
Bộ phim mà Red và Mandy đang xem đầu phim là Nightbeast (1982).
Một số hiệu ứng, phân cảnh mang phong cách của riêng đạo diễn
Hiệu ứng “Panaflares”: đưa ánh sáng đèn LED nhỏ đến gần rìa của lens máy quay nhằm “làm mềm” và khiến khung hình trông “mờ ảo” (milky).
High Film Grain: Tăng các hạt mịn li ti xuất hiện trong khung hình, nhằm tạo cảm giác hoài niệm và tăng giá trị nghệ thuật của phim.
Các nhân vật thỉnh thoảng nói chuyện bằng chất giọng kỳ lạ, trầm ồ (Tương tự như tiếng của nhân vật khi bị quỷ ám trong các phim kinh dị trừ tà).
Cảnh lửa trại và cảnh Nicolas Cage sử dụng LSD, sau đó bị ảo giác.
Jeremiah Sand lấy cảm hứng từ Charles Manson ngoài đời
Jeremiah Sand lấy cảm hứng từ Charles Manson ngoài đời. (IMDb)
Có nhiều sự tương đồng giữa Jeremiah Sand và lãnh đạo dị giáo Charles Manson ngoài đời. Charles Mansion là kẻ đã thực hiện vụ án mạng giết chết 7 người, trong đó có nữ minh tinh Sharon Tate. Sharon Tate sẽ do Margot Robbie hóa thân thành trong bộ phim Once Upon a Time in Hollywood của Quentin Tarantino.
Giống như Sand, Manson cũng là một nhạc sĩ thất bại và cảm thấy bị sỉ nhục nặng nề khi âm nhạc của mình bị chê bai. Sand gọi nạn nhân của mình là “những con lợn”, Manson và các tín đồ của hắn cũng thế. Chất cấm cũng được sử dụng trước khi tiến hành các hành động bạo lực.
Nicolas Cage ban đầu được nhắm cho vai phản diện
Nicolas Cage ban đầu được chọn đóng vai Jeremiah Sand. (IMDb)
Nicolas Cage ban đầu được nhắm cho vai Jeremiah Sand, nhưng ông không thích và muốn được đóng vai Red. Đạo diễn Panos Cosmatos nói rằng đây là câu chuyện đối đầu giữa già và trẻ, nên cả 2 không đi đến được quyết định chung. 1 năm sau, câu chuyện phim được mở rộng, đi sâu vào nỗi mất mát tình yêu, cảm thấy có liên quan nhiều đến cuộc sống của bản thân, họ cuối cùng cũng đi đến được một quyết định chung, và Panos tự tin rằng Nicolas có thể vào vai Red trọn vẹn.
Cảnh cưa máy
Trong phim, Red có dùng cưa máy đấu với một kẻ trong phái dị giáo. Khởi đầu của phân cảnh tương tự như trong Phantasm II, còn toàn bộ phân cảnh sau thì được thực hiện nhằm vinh danh bộ phim Texas Chainsaw Massacre 2.
Cảnh cưa máy trong phim trông có vẻ quen quen nhỉ? (IMDb)
Nhân vật Mother Marlene lúc hỏi Mandy sống ở đâu, cô trả lời là gần Crystal Lake, đây cũng là tên hồ nước trong phim Friday the 13th (Thứ Sáu Ngày 13), như nhắc đến nhân vật Jason Voorhees, tên giết người hàng loạt nổi tiếng.
Trích dẫn trong phim
Gần cuối phim, trước khi giết Jeremiah, Red nói với hắn ta rằng kẻ tâm thần chết đuối trong dòng sông mà các nhà thần học bơi lội qua dễ dàng. Đây là một câu trích dẫn từ câu nói của nhà thần học Joseph Campbell: “ The psychotic drowns in the same waters in which the mystic swims with delight.” Ý nói có một ranh giới rõ ràng giữa tâm thần và tâm linh.
Video đang HOT
Phim có đặt ra câu hỏi về ranh giới giữa siêu nhiên và ảo giác. (IMDb)
Cuối phim, khi Jeremiah cầu xin Red Miller đừng giết mình, hắn nói “I’ll suck your cock.” Câu này lấy từ truyện ngắn Killing Nazis của nhà văn người Hi Lạp Nikos Kalpakis. Có cảnh khi một nhân vật quỳ xuống và cầu xin tha mạng, đồng thời nói câu thoại y hệt.
Vũ khí của Red có hình dạng tương tự chữ L trong từ Celtic Frost. (IMDb)
Vũ khí hình chiếc rìu do Red rèn ra để mang đi trả thù là biểu tượng tưởng nhớ đến ban nhạc metal huyền thoại Celtic Frost. Chiếc rìu này có phần giống một lưỡi hái, ngụ ý Red trở thành tử thần khi ra tay giết những kẻ đã sát hại Mandy.
Red Miller
Tên của nhân vật là Red (màu đỏ), liên quan đến tông màu đỏ được sử dụng rất nhiều trong phim.
Màu đỏ và tím
Phim sử dụng 2 tông màu nổi bật nhất là đỏ và tím, mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng khác biệt.
Màu đỏ: Năng lượng, sự quyến rũ, sức mạnh, sự tức giận, nguy hiểm, bạo lực. Phim sử dụng tông màu đỏ trong các cảnh đối đầu. Cảnh Mandy đi giữa nền trời đỏ, ngang qua mặt Jeremiah Sand báo hiệu sự hấp dẫn, quyến rũ mà Jeremiah cảm thấy khi gặp Mandy, đồng thời báo hiệu sự nguy hiểm đến với cô trong các cảnh sau.
Màu tím: tâm linh, tham vọng, bí ẩn. Tông màu này được sử dụng khi Jeremiah cho mình là Chúa Trời và muốn Mandy phục tùng mình.
Poster phim có đủ 3 yếu tố quan trọng: hình tam giác, màu đỏ và màu tím. (IMDb)
Biểu tượng tam giác trong phim
Nhà nguyện ở cảnh cuối khi Red và Jeremiah đối đầu nhau, có hình tam giác. Hình tam giác là biểu tượng của nguyên tố lửa, liên kết với việc Mandy bị thiêu sống, kết phim là nhà nguyện và Jeremiah bị Red phóng hỏa. Hình tam giác ấy cũng biểu tượng cho bộ ba các yếu tố như Linh hồn – Lý trí – Cơ thể, Quá khứ – Hiện tại – Tương lai, Suy nghĩ – Cảm giác – Cảm xúc…
Con số 44 trên chiếc áo của Red
Con số 44 trên chiếc áo của Red có thể đang nói đến cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành của Mark Twain – The Mysterious Stranger, trong đó có một nhân vật được gọi là No. 44 (Số 44) xuất hiện, và sử dụng sức mạnh siêu nhiên của mình để phơi bày sự tồn tại vô ích của loài người. Red có nói đây là chiếc áo anh yêu thích vì lần đầu gặp Mandy, anh mặc chiếc áo này.
Số 44 cũng không phải tự nhiên mà xuất hiện. (IMDb)
Ngoài ra, con số 44 còn có ý nghĩa tôn giáo là các thiên thần đang ở cạnh bạn lúc này. Khi chiếc áo bị một tên trong Black Skull xé rách, ý nói Mandy đã chết, thiên thần của Red đã không còn ở cạnh anh.
Seeker of the Serpent’s Kiss và chiếc áo Mandy mặc
Cuốn sách mà Mandy đọc đầu phim – Seeker of the Serpent’s Kiss, là cuốn sách giả. Thật ra thì đây là tên một bài hát được phát trong cảnh đó, do Jóhann Jóhannsson, nhà soạn nhạc của phim, sáng tác.
Cuốn sách mà Mandy đang đọc thực chất là tên một bài hát. (IMDb)
Phân đoạn này, cô cũng mặc chiếc áo màu đen có hình ngôi sao 5 cánh ngược. Ngôi sao 5 cánh ngược mang nhiều ý nghĩa trong tôn giáo, được cho là tượng trưng cho quỷ dữ hoặc con người bị thể xác và dục vọng kiểm soát. Ở đây có thể mang ý nghĩa báo hiệu sự xuất hiện của Black Skulls.
Black Skulls
Black Skull tượng trưng cho quỷ dữ. (IMDb)
Black Skulls tượng trưng cho quỷ dữ. Trong tôn giáo thì giao kết giữa người và quỷ có thể được lập bằng cách dùng máu và vật hiến tế. Black Skulls uống máu mà Brother Swan đưa cho, sau đó bắt cóc Mandy và Red về cho Jeremiah Sand. Vật hiến tế là thanh niên trông mập mạp mà Jeremiah gọi là “Fuck Pig”.
Amulet of the Weeping Maze
Bài hát mà Jeremiah Sand bật trong cảnh hắn đang cố quyến rũ Mandy có tên Amulet of the Weeping Maze, được phát hành trên trang Bandcamp ngoài đời và trở thành bài hát bán chạy nhất trên trang sau khi phim ra mắt. Đồng thời, trên single ấy còn có một track dài 17 phút dưới phong cách phỏng vấn mang tên My Journey, cùng những chi tiết về cuộc đời của Jeremiah và góc nhìn của hắn về thế giới và Chúa Trời.
Con cừu non bị chết trong rừng
Cảnh con cừa non bị chết lấy cảm hứng từ Sự Im Lặng Của Bầy Cừu. (IMDb)
Cảnh đầu phim khi Mandy đi xuyên qua một khu rừng và thấy một con cừa non bị chết, được lấy cảm hứng từ một cảnh trong phim The Silence of the Lambs – Sự Im Lặng Của Bầy Cừu khi Clarice kể lại cho Hannibal Lecter câu chuyện về tuổi thơ cô. Cha cô bị giết lúc cô mới 10 tuổi. Cô được gửi đến sống cùng họ hàng tại một trang trại ngựa và cừu ở Montana. Một buổi sáng thức dậy, cô kinh hoàng khi nghe tiếng bầy cừu bị giết, tiếng kêu của chúng nghe như tiếng trẻ con, cô đã quá hoảng sợ và bỏ chạy, và cố gắng cứu ít nhất một con cừa. Mandy sau đó cũng kể với Red về chuyện cha cô đã chỉ cho cô và bọn trẻ cách giết bầy chim nhỏ (starling) mà ông rất ghét. Câu chuyện đó cũng tương tự như chuyện của Clarice khi Mandy bỏ chạy và cố cứu một con chim non còn lại. Họ của Clarice là Starling trong series về Hannibal Lecter.
Con hổ trong phim
Bản vẽ của Mandy có một tấm Red và con hổ lồng làm một. Ở cảnh Red tìm đến The Chemist để truy tung tích của Jeremiah Sand, The Chemist nói rằng nếu con hổ yên thì hắn biết mọi chuyện sẽ ổn, ý nói hắn biết chắc mình sẽ được sống. Red sau đó đúng là đã tha mạng cho hắn.
Thoại của nhân vật trong phim
Trước khi Brother Swan bị giết, hắn nói một câu rằng “Better to burn out than to fade…”. (Tạm dịch: Thà cháy rực sáng, còn hơn là tàn lụi…”), đây là một câu trong bài hát Hey Hey, My My của Neil Young, đồng thời cũng là một câu xuất hiện trong lá thư tuyệt mệnh của ca sĩ nhạc rock huyền thoại Kurt Cobain trước khi anh tự vẫn. Câu đầy đủ là “It’s better to burn out than to fade away.”
Phim có nhiều lời thoại được trích dẫn. (IMDb)
Tông màu xanh lá
Tông màu xanh lá trong phân cảnh thể hiện bằng nét vẽ anime lúc Mandy rút ra một bộ xương từ thân của một con quái vật, là để vinh danh hình ảnh quả cầu xanh phát sáng trong bộ phim Heavy Metal (1981).
Bạn còn phát hiện chi tiết nào thú vị nữa không?
Theo moveek.com
Loạt "bom tấn" phim kinh dị sẽ ra rạp trong mùa Halloween năm nay
Nhiều bộ phim kinh dị sẽ ra rạp trong mùa Halloween năm nay giúp khán giả thỏa sức lựa chọn.
Phim "Người bất tử" của đạo diễn Victor Vũ
Khởi chiếu: 26/10
Một dự án đầy tham vọng của đạo diễn Victor Vũ khi anh quyết định kể câu chuyện về những con người muốn tìm đến ma thuật để chống lại tự nhiên, thỏa mãn lòng tham và sự thù hận.
Phim xoay quanh cuộc đời trăm năm biến cố của nhân vật chính Hùng, Victor Vũ dẫn dắt người xem vào một hành trình tâm linh kì bí với những cuộc chiến đấu sống còn trong nỗ lực có được có được phép trường sinh bất tử. Nhưng đằng sau đó, những giằng xé nghiệt ngã của nội tâm, nỗi bi kịch của kẻ phải chứng kiến những người thân thiết cứ theo nhau từ giã cõi đời còn đau đớn hơn vạn lần.
Bất tử là món quà hay sự trừng phạt của tạo hóa, chỉ có người trong cuộc mới thực sự thấu hiểu. Phim được dàn dựng công phu với hình ảnh đất nước và văn hóa Việt qua nhiều giai đoạn lịch sử, các màn võ thuật, cháy nổ bắt mắt và kỹ xảo độc đáo.
The Pool - "Hồ bơi tử thần" của Đạo diễn Ping Lumprapeng
Khởi chiếu: 12/10
Đây là dự án điện ảnh đình đám của Thái Lan trong nửa cuối năm 2018 với nội dung không hề đơn giản như công chúng vẫn hình dung mà có đầy đủ các pha hành động hấp dẫn cùng nhiều màn tâm lý cực kỳ "hại não".
"The Pool" bắt đầu từ một ngày đẹp trời khi cặp đôi Day và Koy đang tận hưởng kỳ nghỉ vui vẻ bên hồ bơi sâu đến 6 mét thì nó bất ngờ bị rút cạn nước và họ phải tìm cách sống sót trong quãng thời gian dài cùng một con cá sấu dữ tợn, không hiểu đã xuất hiện trong đó từ bao giờ.
Theo đạo diễn Ping Lumprapeng, phim chắc chắn mang đến cho khán giả cảm giác căng thẳng, lo âu, ngột ngạt bởi ranh giới giữa sống và chết chợt mỏng manh hơn bao giờ hết và những kỹ năng sinh tồn chính là chìa khóa để vượt qua nghịch cảnh.
Phim Mara - Mara kẻ không ngủ của Đạo diễn Clive Tonge
Khởi chiếu: 19/10
Đạo diễn Clive Tonge đã tái hiện trải nghiệm kinh hoàng của hiện tượng bóng đè lên màn ảnh. Cơ thể "nạn nhân" hoàn toàn tê liệt, căng cứng, không thể hoạt động. Họ rất cố gắng thoát khỏi tình trạng này nhưng hoàn toàn bất lực. Thậm chí, họ cảm nhận được sự dịch chuyển của thế giới bên ngoài cơn ác mộng nhưng lại bị giam cầm trong chính giấc mơ của mình.
Nỗi sợ hãi này đã được biểu tượng hoá thành hình ảnh ác quỷ Mara trong tác phẩm. Mara phần nào chịu ảnh hưởng từ bộ phim kinh điển "A Nightmare On Elm Street" nhưng ở đây, cơn ác mộng đã bước ra đời thực và đạo diễn Clive Tonge vốn nổi tiếng với những bộ phim ngắn không dành cho người yếu tim hoàn toàn biết cách hù dọa khán giả trong suốt 90 phút đồng hồ.
Pha trộn với một chút yếu tố điều tra - phá án, cộng thêm sự xuất hiện của Bondgirl Olga Kurylenko, Mara hoàn toàn đủ khả năng để trở thành phần mở đầu cho một series đình đám giống như "Insidious" hay "The Conjuring".
A Simple Favor - Lời thỉnh cầu bí ẩn của Paul Feig
Khởi chiếu: 19/10
Với nội dung phần nào khiến người xem liên tưởng đến "Gone Girl", phim có nội dung tương đối phức tạp, xoay quanh một nữ vloggers sống ở vùng ngoại ô, vì điều tra vụ mất tích của cô bạn thân giàu có mà phát hiện ra những âm mưu ghê gớm liên quan đến tính mạng và số tiền lên đến hàng chục triệu USD.
Lần đầu tiên thử sức ở thể loại trinh thám kết hợp một chút kinh dị, đạo diễn Paul Feig tiếp tục được ca ngợi khi cho khán giả chứng kiến một câu chuyện u uất về tình yêu, lừa dối, phản bội với rất nhiều nút thắt, rất nhiều cú xoay chuyển kịch bản bất ngờ nhưng hợp lý.
Diễn xuất tuyệt vời của Anna Kendrick và Blake Lively cũng là yếu tố quan trọng để phim "A Simple Favor" khách tại thị trường Bắc Mỹ. Rất đáng xem với những người từng yêu thích các phim như "Gone Girl" hay "Girl On The Train".
Phim Monstrum - Săn lùng quái thú của Heo Jong-ho
Khởi chiếu: 19/10
Kết hợp hai yếu tố ăn khách của điện ảnh Hàn Quốc thời gian vừa qua là cổ trang và quái vật, các nhà sản xuất dựa vào những ghi chép ít ỏi từ triều đại Joseon để tạo ra một con quái vật khổng lồ chuyên gieo rắc kinh hoàng cho dân chúng và cuộc săn lùng quy mô do tướng quân Yum Kyum cầm đầu.
Nhà sản xuất Jung Tea-won đã đặt nhiều kỳ vọng vào "Monstrum" bởi theo ông, vẫn chưa có một con quái vật nào thực sự xuất sắc từ sau "The Host" (2006) và "Monstrum" mang đến cho khán giả những hình ảnh chân thực, sống động với kỹ xảo hiện đại, những màn chiến đấu long trời lở đất và cả những bí ẩn đằng sau thân thế của các nhân vật chính.
"Monstrum" phức tạp hơn những gì khán giả hình dung sau khi xem xong trailer, nhất là khi nó còn liên quan đến câu chuyện chính trị phức tạp dưới thời vua Jung Jong.
Phim Hex - Người tình quỷ ám của Rudolf Buitendach
Khởi chiếu: 26/10
Bộ phim xoay quanh câu chuyện tình cuồng nhiệt lại vừa rùng rợn, thể hiện các yếu tố tâm linh Á Đông qua góc nhìn điện ảnh hiện đại của phương Tây. Phim không chỉ đem đến nỗi sợ hãi về sự hung ác, nham hiểm của các thực thể quỷ ám mà còn là bài học cay đắng về một tình yêu "quá nhanh quá nguy hiểm".
Bối cảnh của phim chủ yếu diễn ra trong vùng rừng núi Đông Nam Á hoang vu, khi cơ thể nhân vật nữ chính bị quỷ dữ chiếm đoạt và bạn trai của cô phải đứng trước những lựa chọn vô cùng nghiệt ngã. Đây là một trong những phim hiếm hoi khai thác ma thuật huyền bí "trừ tà chữa bệnh" của người Campuchia.
Phim cũng được ghi hình bên trong một trong những hang động được cho là có nhiều ma ám nhất trên thế thế giới - để tạo ra bầu không khí sợ hãi và những hình ảnh chân thực nhất cho khán giả.
Phim Goosebumps 2: Haunted Halloween - Câu chuyện lúc nửa đêm 2: Halloween quỷ ám của Ari Sandel
Khởi chiếu: 26/10
Một lần nữa, những cuốn sách của nhà văn R.L. Stine đã bị phong ấn lại được mở ra và hàng loạt yêu ma quỷ quái tiếp tục trỗi dậy, nhuộm đen đêm đáng sợ nhất trong năm: Halloween. "Goosebumps 2" dù đáng sợ nhưng vẫn là bộ phim hướng đến nhóm khán giả gia đình, khơi gợi bản tính tò mò, máu khám phá của trẻ nhỏ, và sự giao thoa giữa hai yếu tố kinh dị và hài hước chắc chắn mang đến nhiều điều thú vị bất ngờ.
Với kỹ xảo vô cùng xuất sắc cùng dàn diễn viên nhí được yêu thích, "Goosebumps 2" hứa hẹn sẽ nối tiếp thành công vang dội của tập đầu tiên, giúp người xem có một đêm Halloween "vừa căng thẳng vừa phải cười đến rụng tim".
Theo petrotimes.vn
Bức poster phim được đấu giá kỷ lục Một bức poster chính gốc quý hiếm của bộ phim kinh dị The Mummy (Xác ướp) công chiếu năm 1932 đang được bán đấu giá trên mạng với giá khởi điểm là 950.000 USD (hơn 22 tỉ đồng). Reuters dẫn thông báo của nhà đấu giá Sotheby's (Mỹ) cho biết bức poster in thạch bản có thể được mua với giá từ 1...